CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Phật tánh không nay không xưa

Phật tánh không thêm, không bớt, không thừa

Người thấy sanh tử dây dưa

Hai thứ không chạm chỗ xưa Niết Bàn.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm

Chẳng quán, chẳng tưởng nhận liền tánh nghe

Tánh nghe, tánh thấy là bè

Đưa Người Thanh tịnh về miền quê xưa.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Như Lai dạy rõ cụ rằng

Ngọc châu như ý ở hằng nơi ta

Dù tìm được gần hay xa

Ngọc châu như ý thật là bỏ đi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

​-Tri kiến lập tri tức vô minh bổn  

Tri kiến bất lập tri, tức tánh Niết Bàn.  

-Thiền tông không quán tưởng cầu  

Ngồi thiền vạn kiếp vẫn sâu luân hồi.​

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Vọng tưởng mà cầu huyền linh

Là tìm sanh tử để mình vui chơi

Thiền tông Phật bảo mình thôi

Thôi đi tất cả luân hồi không theo.

 

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Tu Thiền mà Quán hay cầu

Chẳng khác đốt lửa giữa bầu bão giông

Thiền tông mà cố dụng công

Dụng công mà được bỏ sông cho rồi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Cuộc sống hiện tại của ông

Là sống Nhân quả nên ông khổ sầu

Dù sống cao sang đến đâu

Cũng là luân chuyển không đâu an nhàn.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

ĐẦU TIÊN NHƯ LAI THUYẾT ĐẠO MẦU

CÁC ÔNG TRIỆT NGỘ CHỖ THÂM SÂU

NHƯ LAI MỪNG CÁC ÔNG THẤU HIỂU

NGỌC CHÂU NHƯ Ý CHẲNG TÌM, CẦU

ĐỨC LỤC TỔ HUỆ NĂNG DẠY

BỒ ĐỀ VỐN KHÔNG CÂY

SÁNG KHÔNG PHẢI NHỜ ĐÀI

XƯA NAY KHÔNG PHẢI VẬT

CHỖ NÀO DÍNH BỤI NHƠ.

NĂM ANH EM NGÀI KIỀU TRẦN NHƯ NÓI

DỤNG CÔNG TÌM KIẾM PHẬT LÀM CHI

TRỰC NHẬN CHÂN TÂM NGỘ TỨC THÌ

TRẦN KIA SAO SUYẾN PHẢI LÌA BỎ

TÂM KIA TỊNH SÁNG NHẬN NGAY ĐI.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

THIỀN THANH LÀ NHẤT TỰ THIỀN

BUÔNG, DỪNG, THÔI, DỨT HẾT LIỀN TỬ SANH

Ở TRONG VẬT LÝ ĐUA TRANH

ĐUA TRANH CÀNG MẠNH TỬ SANH, KÉO MÌNH.

ĐỨC PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG DẠY

THIỀN TÔNG THANH TỊNH MÀ TÙY DUYÊN

ĐÓI ĐẾN THÌ ĂN MỆT NGỦ LIỀN

TRONG NHÀ CÓ BÁU THÔI TÌM KIẾM

ĐỐI CẢNH VÔ TÂM CHỚ HỎI THIỀN.

Các bài khác
Không có “Đấng sáng tạo” nào cả, mà chỉ là do lực điện từ Âm Dương!

 

Kính thưa Quý vị!

Sau khi nghiên cứu “Huyền kí của Đức Phật” truyền theo dòng Thiền tông, tôi mới thực sự tin tưởng rằng: không có một “Đấng sáng tạo” nào tạo ra vạn vật trên Thế giới này cả. Theo lời Đức Phật dạy: vạn vật trong một Tam giới (còn gọi là một Thái dương hệ) đều do cuốn hút vật lí đó là lực điện từ Âm, Dương luân chuyển tạo nên, từ vi trần đến các hành tinh, mà Đức Phật thấy trong càn khôn vũ trụ có hằng hà sa số Tam giới. Là một người nghiên cứu bộ môn vật lí – môn học nghiên cứu các quy luật vận động của tự nhiên, tôi càng thấu rõ điều này. Dưới góc nhìn của một người giảng dạy bộ môn vật lí, được soi sáng bởi chân lí của Đức Phật dạy, tôi xin mạn phép nói lên sự hiểu biết vật lí của mình về điện từ Âm, Dương chi phối các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, đặc biệt là trong bộ môn vật lí học, rất mong được sự chia sẻ của Quý vị.

