MỤC LỤC
———————————————————————————————————————————–
NGƯỜI TU THEO ĐẠO PHẬT PHẢI RÕ THÔNG 1 CÂU HỎI VÀ 16 CÂU KỆ DƯỚI ĐÂY THÌ MỚI GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT ĐƯỢC. KHÔNG BIẾT, NGỒI TU 1.000 NĂM CŨNG KHÔNG ĂN THUA GÌ. CÒN KHÔNG BIẾT MÀ ĐỨNG RA DẠY NGƯỜI KHÁC THÌ BỊ QUẢ BÁO RẤT NẶNG NỀ!
Phật, phải hiểu rõ là gì?
Tánh Phật gồm có những chi?
Tánh Người gồm có những chi phải tường?
Giác ngộ là rõ hết đường
Giải thoát, là phải biết đường thoát thân.
Tạo ra phước đức vào trần
Công đức mình tạo, đưa lần về quê
Tu dùng vật lý là mê
Không dùng vật lý một bề thảnh thơi.
Pháp Phật đang dạy khắp nơi
Tổ chức kiếm bạc để đời ung dung
Thiền tông Phật dạy chỉ dùng
Là dùng một chữ, ung dung trọn đời.
Thiền tông Phật bảo mình “Thôi”
Thôi tìm thôi kiếm trọn đời an vui
Vào thiền phải bỏ cái “Tôi”
Tự nhiên Phật tánh hiện rồi với ta.
Trên đây là 1 câu hỏi và 16 câu kệ của thiền sư Thường Chiếu dạy. Ai hiểu rõ và thực hiện đúng, thì mới giác ngộ và giải thoát được. Còn không biết, tưởng tượng ra, tập trung nhiều người đến nghe, mục đích vì tiền, thì bị quả báo bị rất nặng nề đó!
(Lời dạy của thiền sư Thường Chiếu trong Ngữ Lục của Ngài).
———————————————————————————————————————————–
01. Lời nói đầu
Kính thưa độc giả:
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lập ra đạo có 2 mục đích chánh như sau:
Một: Giúp cho những ai muốn hiểu rõ về nhân sinh và vũ trụ.
Hai: Giúp cho những ai muốn giải thoát ra ngoài sự cuốn hút của vật lý nơi thế giới này.
Nên Ngài tuần tự dạy có 6 pháp môn: Năm pháp môn đầu Ngài sử dụng tâm sinh diệt vật lý tánh Người của Ngài dạy, ai thích có thần thông, phép mầu, huyền diệu, kỳ bí và linh thiêng đến học.
Còn một pháp môn sau cùng Ngài sử dụng tánh thanh tịnh trong Phật để dạy, giúp cho những ai muốn thoát ra ngoài sự cuốn hút của vật lý nơi thế giới này biết mà thực hành.
Chúng tôi xin nêu sáu pháp môn nói trên như sau:
Pháp môn thứ nhất: Ngài sử dụng tâm sinh diệt vật lý để dạy tu: Quán, Tưởng, Cầu Mong. Được thành tựu trong phòng nhỏ hẹp nên gọi là “Tiểu thừa”; vì là pháp môn Ngài dạy đầu tiên cho đại chúng nên gọi là “Nguyên thủy”. Pháp môn này các thầy đem về phương nam của nước Ấn Độ truyền bá, nên gọi là “Nam truyền”.
Pháp môn thứ hai: Ngài cũng sử dụng tâm sinh diệt vật lý của tánh Người để luận bàn những chuyện trong vật lý nên gọi là “Trung thừa”.
Vì sao gọi là Trung thừa?
- Vì pháp môn này nằm giữa tiểu và đại nên gọi là Trung thừa. Pháp môn này Đức Phật giảng rất rõ ràng từ vật nhỏ nhất là vi trần, hiện nay gọi là nguyên tử và điện tử. Những vị theo học với Đức Phật, họ cho pháp môn này rất hay, nên các vị gọi là “Triết Lý Phật Thích Ca”.
