CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Phật tánh không nay không xưa

Phật tánh không thêm, không bớt, không thừa

Người thấy sanh tử dây dưa

Hai thứ không chạm chỗ xưa Niết Bàn.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm

Chẳng quán, chẳng tưởng nhận liền tánh nghe

Tánh nghe, tánh thấy là bè

Đưa Người Thanh tịnh về miền quê xưa.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Như Lai dạy rõ cụ rằng

Ngọc châu như ý ở hằng nơi ta

Dù tìm được gần hay xa

Ngọc châu như ý thật là bỏ đi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

​-Tri kiến lập tri tức vô minh bổn  

Tri kiến bất lập tri, tức tánh Niết Bàn.  

-Thiền tông không quán tưởng cầu  

Ngồi thiền vạn kiếp vẫn sâu luân hồi.​

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Vọng tưởng mà cầu huyền linh

Là tìm sanh tử để mình vui chơi

Thiền tông Phật bảo mình thôi

Thôi đi tất cả luân hồi không theo.

 

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Tu Thiền mà Quán hay cầu

Chẳng khác đốt lửa giữa bầu bão giông

Thiền tông mà cố dụng công

Dụng công mà được bỏ sông cho rồi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Cuộc sống hiện tại của ông

Là sống Nhân quả nên ông khổ sầu

Dù sống cao sang đến đâu

Cũng là luân chuyển không đâu an nhàn.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

ĐẦU TIÊN NHƯ LAI THUYẾT ĐẠO MẦU

CÁC ÔNG TRIỆT NGỘ CHỖ THÂM SÂU

NHƯ LAI MỪNG CÁC ÔNG THẤU HIỂU

NGỌC CHÂU NHƯ Ý CHẲNG TÌM, CẦU

ĐỨC LỤC TỔ HUỆ NĂNG DẠY

BỒ ĐỀ VỐN KHÔNG CÂY

SÁNG KHÔNG PHẢI NHỜ ĐÀI

XƯA NAY KHÔNG PHẢI VẬT

CHỖ NÀO DÍNH BỤI NHƠ.

NĂM ANH EM NGÀI KIỀU TRẦN NHƯ NÓI

DỤNG CÔNG TÌM KIẾM PHẬT LÀM CHI

TRỰC NHẬN CHÂN TÂM NGỘ TỨC THÌ

TRẦN KIA SAO SUYẾN PHẢI LÌA BỎ

TÂM KIA TỊNH SÁNG NHẬN NGAY ĐI.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

THIỀN THANH LÀ NHẤT TỰ THIỀN

BUÔNG, DỪNG, THÔI, DỨT HẾT LIỀN TỬ SANH

Ở TRONG VẬT LÝ ĐUA TRANH

ĐUA TRANH CÀNG MẠNH TỬ SANH, KÉO MÌNH.

ĐỨC PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG DẠY

THIỀN TÔNG THANH TỊNH MÀ TÙY DUYÊN

ĐÓI ĐẾN THÌ ĂN MỆT NGỦ LIỀN

TRONG NHÀ CÓ BÁU THÔI TÌM KIẾM

ĐỐI CẢNH VÔ TÂM CHỚ HỎI THIỀN.

Các bài khác
“Tạo nhiều phước dương cũng chỉ quẩn quanh trong Nhà lửa Tam giới!”

 

          Kính thưa Quý vị!

          Theo Thiền tông học Nhà Phật, quy luật nơi Tam giới này là sự cuốn hút Âm Dương duyên hợp mà tạo ra vạn vật, các cõi vô hình hay hữu hình, Âm Dương luân chuyển tạo thời gian, thời tiết nên phải đi theo chu kì: Thành - Trụ - Hoại - Diệt, tức quy luật luân hồi (luân là luân chuyển, hồi là quay lại vị trí cũ). Đức Phật dạy: Con Người là Trung tâm của luân hồi, vì con Người sử dụng cái Tưởng là mạnh nhất, chỉ cần khởi vọng niệm dù rất nhỏ, thì sự cuốn hút vật lí đã đưa sóng điện từ này đi luân hồi rồi. Hơn nữa, với 16 thứ tánh Người, trong đó cái Tưởng, Tham, Ác là mạnh nhất nên chỉ có con Người mới tạo nghiệp để đi trong lục đạo luân hồi mà thôi. (Ngoài ra quả báo nặng vô cùng là con đường số 7: Đi làm Hoa báo). Quy luật luân hồi này không trừ một ai khi sống ở trên Trái đất này, vì thế nên: “ Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”. Các vị Bồ Tát họ đã Giác ngộ lời Phật dạy nên họ hiểu nhân quả, họ không gieo nhân để không thọ quả xấu, ngược lại con người vì không Giác ngộ nên họ cứ mặc tình gieo nhân, đến khi gặt quả xấu họ mới đau khổ, nói theo ngôn ngữ vật lí là các vị Bồ Tát họ biết phòng “bệnh nhân quả”, còn chúng sinh thì u mê nên thọ nhận tất cả đến khi lâm trọng bệnh rồi thì phải chấp nhận, chứ họ cũng chẳng thèm uống thuốc để hết “bệnh nhân quả”.