Trước khi trao đổi về vấn đề này, chúng ta phải thừa nhận một điều rằng: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc Toàn Giác, Ngài đã chứng được Tam Minh, Lục Thông, là Thầy của cả các cõi Trời và cõi Người. Vì thế, những lời dạy của Ngài là chân lí trong càn khôn vũ trụ này, Ngài nhìn thấu từ vi trần đến Tam thiên, Đại thiên Thế giới. Vì thế Đạo Phật do Ngài sáng lập ra để giúp loài người Giác ngộ và Giải thoát, đã được UNESCO công nhận“đạo Phật là Tôn giáo rất khoa học, không mê tín”. Còn nhà Bác học vĩ đại nhất của thế kỉ 20 là AnBe Anh-Xtanh đã nói: “…Đạo Phật sẽ là Tôn giáo của Toàn cầu, vượt lên trên cả khoa học, đạo Phật không cần xét lại quan điểm từ đầu của mình…”. Điều đó khẳng định rằng những lời mà vị Giáo chủ của đạo Phật, cũng là Giáo chủ của cõi Ta Bà này nói ra là chân như, không cần phải bàn cãi.

Theo Huyền kí của Đức Phật truyền qua dòng Thiền tông, thì quy luật nơi thế giới này là sự cuốn hút của vật lí điện từ Âm, Dương tạo nên quy luật nhân quả luân hồi. Lực điện từ Âm duyên hợp, hút các thứ có hình tướng lại tạo thành các vật thể mà ta thấy được bằng nhục nhãn, lực điện từ Dương đẩy chúng ra để các vật không va chạm vào nhau để tạo ra một trật tự, trong tự nhiên (điều này ta thấy rất rõ ở sự quay ổn định của các hành tinh trong một Tam giới). Sự cuốn hút vật lí Âm, Dương (lực điện từ Âm, Dương) không chỉ cuốn hút các vật có hình tướng mà còn điều khiển những sự vật, hiện tượng không có hình tướng (cõi vô hình). Vì thế, có trường hợp chúng ta cảm nhận được lực điện từ Âm, Dương này bằng các giác quan, nhưng rất nhiều trường hợp ta không cảm nhận được sự cuốn hút Âm, Dương này, không đo được bằng các máy đo mặc dù khoa học đã rất tiến bộ.

Đầu tiên, tôi xin đưa ra các ví dụ về lực điện từ Âm, Dương chi phối các hiện tượng vật lí mà bất kì ai học hết bậc Trung học phổ thông cũng đã từng được học. Đó là sự tạo thành Nguyên tử, theo mô hình Nguyên tử đang được khoa học công nhận (mẫu Nguyên tử Bo) thì Nguyên tử gồm hạt nhân ở chính giữa, xung quanh có các điện tử quay theo các quỹ đạo tròn. Theo các giải thích của các nhà khoa học thì các điện tử quay xung quanh hạt nhân là nhờ lực hút điện Âm và Dương giữa điện tử (mang điện Âm) và hạt nhân (mang điện dương), nếu chỉ như vậy thì không giải thích được sự tồn tại bền vững của Nguyên tử (vì điện tử có xu hướng bị hút vào hạt nhân sẽ phá vỡ Nguyên tử – đây chính là hạt chế của mẫu hành tinh Nguyên tử Rơzepho), vì thế nên vị Bác học người Đan Mạch Nien-Bo mới bổ sung thêm hai tiêu đề (có trong Sách giáo khoa Vật lí lớp 12) để điện tử không bị hạt nhân hút vào. Tuy nhiên, không giải thích được vì sao điện tử lại không bị hạt nhân hút vào. Điều rắc rối này, nếu dựa vào lời Đức Phật dạy trong Thiền tông, ta có thể giải thích rất thuận lí như sau: lực hút giữa các điện tử và hạt nhân là lực điện từ Âm, còn lực điện từ Dương đẩy điện tử ra không cho nó chạm vào hạt nhân, tạo nên sự quay ổn định của điện tử xung quanh hạt nhân, tạo ra các hạt Nguyên tử tồn tại tương đối bền vững. Còn trong hạt nhân, các hạt nuclon (proton và nơtron) liên kết với nhau rất bền vững bởi lực hút rất mạnh mà đến thời điểm này các nhà khoa học cũng chưa tìm ra được bản chất của lực này nên họ gọi nó là lực hạt nhân. Theo lời Đức Phật dạy, thì lực hút rất mạnh đó chắc chắn là lực điện từ Âm để gắn các hạt nuclon lại tạo thành hạt nhân có kích thước rất bé là 10-15m, và các hạt proton và nơtron trong hạt nhân tồn tại không dính cứng vào nhau là nhờ lực điện từ Dương. Như vậy, có thể nói nhờ lời Đức Phật dạy mà sự giải thích Nguyên tử tồn tại tương đối bền vững là rất thuận lí và không thể khác được.

