CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Phật tánh không nay không xưa

Phật tánh không thêm, không bớt, không thừa

Người thấy sanh tử dây dưa

Hai thứ không chạm chỗ xưa Niết Bàn.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm

Chẳng quán, chẳng tưởng nhận liền tánh nghe

Tánh nghe, tánh thấy là bè

Đưa Người Thanh tịnh về miền quê xưa.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Như Lai dạy rõ cụ rằng

Ngọc châu như ý ở hằng nơi ta

Dù tìm được gần hay xa

Ngọc châu như ý thật là bỏ đi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

​-Tri kiến lập tri tức vô minh bổn  

Tri kiến bất lập tri, tức tánh Niết Bàn.  

-Thiền tông không quán tưởng cầu  

Ngồi thiền vạn kiếp vẫn sâu luân hồi.​

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Vọng tưởng mà cầu huyền linh

Là tìm sanh tử để mình vui chơi

Thiền tông Phật bảo mình thôi

Thôi đi tất cả luân hồi không theo.

 

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Tu Thiền mà Quán hay cầu

Chẳng khác đốt lửa giữa bầu bão giông

Thiền tông mà cố dụng công

Dụng công mà được bỏ sông cho rồi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Cuộc sống hiện tại của ông

Là sống Nhân quả nên ông khổ sầu

Dù sống cao sang đến đâu

Cũng là luân chuyển không đâu an nhàn.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

ĐẦU TIÊN NHƯ LAI THUYẾT ĐẠO MẦU

CÁC ÔNG TRIỆT NGỘ CHỖ THÂM SÂU

NHƯ LAI MỪNG CÁC ÔNG THẤU HIỂU

NGỌC CHÂU NHƯ Ý CHẲNG TÌM, CẦU

ĐỨC LỤC TỔ HUỆ NĂNG DẠY

BỒ ĐỀ VỐN KHÔNG CÂY

SÁNG KHÔNG PHẢI NHỜ ĐÀI

XƯA NAY KHÔNG PHẢI VẬT

CHỖ NÀO DÍNH BỤI NHƠ.

NĂM ANH EM NGÀI KIỀU TRẦN NHƯ NÓI

DỤNG CÔNG TÌM KIẾM PHẬT LÀM CHI

TRỰC NHẬN CHÂN TÂM NGỘ TỨC THÌ

TRẦN KIA SAO SUYẾN PHẢI LÌA BỎ

TÂM KIA TỊNH SÁNG NHẬN NGAY ĐI.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

THIỀN THANH LÀ NHẤT TỰ THIỀN

BUÔNG, DỪNG, THÔI, DỨT HẾT LIỀN TỬ SANH

Ở TRONG VẬT LÝ ĐUA TRANH

ĐUA TRANH CÀNG MẠNH TỬ SANH, KÉO MÌNH.

ĐỨC PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG DẠY

THIỀN TÔNG THANH TỊNH MÀ TÙY DUYÊN

ĐÓI ĐẾN THÌ ĂN MỆT NGỦ LIỀN

TRONG NHÀ CÓ BÁU THÔI TÌM KIẾM

ĐỐI CẢNH VÔ TÂM CHỚ HỎI THIỀN.