  1. Tạo phước dương, khi hưởng hết phước lại vẫn chìm nổi trong "Tam giới vô an du như Hỏa trạch”

Xin nhắc lại lời Đức Phật đã dạy: Con người là trung tâm luân hồi. Khi đang sống trên Trái đất này, muốn đi vào nẻo nào trong Tam giới thì phải tạo nghiệp đó, cũng như tạo ra làn sóng điện từ tương ứng với cõi đó. Huyền kí của Đức Phật, truyền theo dòng Thiền tông đã chỉ rất rõ các cõi vô hình hưởng phước dương do Người ấy tạo ra khi sống trên Trái đất, đó là các cõi Trời Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới (và sáu nước Tịnh Độ). Còn ngược lại, Người tạo phước Âm thì hết duyên sống trên Trái đất thì sinh vào cõi Thần (A-Tu-La), Người tạo ác đức thì khi hết duyên sống trên Trái đất sẽ đi vào cõi thấp là Ngạ quỷ, Súc sinh, hoặc Địa ngục để trả quả xấu. Nếu không tạo phước dương, không tạo phước âm, không tạo ác đức thì khi hết duyên sống trên Trái đất sẽ quẩn quanh trong dòng tộc để thay phiên nhau trả nợ hay đòi nợ nhau.

          Khi sống trên Trái đất này tạo ác đức thì ta không cần phải bàn nữa, quả xấu là hiện tiền. Không tạo phước Âm, phước Dương thì quẩn quanh trong dòng tộc thay phiên nhau, khi làm ông, bà, cha, mẹ, khi lại làm con, cháu,...Nếu biết rõ điều này chắc Quý vị cũng chẳng muốn quanh quẩn trong dòng tộc để trả nợ hay đòi nợ nhau. Nếu tu hành mà ham muốn sự linh thiêng và tạo phước Âm, thì khi hết duyên sống nơi Trái đất này sẽ sinh vào cõi Thần. Loài Thần có vô số loài được làm ở vị trí nào là tùy theo nghiệp phước âm mình đã tạo. Tánh Thần là ưa làm ra những hiện tượng lạ hù dọa để được loài Người cúng cho ăn, khi hết kiếp làm Thần, trở lại làm Người để tiếp tục tạo nghiệp, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi.

          Nếu khi sống trên Trái đất này mà tu hành và tạo phước Dương nhiều và hằng ngày mong muốn về các cõi Trời, thì khi hết duyên sống trên Trái đất này, họ được vãng sanh về các cõi Trời để hưởng phước Dương. Còn sanh vào cõi Trời nào và tuổi thọ bao nhiêu là do nghiệp của mình đã tạo. Khi hết tuổi thọ ở các cõi Trời phải trở lại làm Người, tiếp tục tạo nghiệp để đi luân hồi, nghĩa là khi thì “cao chót vót”, khi thì” ở tận đáy sâu” 