Trong chương trình Sách giáo khoa vật lí bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, chúng ta đều được biết học thuyết “Động học phân tử” về cấu tạo chất. Thuyết này cho rằng, vật chất (ở các trạng thái rắn, lỏng, khí) được cấu tạo từ các Phân tử và Nguyên tử. Giữa các Phân tử tồn tại lực hút và lực đẩy, khi chúng ở gần nhau thì có lực đẩy, khi khoảng cách giữa các phân tử tăng lên thì có lực hút. Sự thực khi nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi đã đặt ra câu hỏi là bản chất của lực hút lực đẩy này là gì, tại sao lúc thì lực hút, lúc thì lực đẩy, điều này các nhà khoa học chưa giải thích được nên họ phải áp đặt như thế. Theo lời Đức Phật dạy, sự cuốn hút vật lí tạo nên vạn vật, do đó các trạng thái tồn tại của vật chất cũng không nằm ngoài sự chi phối của điện từ Âm, Dương: lực điện từ Âm hút các Nguyên tử lại gần nhau, lực điện từ Dương đẩy chúng để không cho các hạt va chạm với nhau (trạng thái rắn). Trong trạng thái rắn các hạt luôn dao động hỗn độn xung quanh các vị trí cân bằng. Nếu nhiệt độ càng cao thì chuyển động nhiệt này càng mạnh. Điều này được giải thích theo lực điện từ Dương như sau: khi nhiệt độ tăng tức điện từ Dương tăng, lực điện từ Dương mạnh lên nên đẩy các hạt ra xa nhau làm cho tính ổn định giảm tức chuyển động nhiệt mạnh lên. Còn với không khí ta thấy rất rõ lực điện từ Âm Dương, khi không khí nóng (tức Dương mạnh) nó bay lên do lực điện từ Dương tăng đẩy các phân tử khí bay lên, khi không khí lạnh (tức Âm mạnh) đi thì lực điện từ Âm tăng lên hút chúng bay xuống thấp hơn (không khí do máy điều hoà nhiệt độ luân chuyển, sự đối lưu của không khí là một minh chứng). Trong tự nhiên ta thấy vật chất : nóng nở ra, lạnh co lại là một bằng chứng rất dễ hiểu để nói về sự cuốn hút của điện từ Âm, Dương. Khi vật chất nóng lên tức điện từ Dương mạnh lên, lực điện từ Dương đẩy các phân tử, nguyên tử ra xa nhau nên thể tích của vật tăng tức vật nở ra. Khi vật lạnh đi tức điện từ Âm mạnh lên, lực điện từ Âm hút chúng lại gần nhau làm thể tích giảm tức vật co lại.