Quyển Chùa Thơ – Dấu ấn Như Lai thanh tịnh thiền – tác giả Hoàng Tịnh

MỤC LỤC

I. Lời nói đầuChùa Thơ 
II. Lời giới thiệu
III. Hành trình tìm đường Giải thoát
IV. Tham quan cảnh chùa
IV.1. Bảng hiệu chùa
IV.2. Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát
IV.3. Linh Sơn Hội Thượng Phật
IV.4. Đảnh tháp
IV.5. Bồ Tát Di Lặc, Tây Phương Tam Thánh
IV.6. Đức Phật Nhập Niết Bàn
IV.7. Bồ Tát Quan Thế Âm
IV.8. Thiền tông Thất
IV.9. Khai thị Thiền tông
IV.10. Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử
IV.11. Dòng chảy mạch nguồn Thiền tông
IV.12. Phù điêu Sư bà Đức Thảo
V. Chánh điện Thiền tông
V.1. Bồ tát Văn Thù Sư Lợi
V.2. Bồ tát Phổ Hiền
VI. Điện Tổ Thiền tông đặc biệt
VI.1. Tổ Bồ Đề Đạt Ma
VI.2. Lục Tổ Huệ Năng
VI.3. Sơ Tổ Trúc Lâm Yên Tử – Trần Nhân Tông
VII. Các phù điêu tại Điện Tổ Thiền tông
VII.1 Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác
VII.2. Công thức tu Thiền của phái Bắc truyền
VII.3. Công thức tu Thiền của phái Nam truyền
VII.4. Ngũ Tổ đưa Lục Tổ qua sông
VII.5. Bồ Đề Đạt Ma quay mặt vào vách
VII.6. Tỳ kheo Ni Đức Thảo
VIII. Hỏi - đáp
VIII.1. Ăn uống cân bằng Âm – Dương?
VIII.2. Tu theo Thiền tông có bắt buộc ăn chay?
VIII.3. Lời kỉnh nguyện trước khi ăn cơm?
VIII.4. Sự thật về nguồn gốc của Gói Kệ Huyền Ký?
VIII.5. Sao lại có đến 36 vị Tổ Sư Thiền tông?
VIII.6. Phật Hoàng Trần Nhân Tông khác với Phật Thích Ca và A Di Đà ở chỗ nào? Các vị Phật có khác nhau không?
VIII.7. Người tạo nhiều Công Đức dễ nhìn thấy Hải Triều Âm ?
VIII.8. Tìm hiểu về Trung Ấm Thân ?
VIII.9. Cái ĐƯỢC và MẤT của người tu Thiền tông?
VIII.10. Những vị Phật và Tổ có phải trả nghiệp không?
VIII.11. Người đạt Bí mật Thiền tông vào thời Đức Phật và thời nay có khác nhau không?
VIII.12. Thiền tông cũng nhờ tha lực Chư Phật trợ giúp sao?
VIII.13. Thiền – Tịnh cùng song tu có được không?
VIII.14. Chủ trương làm Phước nhiều người hiện nay?
VIII.15. Người có Phước nhiều khó lòng tu tập Giải thoát?
VIII.16. Lời dặn dò cho người muốn tu theo Thiền tông
IX. Kết luận
X. Biểu tượng Thiền tông
XI. Đôi vần biết ơn
XII. Lời hay
XIII. Tiểu sử chùa Thiền tông Tân Diệu

———————————————————————————————————————————–

I. LỜI NÓI ĐẦU

Được sự chấp thuận của tập thể Ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu, chúng tôi đã thực hiện tập sách ngắn này nhằm bày tỏ lòng biết ơn vô hạn của chúng tôi đối với quý chùa. Bởi lẽ, chúng tôi cũng đã đi tìm kiếm, học hỏi nhiều nơi mà chưa từng thấy nơi nào, dạy về hệ thống giáo lý nhà Phật rõ ràng và khoa học như ở đây. Từ những dẫn chứng cụ thể trong kinh điển dù hiển ý hay ẩn ý, không chỉ thuyết phục chúng tôi, mà cho đến tất cả những vị giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư, luật sư, nhà giáo, nhà văn, nhà thơ, v.v… là những vị đại diện cho tầng lớp trí thức cũng phải thốt lên sự ngạc nhiên và thán phục trước những triết lý cao sâu và khoa học của nhà Phật – nay đã được giải bày một cách rõ ràng, mạch lạc mà chùa Thiền tông Tân Diệu đã và đang truyền lại. Thật không ngờ, đã hơn 2550 năm trôi qua, mà những người phàm phu như chúng tôi lại tận tai nghe được những lời vàng ngọc, cao tột mà Đức Thế Tôn đã thuyết. Giờ đây, có thể nói chúng tôi đã thông suốt tất cả những lời dạy, cũng như hoài bão của Như Lai trong và ngoài kinh điển dù là ẩn ý. Chưa bao giờ, con đường Giác Ngộ & Giải thoát lại gần đối với chúng tôi như vậy. Ánh sáng đạo Giải thoát đã thắp lên ở cuối con đường, sau bao năm lặn lội tìm kiếm, nay đã thỏa lòng nguyện ước. Nhiệm vụ giờ đây của chúng tôi duy nhất, là tự thân bước đi những bước cuối cùng trên hành trình tìm về nguồn cội của chính mình mà thôi. Xin muôn ngàn cám ơn Đức Thế Tôn, các vị Tổ Sư Thiền tông, sư bà Đức Thảo, Thiền gia Chánh Huệ Phong và tác giả Nguyễn Nhân đã có công truyền dạy và dẫn mạch nguồn Thiền Thanh tịnh mà Như Lai để lại hơn 25 thế kỷ, từ đất Ấn xa xôi ngàn dặm về nơi đất Rồng này. Xin cám ơn Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng là giáo hội Phật giáo duy nhất trên thế giới, đã kế thừa toàn bộ 6 pháp môn gốc mà trong suốt 49 năm Như Lai đã truyền dạy, bao gồm: Thiền Tiểu Thừa, Trung Thừa, Đại Thừa, Niệm Phật, Mật chú và Thiền tông.