Người tu Tịnh độ, Niệm Phật rốt ráo, làm phước Thiện thật nhiều, mong muốn thật mãnh liệt, thì khi hết duyên sống trên Trái đất này được vãng sanh về Tây Phương Cực lạc, hết tuổi thọ ở đó mà không ngộ Tánh Chân của mình (“Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh”) thì trở lại làm Người tạo nghiệp để lại luân hồi. Còn ai đại duyên ngộ được tánh Chân của mình thì mới được Đức Phật A Di Đà thọ kí lại làm Người để gặp pháp môn Thiền tông tu học, mới được trở về cõi Vô Sanh (Phật giới – không sanh, không diệt, tuyệt đối Thanh tịnh, không đối đãi vì không có vật chất, cái gì cũng biết). Tuy nhiên, ngay cả khi được Đức Phật A Di Đà thọ kí, nhưng nếu không có đại duyên, đại phước thì khó gặp được Thiền tông, vì nếu trật chu kì dạy Thiền tông của các vị Phật (chẳng hạn pháp môn Thiền tông của Đức Phật Thích ca Mâu Ni dạy, 4 năm trước khi Ngài nhập diệt đến nay đã hơn 2560 năm, chỉ còn ít chục năm nữa là Thiền tông cũng không còn, phải chờ nhiều năm nữa khi Ngài A Dật Đa thành Phật (Đức Phật Di Lặc) mới dạy tiếp pháp môn Thiền tông. Như thế mới thấy rằng để gặp được pháp môn Thiền tông không phải dễ, chỉ cần trật mất cơ hội, coi như khó vô phần để trở về Phật giới.

Là một Người con của Phật, tôi muốn chia sẻ và mong muốn những Người tu Tịnh Độ hãy nghe những lời chân thật này (tôi cũng chỉ là Người may mắn đọc được Huyền kí của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông mà mạo muội chia sẻ với Quý vị mà thôi).

Nếu được làm Người, Quý vị hãy tỉnh táo để kiếp này mình Giác ngộ được lời Phật dạy, để khỏi phải trôi lăn trong lục đạo luân hồi nữa. Ngay cả lúc này Quý vị có là Chúa cõi Trời, hay vua cõi Người cũng không ai chống được quy luật nhân quả luân hồi nơi Tam giới này. Thế nên tạo nhiều phước Dương cũng chẳng phải là cứu cánh Niết bàn.

Kính thưa Quý vị!

Khi đọc Huyền kí Đức Phật và nghiên cứu Thiền tông, tôi mới thực sự hiểu câu nói của Đức Phật trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa: “Tam giới vô an du như hỏa trạch”. Xin trao đổi bằng ngôn ngữ vật lí như sau:

+ Một là, dù là ai, dù là Vua cõi Người, hay Chúa cõi Trời cũng đều chịu chung quy luật cuốn hút Âm Dương để trôi lăn trong lục đạo luân hồi mà không có ngày cùng. Vì đã là luân hồi thì vòng xoay này không có hồi kết. Khái niệm “Sướng”, “Khổ”, “Vui”, “Buồn”, “Hạnh phúc”, “Thương đau” cũng là những khái niệm vật lí luân hồi, nghĩa là ảo chứ không chân thật, vì nếu là chân thật thì nó phải thường hằng.

+ Hai là, Trái đất này, cũng như các hành tinh khác, cũng không nằm ngoài quy luật luân hồi: Thành – Trụ - Hoại – Diệt, nên tuổi thọ của nó là có hạn. Con Người sống trên Trái đất này không biết bảo vệ nó thì nó càng “đoản thọ”. Khi khai thác hết tài nguyên, phá vỡ sự cân bằng tự nhiên thì Trái đất bị “Ốm” càng nhiều, hệ sinh thái để duy trì sự sống cho con Người bị phá vỡ, dịch bệnh, thiên tai ngày càng trầm trọng, thử hỏi con Người có còn chỗ mà sống khỏe mạnh nữa không. Tại sao Đức Phật gọi thời này là Mạt Pháp chắc Quý vị đã hiểu, vài trăm năm nữa Trái Đất này bị hủy hoại (khai thác hết tài nguyên như dầu mỏ, khoáng chất, thử bom hạt nhân, đặc biệt là bom H) nên các “Pháp” bị “Mạt”, con Người trên Trái đất chết gần hết do dịch bệnh, do địa tầng Trái đất bị phá vỡ, động đất, sóng thần sẽ cuốn đi tất cả (lịch sử Nhân loại đã cho chúng ta biết nhiều nền văn minh trước đây còn Văn Minh hơn thời đại ta ngày nay, nhưng vẫn bị nhấn chìm xuống Đại tây Dương do các trận động đất, các cơn Đại Hồng thủy). Nếu Quý vị tin nhân quả, tin lời Phật dạy thì Quý vị sẽ hiểu rằng lúc đó “Thân Trung Ấm”của vô số người hết duyên sống đau khổ vô cùng! Vì sao vậy? Vì “Trung Ấm Thân” thì rất nhiều (do số Người bị chết rất nhiều, do Trung Ấm Thân ở các cõi khác trở lại Trái đất khi hết tuổi thọ chờ Đầu thai) mà không có Người sinh ra thì làm sao mà Đầu thai được! Cộng vào đó là số Người sống thì ít, chết thì nhiều thử hỏi ai nấu và cúng cho mà ăn, nên “Trung Ấm Thân” rất đau khổ. Ở trong nhà lửa Tam giới này, trước sau gì nhà cũng cháy, và nó thực sự đang cháy và sắp cháy to mà không có đội cứu hỏa nào có thể dập tắt được.