Đó là trong vật chất vi mô, còn trong thế giới vĩ mô tức trong Thiên Hà và Vũ trụ, lực hấp dẫn giữa các Hành tinh (là trường hợp riêng của lực điện từ âm dương mà ta cảm nhận được) là lực điện từ Âm cuốn hút các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời, còn lực điện từ Dương đẩy các hành tinh để duy trì khoảng cách giữa các hành tinh. Các hành tinh quay ổn định là nhờ lực điện từ Âm Dương duy trì, được sự điều khiển của Ban Bệ Trời Tứ Thiên Vương. Sự cuốn hút vật lí Âm Dương làm cho các hành tinh quay ổn định, luân chuyển trong vũ trụ mới tạo ra thời tiết và thời gian. Trong vũ trụ sự xuất hiện các Lỗ đen quá  “bí hiểm” đối với khoa học và đang làm đau đầu các nhà Thiên văn học, họ không hiểu vì sao Lỗ đen vũ trụ lại hút được các hành tinh, bụi vũ trụ vào trong “bụng nó”, ngay cả hạt ánh sáng có khối lượng không đáng kể cũng bị hút vào. Theo lời Đức Phật dạy thì, trong vũ trụ có rất nhiều Lỗ đen, các Lỗ đen này có sự cuốn hút cực mạnh của điện từ Âm, Dương. Lực điện từ Âm rất mạnh hút mọi vật kể cả hạt ánh sáng vào trong nó cho quay tròn (cũng nhờ lực điện từ Âm, Dương) để sản xuất ra hành tinh mới. Khi hành tinh mới tương đối ổn định thì lực điện từ Dương đẩy chúng ra xa về đúng chỗ trước đây của nó (việc này cũng nhờ Ban Bệ Trời Tứ Thiên Vương điều khiển). Lỗ đen trong vũ trụ ở vai trò sản xuất hành tinh giống như Âm đạo của người nữ vậy. Khi nam nữ giao hợp cũng tạo ra lực điện từ Âm rất mạnh để hút Trung ấm thân mang Tánh Phật vào tử cung của người nữ để kết hợp với tinh của người nam và noãn của người nữ để tạo ra bào thai, hình thành một con người. Có thể nói, theo lời dạy của Đức Phật trong tập Huyền kí thì các bí ẩn trong vũ trụ đã được phơi bày rất rõ ràng.

Lực cuốn hút điện từ Âm, Dương trong cơ thể người như Đức Phật dạy là lực điện từ Dương đẩy máu đi khắp châu thân, lực điện từ Âm đưa máu trở lại Tim để tạo thành dòng tuần hoàn nuôi cơ thể. Theo nguyên tắc của bộ môn vật lí học thì có thể đo dòng điện này bằng dao động kí điện tử, máy này có chức năng ghi từ dao động cơ thành đồ thị tuần hoàn (gọi là điện tâm đồ). Đồ thị này là một đường tuần hoàn, theo nguyên tắc vật lí thì đường tuần hoàn này chứng tỏ có lực đẩy và hút tuần hoàn mới tạo ra đồ thị như vậy. Chứng tỏ, lực điện từ Âm, Dương hút và đẩy máu đi trong các mạch máu một cách tuần hoàn tạo ra dòng điện từ Âm, Dương trong cơ thể con người và cơ thể con người cũng được tạo ra và được duy trì bởi điện từ Âm, Dương.

Cuốn hút điện từ Âm, Dương, không chỉ chi phối vật chất hữu hình mà còn chi phối cả sự vật vô hình. Khoa học hiện đại ngày nay, chúng ta cũng cảm nhận rất rõ, đó là điện từ vật lí (trường hợp riêng của điện từ Âm Dương, đã được nhà Bác học Mắc Xoen đưa ra ở thế kỉ 19 một cách rất rõ ràng bằng hệ phương trình điện từ Mac – Xoen. Ông khằng định rằng điện từ trường tồn tại trong không gian kể cả chân không). Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, mà trong không gian tồn tại chằng chịt các sóng điện từ mang tiếng nói và hình ảnh đến khắp mọi nơi trên thế giới mà ta không cảm nhận được sự chằng chịt ấy của các sóng điện từ vật lí. Các máy thu thanh, thu hình, điện thoại di động, hệ thống vệ tinh truyền thông là các thiết bị phát thu sóng điện từ vật lí cho ta cảm nhận rõ sự hiện diện của điện từ vật lí trong không gian. Ngày nay khoa học kĩ thuật đã tiến bộ rất cao nên con người đã biết sử dụng lực điện từ Dương để tạo ra các lực đẩy mạnh để chế tạo ra các động cơ như xe máy,ô tô, phi thuyền, tàu bay, tên lửa đẩy vệ tinh lên quỹ đạo. Cơ chế hoạt động của các động cơ đốt trong là khi đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu xăng - không khí thì chúng bị nóng và cháy tức điện từ dương tăng lên, tạo lực điện từ dương rất mạnh là lực đẩy mạnh để truyền động đến các bộ phận chuyển động là bánh xe, hay khí nóng đẩy máy bay bay đi trong không trung.