Thật hạnh phúc thay! Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni đã ra đời. Hạnh phúc thay! Đất Rồng chúng ta có Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hạnh phúc thay! Chùa Thiền tông Tân Diệu vẫn còn đó pháp gốc Giải thoát mà Thế Tôn đã dạy.

HOÀNG TỊNH
Trưởng đoàn viếng thăm chùa Thiền tông Tân Diệu
Mùa  xuân năm 2015.

II. LỜI GIỚI THIỆU

Kính thưa quý độc giả,

Trên hành trình tìm đường về nguồn cội của chính mình, chúng tôi cũng đã có dịp đi viếng thăm nhiều chùa trong và ngoài nước. Như ở miền Bắc Việt Nam có chùa Dâu và chùa Đậu. Ở miền Tây Nam Bộ có chùa Dơi, chùa Đèn Sáp và chùa Đất Sét. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì có chùa Gò. Còn ở miền Đông Nam Bộ, đặc biệt có một ngôi chùa, được gọi là chùa Thơ.

Danh của mỗi ngôi chùa là nói lên địa danh hay đặc điểm của ngôi chùa đó, như:

1- Chùa Dâu: Ở Bắc Ninh, tọa lạc nơi trồng dâu nổi tiếng. Chùa này do những người trồng dâu nuôi tằm xây dựng lên.

2- Chùa Đậu: Ở Hà Nội, nơi làng này có nhiều vị thi “đậu” văn bằng cao và làm quan các thời đại. Dân làng họ tự nguyện bỏ tiền ra hùn xây dựng lên ngôi chùa này. Đặc biệt hơn, ngôi chùa này có 2 vị Thiền sư đạt được “Yếu chỉ Phật Ngôn” và cũng nhận ra được “Pháp thân thanh tịnh” của quí Ngài, còn lưu lại nhục thân của mình, đó là Thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường.

3- Chùa Dơi: Ở Sóc Trăng, nơi cư trú rất nhiều những chú dơi. Vì vậy, bá tánh gần xa gọi là “Chùa Dơi”.

4- Chùa Đèn Sáp: Nơi có 2 cây đèn sáp cháy liên tục hằng nửa thế kỷ, nên có danh hiệu này.

5- Chùa Đất Sét: Ở Sóc Trăng, ngôi chùa xây dựng đầu tiên bằng đất sét, nên có danh từ lưu lại cho đến ngày hôm nay.

6- Chùa Gò: Ở Tp.HCM, xây dựng trên gò đất cao, là nơi thành lũy ngày xưa, nên dân chung quanh chùa gọi là “Chùa Gò”.

V.v…

Các chùa nói trên, nhân dân bản địa lấy đặc thù hoặc di tích hay hình ảnh của địa phương mình mà đặt tên ngôi chùa. Đây là bản sắc dân tộc của người Việt Nam.

Ví dụ, như phường Bến Nghé, quận 1, Tp. HCM, lấy danh từ kinh Bến Nghé để đặt tên cho tên phường của mình.

7- Chùa Thơ: Hiện tại ở miền Đông Nam Bộ, có một ngôi chùa, gọi là “Chùa Thơ” nhưng ít người biết đến.

