CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Phật tánh không nay không xưa

Phật tánh không thêm, không bớt, không thừa

Người thấy sanh tử dây dưa

Hai thứ không chạm chỗ xưa Niết Bàn.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm

Chẳng quán, chẳng tưởng nhận liền tánh nghe

Tánh nghe, tánh thấy là bè

Đưa Người Thanh tịnh về miền quê xưa.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Như Lai dạy rõ cụ rằng

Ngọc châu như ý ở hằng nơi ta

Dù tìm được gần hay xa

Ngọc châu như ý thật là bỏ đi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

​-Tri kiến lập tri tức vô minh bổn  

Tri kiến bất lập tri, tức tánh Niết Bàn.  

-Thiền tông không quán tưởng cầu  

Ngồi thiền vạn kiếp vẫn sâu luân hồi.​

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Vọng tưởng mà cầu huyền linh

Là tìm sanh tử để mình vui chơi

Thiền tông Phật bảo mình thôi

Thôi đi tất cả luân hồi không theo.

 

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Tu Thiền mà Quán hay cầu

Chẳng khác đốt lửa giữa bầu bão giông

Thiền tông mà cố dụng công

Dụng công mà được bỏ sông cho rồi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Cuộc sống hiện tại của ông

Là sống Nhân quả nên ông khổ sầu

Dù sống cao sang đến đâu

Cũng là luân chuyển không đâu an nhàn.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

ĐẦU TIÊN NHƯ LAI THUYẾT ĐẠO MẦU

CÁC ÔNG TRIỆT NGỘ CHỖ THÂM SÂU

NHƯ LAI MỪNG CÁC ÔNG THẤU HIỂU

NGỌC CHÂU NHƯ Ý CHẲNG TÌM, CẦU

ĐỨC LỤC TỔ HUỆ NĂNG DẠY

BỒ ĐỀ VỐN KHÔNG CÂY

SÁNG KHÔNG PHẢI NHỜ ĐÀI

XƯA NAY KHÔNG PHẢI VẬT

CHỖ NÀO DÍNH BỤI NHƠ.

NĂM ANH EM NGÀI KIỀU TRẦN NHƯ NÓI

DỤNG CÔNG TÌM KIẾM PHẬT LÀM CHI

TRỰC NHẬN CHÂN TÂM NGỘ TỨC THÌ

TRẦN KIA SAO SUYẾN PHẢI LÌA BỎ

TÂM KIA TỊNH SÁNG NHẬN NGAY ĐI.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

THIỀN THANH LÀ NHẤT TỰ THIỀN

BUÔNG, DỪNG, THÔI, DỨT HẾT LIỀN TỬ SANH

Ở TRONG VẬT LÝ ĐUA TRANH

ĐUA TRANH CÀNG MẠNH TỬ SANH, KÉO MÌNH.

ĐỨC PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG DẠY

THIỀN TÔNG THANH TỊNH MÀ TÙY DUYÊN

ĐÓI ĐẾN THÌ ĂN MỆT NGỦ LIỀN

TRONG NHÀ CÓ BÁU THÔI TÌM KIẾM

ĐỐI CẢNH VÔ TÂM CHỚ HỎI THIỀN.

Quyển 7: Đức Phật dạy Tu Thiền tông và Công thức Giải Thoát

MỤC LỤC

701. Lời nói đầu
02. Kính Mừng Phật Đản
03. Phân tích 6 Pháp môn Tu trong bài kệ Kính Mừng Phật Đản của Tổ Mã Minh
04. Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy về ý sâu mầu của Pháp môn Thiền tông
05. Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy về cấp giấy chứng nhận cho người đạt được “Bí Mật Thiền Tông”
06. Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy kỹ về Nhân – Quả ai Tu theo Vật lý
07. Những điều người quyết chí “Tu” theo Thiền tông phải nắm thật rõ
08. Cuộc đời và Tu hành của Đức Phật
09. Đức Phật dạy về Mười Pháp Giới của Loài Người
10. Đức Phật dạy “Tu” Thanh Tịnh Thiền
11. Lời soạn giả
12. Một số câu hỏi từ trước đến nay chưa ai hỏi

———————————————————————————————————————————–

01. LỜI NÓI ĐẦU

    Kính thưa quý độc giả:

       Thái  tử Tất Đạt Đa tu hành chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, được hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni và thành lập ra đạo Phật. Trong 49 năm, Ngài đi nói về chân thật nơi Thế giới và Vũ trụ này, và dạy 6 pháp môn tu chánh như sau:

     Một: Tiểu Thừa

     Ai muốn tu biến vật thể từ nhỏ ra lớn hay  trùm khắp. Ngài dạy pháp môn tu thiền “Quán” và “Tưởng”. Pháp môn này, Đức Phật dạy ban đầu nên gọi là Nguyên thủy. Nói theo hình tướng: Pháp môn này thành tựu rất nhỏ nên  gọi là Tiểu thừa. Người dụng công tu để có những hiện tượng lạ như:

      – Quán, Tưởng tô nước để trước mặt cho loan ra trùm khắp cả phòng, hoặc là màu đỏ của đóm lửa cây nhang,  loan ra trùm khắp. Pháp môn này hiện nay được rất nhiều nước áp dụng, như:Tích Lan(Sri Lanka). Miến Điện. Lào. Campuchia. Một phần miền Nam Việt Nam.

     Hai: Trung Thừa

     Đức Phật dạy “Lý luận”. Pháp môn này gọi là “Triết lý Phật Thích Ca”. Người tu theo pháp môn này phần nhiều đi làm Giảng sư:  Lý luận về lời dạy của Đức Phật, cho nhiều người hiểu, chứ về giải thoát, pháp môn này không  biết được! Vì nằm giữa hai pháp môn Tiểu và Đại nên gọi là Trung thừa.