Lực điện từ Âm, Dương cũng cuốn hút cả suy nghĩ của con người, bằng chứng là suy nghĩ cũng tốn năng lượng. Tại sao như vậy? Vì khi ta suy nghĩ (cái tưởng của Tánh người) cũng bị lực điện từ cuốn hút đưa suy nghĩ đến chỗ mà ta đang nghĩ nhờ đó mà ta biết được ta đang suy nghĩ cái gì, ở đâu, theo định luật bảo toàn năng lượng thì chắc chắn năng lượng của cơ thể bị tiêu hao. Cũng vì cái Tưởng của con người bị cuốn hút vật lí nên mới bị luân hồi. Cái suy nghĩ của con người được lực cuốn hút điện từ Âm, Dương đưa tới nơi có cùng tần số với cái suy nghĩ ấy. Đây là cái lí rất khoa học mà Pháp môn Thiền tông của Đức Phật dạy là phải biết “buông, dừng, thôi, dứt” mới không bị cuốn hút vật lí đưa đi trong lục đạo luân hồi. Để không bị luân hồi tức không bị cuốn hút bởi vật lí Âm, Dương, thì phải để tâm vật lí tự nhiên Thanh tịnh, hằng tri, không dụng công thì Tánh Phật thanh tịnh hiển lộ. Khi đã Kiến Tánh, muốn về Phật giới thì phải dùng phương tiện cũng không bị cuốn hút của vật lí Âm, Dương, đó là phải nhờ khối Điện từ Quang đủ lớn (Thanh tịnh, rất sáng và không bị cuốn hút bởi vật lí Âm, Dương). Vì vậy phải biết tạo công đức đủ nhiều hoặc vô lượng để vỏ bọc Tánh Người nhả vỏ bọc Tánh Phật ra, Tánh Phật được Tự tạivà nhờ khối Điện từ Quang này chở Tánh Phật vượt qua cửa Hải Triều Dương về Phật Giới dễ dàng.

Các lực cơ học mà bất kì ai cũng được học ở bậc Trung học phổ thông, đó là các lực tương tác giữa các vật hữu hình, các lực này là trường hợp riêng của lực điện từ Âm, Dương mà chúng ta có thể cảm nhận và đo được cường độ của nó. Lực hấp dẫn giữa các vật có khối lượng (tuân theo định luật vật lí là “định luật vạn vật hấp dẫn”) đây là lực điện từ Âm. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng đàn hồi, nếu khi vật bị nén thì lực đàn hồi xuất hiện đó là lực điện từ Dương, còn khi vật bị giãn đó là lực đàn hồi xuất hiện đó là lực điện từ Âm. Lực ma sát xuất hiện giữa hai vật khi có xu hướng trượt trên nhau, hoặc trượt so với nhau, thì đây là lực điện từ Âm.