Vậy, Chùa Thơ là gì?

Chúng tôi quan sát thấy ngôi chùa này, là nơi duy nhất có khắc lại rất nhiều bài kệ bằng đá của Đức Phật, của những vị Tổ Sư Thiền tông; những bài thơ của những vị đạt được “Bí mật Thiền tông”, còn lưu lại nhiều bài thơ rất hay.

Những bài kệ và thơ chúng tôi phân loại như sau:

Một: Những bài kệ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy, có tựa của 3 bài kệ:

1- Đức Phật dạy tu Thiền tông.

2- Đức Phật dạy những gì trong “Bể tánh Thanh tịnh Phật Tánh”.

3- Đức Phật dạy về “Dòng chảy của Mạch nguồn Thiền tông”.

Hai:  Những bài kệ ngộ thiền của 36 vị Tổ Sư Thiền tông: Ấn Độ – Trung Hoa – Việt Nam.

Ba: Những bài kệ của những vị Thầy đạt được “Bí mật Thiền tông” vào thế kỷ 20 và những vị Thầy kế tiếp.

Bốn: Những bài thơ của những vị trong và ngoài nước “Giác Ngộ Thiền tông”.

Vì có 4 đặc điểm nói trên, nên chùa này được gọi là “Chùa Thơ”, danh hiệu thật sự là chùa Thiền tông Tân Diệu, tọa lạc tại số 273, ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

III. HÀNH TRÌNH TÌM ĐƯỜNG GIẢI THOÁT

Thật diễm phúc thật lớn cho chúng tôi có được bộ sách quý từ người quen, từ khi lật giở từ những trang đầu cho đến những trang cuối cùng của bộ sách, đã đưa chúng tôi đến với một triết lý hoàn toàn thực tế, khoa học về đạo Giải thoát của Đức Phật Thích Ca mà từ bấy lâu nay chúng tôi mong mỏi biết được. Chúng tôi quyết định thực hiện một chuyến viếng thăm chùa Thiền tông Tân Diệu, xem thực hư ra sao? Hãy cùng chúng tôi khám phá nhé …

Đoàn chúng tôi viếng chùa có 6 người, gồm: 5 người ở miền Nam và 1 người ở Miền Bắc. Lần theo thông tin về địa chỉ chùa trong sách, kết hợp với kỹ năng tìm đường, thật không khó cho chúng tôi để đến được ngôi chùa. Chùa tọa lạc tại địa chỉ 273 ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Từ TPHCM, mất hơn 1 giờ đồng hồ, chúng tôi mới đến được ngã ba bến xe Hậu Nghĩa (tỉnh lộ 825). Theo sự chỉ dẫn của các bác xe ôm ở đây, chúng tôi tiếp tục đi thẳng con đường tỉnh lộ này độ 5 cây số nữa là đến ngã tư Tân Mỹ (cây xăng ngã tư Tân Mỹ). Từ ngã tư này, đi về hướng Đông khoảng 500 m theo đường đất đỏ, cuối cùng cũng đưa chúng tôi đến được với ngôi chùa – nơi bấy lâu nay tìm kiếm.

Xe chầm chậm dừng bánh, trước mắt chúng tôi là bảng hiệu:

Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Chùa TÂN DIỆU

Thiền tông Việt Nam

Chúng tôi bước xuống xe, dường như đã cảm nhận được không khí trong lành, cùng cây cối xanh tươi cũng như sự bình yên, thanh tịnh nơi vùng quê xa xôi hẻo lánh này. Thật không ngạc nhiên khi khung cảnh chùa thật vắng lặng, không đông đúc ồn ào như những ngôi chùa khác mà tôi đã từng viếng. Theo chúng tôi được biết, tông chỉ pháp môn Thanh tịnh thiền: “Thiền tông phải vắng lặng và thanh tịnh, ít người càng tốt, tự mình tu tập riêng cho mình, nên không tập trung đông đúc, nếu đông người sẽ mất thanh tịnh”.

Tiếp đến, chúng tôi thấy có một vị trong Ban quản trị chùa, có vẻ phúc hậu, niềm nỡ và ân cần tiếp chúng tôi, vị đại diện chùa dẫn chúng tôi tham quan toàn cảnh.