Pháp môn thứ ba: Ngài cũng sử dụng tâm sinh diệt vật lý của Ngài để nghi, tìm hay kiếm nguyên nhân sanh ra loài người, vũ trụ, vạn vật, công dụng của mỗi thứ và mỗi loài. Vì là mênh mông và trùm khắp, nên gọi là “Đại thừa”; tức giúp cho nhiều người biết tường tận, mạch lạc và khoa học. Các vị thời đó gọi là “Chuyên chở lớn”.
Pháp môn thứ tư: Ngài cũng sử dụng tâm sinh diệt vật lý của Ngài để niệm ba cái vô lượng. Pháp môn này Ngài dạy trong ẩn ý là để giúp người niệm được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”. Các thầy sau này dạy người niệm phải nhớ đến Đức Phật A Di Đà, để vị Phật này rước người niệm về nước của Ngài ở.
Thuở xưa, Đức Phật dạy như thế nào, còn hiện nay quí thầy giải thích ra sao? Vậy, chúng ta cùng tìm hiểu.
Ngày xưa, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy:
- Ngài gọi nước “Thanh tịnh” là “Tịnh Độ”.
Vì sao Đức Phật gọi như vậy?
- Xin thưa, vì khi tâm người tu tự nhiên được thanh tịnh, mà không dụng công, tự nhiên được “Rơi vào chỗ Thanh tịnh”. Chỗ Thanh tịnh này chỉ người được rơi mới biết thôi. Vì lẽ đó, không thể nào viết ra thành văn tự được, nên Đức Phật dạy là “Bất lập văn tự”. Vì không viết ra chữ được, nên Đức Phật dạy pháp môn này phải truyền theo dòng Thiền của nó, tức truyền ngoài kinh điển thông thường, mà quí Tổ sư dạy là “Truyền ngoài giáo lý”.
Để chứng minh không nói và viết ra lời và văn được, nên ở Việt Nam chúng ta có trường hợp như sau:
Ngày xưa, vua Trần Nhân Tông tu theo pháp môn Thiền tông học, khi Ngài được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”. Ngài dẹp xong 3 lần quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta, Ngài nhường ngôi vua cho con là Trần Anh Tông lên núi Yên Tử lập ra phái “Thiền tông Trúc Lâm Yên Tử” để dạy pháp môn Thiền tông học này. Có ông quan phụ trách văn hóa Triệu Nhật Trường từ kinh thành lên hỏi Ngài như sau:
- Kính thưa Thái Thượng Hoàng, khi Ngài được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, cảm giác của Ngài như thế nào, xin nói lại cho chúng con nghe?
Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông bảo ông quan phụ trách văn hóa Triệu Nhật Trường:
- Ông về triều đình đi, một năm sau lên đây ta sẽ nói cho ông rõ.
Ông quan phụ trách văn hóa trở về triều đình. Mùa Đông năm sau ông trở lên núi Yên Tử. Đức Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông bảo ông vào trong chùa Đồng ngồi và Ngài đóng cửa chùa Đồng lại. Độ 5 phút sau, ông quan phụ trách Văn hóa Triệu Nhật Trường thưa với Thái Thượng Hoàng:
- Con bị lạnh quá, xin Thái Thượng Hoàng mở cửa cho con ra.
Đức Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông liền mở cửa chùa Đồng ra, ông quan phụ trách văn hóa Triệu Nhật Trường liền nhanh chân bước ra ngoài, thân ông run rẩy!
Đức Thái Thượng Hoàng hỏi ông quan phụ trách băn hóa:
- Vậy, ông hãy tả cái lạnh buốt mà ông ngồi trong chùa Đồng, cái lạnh ấy như thế nào cho ta nghe thử?
Ông quan phụ trách văn hóa Triệu Nhật Trường trình thưa với Đức Thái Thượng Hoàng:
- Dạ, cái cực kỳ lạnh buốt đó, chỉ có con biết được, chớ làm sao con nói lại cho Thái Thượng Hoàng biết được.