          Thế nên không thể nói sống trong Tam giới này là vui sướng được, nó là “vô an như nhà lửa vậy”

2.Chỉ có về Phật giới mới là cứu cánh rốt ráo, an nhiên Thanh tịnh.

Đức Phật và Mười phương Chư Phật có sứ mạng là giúp Người Giải thoát. Vì thương chúng sinh, các Ngài đang theo dõi chúng ta, các Ngài biết “con của các Ngài đang ở trong nhà lửa vô an mà cứ hồn nhiên, ham vui mà không biết nhà lửa đang cháy”. Nhưng các Ngài không cứu được con các Ngài được nếu chúng nó không chịu nghe lời các Ngài. Các Ngài đã dùng nhiều phương cách để thức tỉnh, để dìu dắt chúng ta về sống cùng các Ngài, nhưng với bản chất “tham, sân, si,..” mà chúng ta không chịu về với các Ngài.

Đức Bổn Sư đã từng nói: ”Ta là Phật đã thành, các ông là Phật sẽ thành!”. Vậy mà không ai tin, cứ quanh quẩn trong lục đạo mà không chịu ra khỏi Tam giới. Đức Thế Tôn cũng đã nói: ”Đồ Tể buông đao cũng thành Phật”. Lời nói của Đức Thế Tôn, nhiều Người cho rằng Ngài động viên chúng ta chứ không phải như thế. Nếu Quý vị có duyên với Pháp môn “Như Lai Thanh tịnh Thiền” thì Quý vị sẽ hiểu lời nói của Đức Phật Thích ca Mâu Ni là chân thật. Qúy vị biết tu theo Thiền tông, nghĩa là biết “Buông” thật sự thì Quý vị được Giải thoát ngay. Không dính vật chất, vô trụ với vật lí, không bị sức hút vật lí Âm Dương cuốn hút tức khắc được Giải thoát. Xóa mê lầm, vọng tưởng, để nhận ra cái Chân thật nơi Tâm mình, Quý vị sẽ hiểu lời Phật dạy là Chân thật. Quý vị không nghe lời Ngài, cứ đi tìm bên ngoài, mà sự thật nó ở ngay trong mình. Ai cũng có Phật Tánh Thanh tịnh cả, Phật tánh thanh tịnh của ai cũng như nhau: “Phật Tánh không nay, không xưa, không thêm, không bớt, không thừa”. Quý vị trực nhận Tánh Chân của mình thì Quý vị sẽ hiểu được “Vô Thượng thậm thâm vi diệu pháp”. Nếu chúng ta hiểu đươc lời Phật dạy, nhận ra được nhà lửa đang cháy, sắp cháy to thì không có cách nào khác, chúng ta phải trở về Phật giới, tức phải tu “Như Lai Thanh tịnh Thiền”, tức Thiền tông.

Xin cảm ơn Quý vị đã chịu khó lắng nghe, có gì không vừa lòng xin được lượng thứ, vì tôi chỉ là Người phàm phu đọc và ngẫm Thiền tông, mong được chia sẻ.

Xin chúc Quý vị sức khỏe, thành công!

 Nghệ An ngày 07 tháng 10 năm 2017

Người chia sẻ: Phật tử Trần Thanh Tịnh. Nghệ An.  

 

 

 

 

                                             

Từ khóa:

Bản quyền thuộc về: CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU
Website: https://www.chuatandieu.com - Email: chuathientongtandieu@gmail.com - Nơi dành cho những Người muốn Giác ngộ - Giải thoát.
            

Copyright © 2017 THIENTONG. All Rights Reserved.Design by Nina Co, Ltd
Đang online: 5 | Hôm nay: 125 | Hôm qua: 387 | Tổng truy cập: 903330
Đặt câu hỏi trực tuyến