IV. THAM QUAN CẢNH CHÙA

Khuông viên chùa rộng khoảng 1000m2, phía trước là Chánh điện Thiền tông, kế bên là Thiền tông Phật Đài và Thiền tông Thất. Xung quanh ngôi chùa là cây cối xanh tươi, xa xa thấp thoáng vài ngôi nhà và xe cộ qua lại. Gió thổi vi vu, thật mát mẻ và sảng khoái biết bao!

Canh chua

Ngôi chùa Thiền tông Tân Diệu nhìn từ xa xa

IV.1. Bảng hiệu tên chùa

Mở đầu, chúng tôi có một thắc mắc đem hỏi vị đại diện chùa:

– Như chúng tôi đã có dịp viếng rất nhiều cảnh chùa trong và ngoài nước. Nhưng đa số các chùa hiện nay thông thường chỉ để bảng hiệu chùa mình, gồm 2 hàng:

* Hàng trên là Giáo hội Phật Giáo của nước sở tại.

* Hàng dưới là tên hiệu của ngôi chùa.

– Nhưng sao ở đây chúng tôi thấy có đến 3 hàng? Đặc biệt hàng thứ 3, quý chùa có nêu dòng chữ “Thiền tông Việt Nam”, liệu có gì khác biệt chăng?

Vị đại diện chùa vừa dẫn chúng tôi dạo quanh tham quan, vừa vui vẻ trả lời thắc mắc của chúng tôi:

– Thật đúng như quý vị nói, là đa số các bảng hiệu chùa hiện nay thường để chỉ có 2 hàng chữ thôi. Chắc có lẽ họ viết tắt cho ngắn gọn. Tuy nhiên, xin lưu ý là không phải chùa nào cũng như vậy, vẫn có nhiều chùa để bảng hiệu khẳng định tông chỉ của chùa mình hẳn hoi chứ. Chúng tôi xin lấy vài ví dụ điển hình như:

– Ở Lâm Đồng, có chùa để bảng Mật chú Tông.

– Ở Bà Rịa Vũng Tàu hoặc ở Bình Chánh Tp. HCM, có chùa để bảng Thiên Thai Tông.

– Ở Quận 2 Tp. HCM, có Thiền viện Nguyên Thủy hoặc ở Quận 3, Tp. HCM có chùa Kỳ Viên Theravada (Nguyên Thủy).

– Ở Bình Dương, có chùa để bảng Tịnh độ Tông, v.v…

– Việc để rõ ràng như vậy, giúp cho người đến viếng chùa hiểu rõ được tông chỉ của ngôi chùa ấy tu là theo pháp môn nào của Đạo Phật.

– Trở lại chùa Thiền tông Tân Diệu, sỡ dĩ chúng tôi có nêu hàng thứ 3 cũng là để khẳng định tông chỉ của chùa. Đó là chùa Tân Diệu chỉ tu tập duy nhất theo một pháp môn – Pháp môn Thiền tông, trong số 6 pháp môn của nhà Phật.

– Thuở xưa, khi Thái tử Tất Đạt Đa ngồi thiền định 49 ngày đêm dưới cội Bồ Đề, Ngài lần lượt chứng từ Sơ thiền, Nhị thiền, … thiền Phi Phi Tưởng và sau cùng Ngài chứng được thiền Diệt Tận Định, thấy được rất nhiều cõi. Nhưng Ngài vẫn chưa thông suốt được 4 cái thắc mắc ban đầu của Ngài:

  1. Con người từ đâu đến với thế giới này?
  2. Đến với thế giới này, để rồi tranh giành hơn thua hay sao?
  3. Đến với thế giới này, để rồi Sanh – Già – Bệnh – Chết sao?
  4. Chết rồi sẽ đi về đâu?