     Ba: Đại thừa

     Ai tu muốn tìm hiểu từ vật nhỏ hay lớn và khắp nơi Thế giới hay trong Vũ trụ này, Đức Phật dạy pháp “Nghi” và “Tìm”. Pháp môn này, giúp người tu  biết rất rõ ràng, tường tận, từ vật nhỏ hoặc lớn. Người tu biết rất mênh mông trong Vũ trụ, nên gọi là Đại thừa.

     Pháp môn này các Nhà Khoa học rất thích, nên họ áp dụng và tìm ra được sự thật bên sau vật chất, hay ẩn sâu trong vạn vật, được thành công rất nhiều. Các Nhà Khoa học gọi là “Phát minh”.

     Còn người tu theo Phật giáo hiện nay, rất ít người tu pháp môn này, mà chỉ nghe họ nói, mình tu theo Đại thừa Phật giáo, chứ không thấy họ thực hành!

     Vì sao không thấy họ thực hành?

     – Vì họ không biết!

     Khi Đức Phật dạy 3 pháp môn tu: Tiểu, Trung và Đại thừa rồi, những người theo học với Ngài, họ  thắc mắc nên hỏi:

     – Kính thưa Đấng Gô-Ta-Ma (cũng gọi là Cồ Đàm): Chúng tôi theo Ngài tu, nghe Ngài dạy các pháp môn: Tiểu, Trung và Đại thừa, nhưng chúng tôi không thấy hợp.Vậy, Ngài có pháp môn tu nào để đến chỗ sung sướng hay có những điều đặc biệt kỳ bí không, xin Ngài chỉ dạy cho chúng tôi?

     Đức Phật thấy trong Giáo đoàn của Ngài mỗi ngày một ít người đến học, nên sẵn có người hỏi pháp tu để hưởng sung sướng và kỳ bí, nên Đức Phật dạy thêm 2 pháp môn tu nữa:

     Bốn:  Tịnh độ

     Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy: “Ai muốn ăn ngon, mặc đẹp, nhìn phong cảnh tuyệt hảo, chân đi trên đất bằng vàng, nghe chim muông ca hót, toàn là những thứ chim quí. Quí ông  tu theo pháp môn “Tịnh Độ”.

     Sao gọi là Tịnh Độ?

     – Tịnh, là Thanh tịnh.

     – Độ, là đưa qua.

     Đưa qua đâu?

     – Vì các ông đang sống trong ồn ào luân chuyển của Vật lý Thế giới và bị sức hút của Âm Dương, nên không ai an ổn được! Pháp môn tu này đưa các ông đến nơi thanh tịnh, các ông không còn bị luân hồi nữa.

     Như Lai dạy các ông cách tu pháp môn này như sau:

     Khi Tâm các ông thật sự thanh tịnh, có hiện tượng gì, tức khắc nhận ngay. Nếu không có duyên nhận, liền niệm Phật A Di Đà; mà phải niệm cho đến khi nào Tâm mình không còn một niệm, tức là vô niệm. Đến đây, các ông sẽ thấy được lần thứ 2, liền nhận. Nếu không nhận được nữa, thì thôi, Đức Phật “A Di Đà”  và các vị “Phụ tá” của Ngài sẽ đến rước người niệm về nước của Ngài ở. Cõi của Ngài ở rất thanh tịnh, trang nghiêm và có đủ thứ mà các Ông Bà ham muốn. Vì vậy, nước của Ngài được gọi là “Tịnh Độ”.

     Năm: Mật chú

     Pháp môn thứ 2 là niệm “Mật chú”: Pháp môn tu này các ông dùng câu “Thần chú” để niệm, các ông cũng niệm liên tục, niệm cho đến khi nào tiếng niệm của các ông không còn nữa, tức khắc các ông bị “rơi vào trạng thái rất kỳ diệu”; cái kỳ diệu đó, ở Thế giới này các ông không tìm thấy bất cứ nơi đâu. Pháp môn niệm Mật chú này, Như Lai gọi là tu “Mật Chú tông”. Khi Tâm được thật sự thanh tịnh rồi, các ông muốn gì, thì những hiện tượng ấy sẽ hiện ra!

     Sáu: – Thanh tịnh thiền

     Ai muốn tu giác ngộ để được giải thoát, Đức Phật dạy pháp môn tu “Tối Thượng thừa thiền”. Pháp môn này không Quán, không Tưởng, cũng không Lý luận hay không Nghi Tìm gì cả, mà chỉ cần để Tâm tự nhiên:

    – “Thanh tịnh, rỗng lặng và hằng tri”.

    Khi thuần thục sẽ “bị rơi vào khoảng không mênh mông vô tận”. Đức Phật gọi là “Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh” cũng gọi là “quê hương chân thật của mỗi người”. Vào đây, không còn bị sức hút của Vật lý Thế giới này nữa, nên được giải thoát!

Người sưu tầm, biên soạn kiêm tác giả NGUYỄN  NHÂN, tức Nguyễn Công Nhân

 

 

Từ khóa:

Bản quyền thuộc về: CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU
Website: https://www.chuatandieu.com - Email: chuathientongtandieu@gmail.com - Nơi dành cho những Người muốn Giác ngộ - Giải thoát.
            

Copyright © 2017 THIENTONG. All Rights Reserved.Design by Nina Co, Ltd
Đang online: 3 | Hôm nay: 308 | Hôm qua: 478 | Tổng truy cập: 915505
Đặt câu hỏi trực tuyến