Nói tóm lại cuốn hút điện từ Âm, Dương trong vũ trụ này tạo ra vạn vật ((Âm, Dương sanh ta thấy rất rõ từ việc tạo thành các hành tinh, động vật và con người sanh ra do va chạm mạnh giữa Âm và Dương (nam và nữ, giống đực và giống cái giao hợp tức tiếp xúc mạnh), còn thực vật sanh ra cũng do hai giao tử Âm và Dương gặp nhau)), bảo quản, duy trì và luân chuyển vạn vật, tạo ra quy luật luân hồi nơi thế giới này và trong càn khôn vũ trụ (riêng tứ đại là Đất, Nước, Gió, Lửa theo lời Đức Phật dạy là thường, nghĩa là nó có như thế từ bao giờ, vô thỉ, vô chung, còn vạn vật được tạo ra từ tứ đại là do cuốn hút vật lí Âm Dương tạo nên). Có người sẽ phủ nhận lại rằng: Có nhiều vật liệu và máy móc, thiết bị do đầu óc thông minh của con người tạo ra chứ không phải do Âm, Dương vật lí tạo nên. Xin thưa rằng: Con người sử dụng vật chất là đã dùng vật lí Âm, Dương rồi, chưa nói đến việc muốn chế tạo ra cái gì thì con người cũng phải dùng cái Tưởng để suy nghĩ, tưởng tượng ra sau đó rồi mới dùng cái Hành để sản xuất ra sản phẩm, mà đã sử dụng các Tánh người nghĩa là đã dùng cuốn hút vật lí Âm, Dương rồi, tức con người dùng cái Tâm vật lí của mình để tạo ra các vật (“vạn vật duy tâm tạo”!). Chỉ ở Phật giới (ngoài Tam giới) ở đó mới không bị cuốn hút của vật lí Âm dương, vì ở đó không có vật chất, chỉ là Điện từ Quang rất sáng và rất Thanh tịnh. Do đó, trong thế giới mà loài người đang sống này nếu sử dụng vật chất thì không có cái gì vượt ra ngoài sự cuốn hút Âm, Dương cả. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng: Không có một “Đấng Toàn năng” nào tạo ra vạn vật trong càn khôn vũ trụ này, mà chỉ do sức cuốn hút điện từ Âm, Dương đã tạo ra, từ vi trần như các hạt cơ bản, đến Tam thiên, Đại thiên thế giới.

Con người sẽ còn phải đối mặt với những hiện tượng không thể khảo sát bằng khoa học (dù khoa học hiện đại đã rất tiến bộ). Bởi lẽ khoa học thì phải nhờ vào máy móc để quan sát, đo đạc, tính toán, phân tích … Nhưng tất cả các máy móc được sử dụng trong khoa học đều là máy móc vật lí, nên chỉ quan sát và nghiêm cứu được các hiện tượng trong vật lí. Với những gì ngoài vật lí thì khoa học sẽ phải bó tay. Điều này nói lên rằng, để có lòng tin chân chánh mà tu tập trên con đường giải thoát thì không thể dựa hoàn toàn vào khoa học vật lí được.

Chúng ta đang trao đổi bằng vật lí, tức đang dùng ngôn ngữ để bàn về bản chất của Vũ trụ tức là chúng ta đang nói chuyện vật lí, trong khi đó muốn thấu rõ bản chất của Vũ trụ thì phải dùng Phật Tánh thanh tịnh (dùng Tánh Thấy, Tánh Nghe và Tánh Biết) mới có được câu trả lời chính xác, tức là không dùng vật lí được. Tuy nhiên, với mong muốn chia sẻ những điều trong cuốn “Huyền kí của Đức Phật” truyền theo dòng Thiền tông để Quý vị có thêm những kiểm nghiệm dễ hiểu bằng vật lí, để Quý vị có thêm niềm tin sâu về lời Đức Phật dạy nên tôi mới mạo muội trao đổi bằng vật lí, mong Quý vị thông hiểu.

Có thể nói rằng những lời Đức Phật dạy trong cuốn “Huyền kí của Đức Phật” truyền theo dòng Thiền tông là  kim chỉ  Nam cho những ai có nhu cầu hiểu biết chân thật về vũ trụ, con người và vạn vật trên Trái đất này (theo như  lời các Tổ sư Thiền tông thì nếu Quý vị trực nhận được Phật Tánh của mình và được rơi vào “Bể Tánh Thanh tịnh Phật Tánh”, Quý vị sẽ thấu rõ được chân lí). Còn với những ai có nhu cầu tu tập để trở về nơi Mười Phương Chư Phật sống thì đây chính là “Bảo vật” chỉ rõ con đường và công thức rất tường tận. Chúc Quý vị đạt được ước nguyện của mình.

Người chia sẻ: Phật tử Trần Thanh Tịnh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Từ khóa:

Bản quyền thuộc về: CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU
Website: https://www.chuatandieu.com - Email: chuathientongtandieu@gmail.com - Nơi dành cho những Người muốn Giác ngộ - Giải thoát.
            

Copyright © 2017 THIENTONG. All Rights Reserved.Design by Nina Co, Ltd
Đang online: 2 | Hôm nay: 514 | Hôm qua: 422 | Tổng truy cập: 914471
Đặt câu hỏi trực tuyến