– Lúc này, những thắc mắc của Ngài vẫn chỉ là một màn đen u tối. Cuối cùng, Ngài buông bỏ tất cả, để tâm tự nhiên thanh tịnh, rỗng lặng và hằng tri. Không ngờ, Ngài bất chợt “bị rơi vào khoảng không mênh mông vô tận”. Thấy, Biết rõ ràng, trùm khắp, không thiếu sót chỗ nào. Ngài khi ấy chứng được Tam Minh, Lục Thông, tự giải đáp thông suốt được 4 cái thắc mắc ban đầu. Ngài tuyên bố thành Phật với đầy đủ 10 danh hiệu: 1. Như Lai, 2. Ứng Cúng, 3. Chánh Biến Tri, 4. Minh Hạnh Túc, 5. Thiện Thệ, 6. Thế Gian Giải, 7. Vô Thượng Sĩ, 8. Điều Ngự Trượng Phu, 9. Thiên Nhân Sư, 10. Phật – Thế Tôn.

– Vì Ngài là người đầu tiên khám phá ra được nguyên lý này, nên Ngài đặt tên cho cách thức tu tập này là “Như Lai Thanh Tịnh Thiền”. Trước khi nhập diệt, Ngài truyền lại pháp này cho Sơ Tổ Ma-Ha-Ca-Diếp, trên mặt bằng rộng lớn tại núi Linh Sơn, Ấn Độ. Sau này, các Tổ truyền cho nhau nên gọi là Tổ Sư Thiền, hay còn gọi là Thiền tông, vì được truyền theo dòng thiền riêng của nó.

– Ngày nay, chùa Thiền tông Tân Diệu được xây dựng như thế, là chúng tôi làm theo nguyện ước của vị Tổ sáng lập ra chùa. Tuy nhiên, vị Tổ của chúng tôi đã thực hiện theo lời Huyền Ký của Đức Phật, cũng như noi theo gương tu tập của Đức Phật Hoàng – Trần Nhân Tông của chúng ta. Sau này, Đức Phật Hoàng – Trần Nhân Tông truyền lại cho 2 đệ tử theo dòng Thiền Tông nữa, đó là Nhị Tổ Pháp Loa và Tam Tổ Huyền Quang ở rừng trúc (còn gọi là Trúc Lâm), trên Núi Yên Tử, nay thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Cho nên mới có danh từ Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử, được nhiều người biết đến như ngày hôm nay. Đức Phật Hoàng – Trần Nhân Tông được coi là vị Tổ sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam (có nguồn gốc từ Thiền tông bên Ấn Độ khi xưa), nên được gọi là Trúc Lâm Đại Đầu Đà. Ngài lấy hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (tức vị vua Giác Ngộ). Ngày nay, mỗi độ xuân về, mọi người ai ai cũng nô nức hành hương về núi Yên Tử lễ Phật, lễ Tổ như nhắc nhớ lại cội nguồn xưa kia của mình.

– Chúng tôi xin trích lời Huyền Ký của Đức Phật, về việc thể hiện tên bảng hiệu của chùa như sau:

Phần ghi pháp môn tu trong Nhà Phật có câu chuyện, khi Như Lai gần diệt độ, Ngài A Nan Đà có hỏi Đức Phật như sau:

- Kính bạch Đức Thế Tôn, sau này chúng con cất chùa để thờ Đức Thế Tôn, ngoài cửa chùa phải có bảng hiệu. Vậy, bảng hiệu ấy phải ghi như thế nào là phải?

Đức Phật dạy:

- Như Lai dạy đạo ở thế giới này có 6 pháp môn:    

- Năm pháp môn Như Lai dạy dụng công tu bằng tâm và thân của vật lý, để có kết quả theo chiều vật lý.

- Một pháp môn tu phi vật lý, để Giải thoát ra ngoài sự cuốn hút của vật chất trần gian này, để trở về sống trong Bể tánh Thanh tịnh Phật Tánh của chính mình.

Do vậy, ông phải ghi trong Huyền Ký của Như Lai, để các Tổ Sư sau thực hiện cho đúng:

Từ khóa:

Bản quyền thuộc về: CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU
Website: https://www.chuatandieu.com - Email: chuathientongtandieu@gmail.com - Nơi dành cho những Người muốn Giác ngộ - Giải thoát.
            

Copyright © 2017 THIENTONG. All Rights Reserved.Design by Nina Co, Ltd
Đang online: 1 | Hôm nay: 378 | Hôm qua: 246 | Tổng truy cập: 903169
Đặt câu hỏi trực tuyến