Đức Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông bảo:
- Việc ta được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh” tự ta biết, chớ làm sao nói cho ông nghe được.
Vì nguyên lý này, cho nên Đức Phật dạy pháp môn Thiền tông học này, khi ai cảm nhận được cái “Thanh tịnh” tự nhiên của chính mình, hay được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, thì không nói cho ai biết được, nên Đức Phật mới nói như trên.
Còn các thầy hiện nay dạy:
- Ai tu niệm Phật A Di Đà, mà nhớ Đức Phật này hoài, sẽ được Ngài rước về nước của Ngài ở, nước của Ngài gọi là nước “Cực Lạc”, tức vui sướng tột cùng. Vì vậy, hiện nay chúng ta thấy người tu theo pháp môn này nhiều nhất là vì họ ham vui tột cùng.
Pháp môn thứ năm: Ngài sử dụng tâm vật lý của tánh Người dạy tu, là dùng câu thần chú để niệm. Thuật niệm câu thần chú là hút điện từ âm dương nơi thế giới này vào tâm vật lý của người niệm. Khi người niệm tích điện từ âm dương được đầy trong tâm và thân mình rồi, liền tưởng cho khối điện từ âm dương ấy bung ra. Nếu người niệm mà để cây đèn đang cháy trước mặt mình, thì lửa của cây đèn sẽ tắt liền, còn để đống cát hay hòn đá trước mặt, thì cát sẽ bay đi, hòn đá bị lăn tròn. Cho nên có câu: “Cát bay đá chạy” là lý do này.
Để làm chi vậy?
- Pháp môn này có công dụng theo chiều vật lý như sau:
1- Người tu theo pháp môn này làm thầy trị bệnh đau nhức hay thần kinh rất hay.
2- Người chung quanh sợ không dám quậy phá mình.
3- Kiếm tiền rất dễ.
4- Còn danh thì nổi như cồn.
V.v…
Pháp môn thứ sáu: Ngài không sử dụng tâm vật lý, mà Ngài chỉ sử dụng Tánh thanh tịnh trong Phật tánh, để cho nó tự nhiên thanh tịnh là phải.
Để chi vậy?
- Nếu vị nào thực hiện được, thì tâm vật lý của vị đó, tự động tách rời và luân chuyển theo dòng luân hồi sinh diệt của nó. Nhờ vậy mà những thứ trong Ý nơi tánh Phật sẽ hiển lộ ra. Pháp môn này, chỉ dành riêng cho những vị có quyết chí cao, muốn giác ngộ và giải thoát thì mới “tu”; còn những người ham mê thành tựu trong vật lý thì không dám ngó chớ nói chi là tu.
Vì vậy, Đức Phật dạy pháp môn này riêng cho những vị có nhiệm vụ dẫn mạch nguồn Thiền tông chảy riêng theo dòng Thiền của nó. Cho nên, hiện nay trong các kinh điển bình thường chúng ta không thấy là vậy.
Tuy nhiên, hiện nay chúng ta thấy nhiều người nói mình dạy pháp môn Thiền tông học này, là họ tưởng tượng ra để dạy.
Vì sao họ tưởng tượng ra?
Đức Phật có dạy rất rõ ràng pháp môn này như sau:
- Bất lập văn tự.
- Giáo ngoại biệt truyền.
Tức:
- Không viết ra thành văn.
- Phải truyền ngoài kinh điển thông thường.
Vì trong kinh sách không có, mà phần nhiều người tu theo đạo Phật là muốn giác ngộ và giải thoát. Vì chỗ quá nhiều người ham muốn đó, nên họ bịa ra, cốt yếu là để tập trung nhiều người lại để họ thu lợi.
Chúng tôi nêu bằng chứng phần này như sau:
Một: Ngày xưa, Đức Phật tuyên dạy pháp môn này, có trên 5.000 người bỏ đi!
Hai: Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói công khai pháp môn này tại các chùa tu trong vật lý, họ cho Tổ Bồ Đề Đạt Ma là ông thầy bị điên, nên tìm cách giết Tổ đến 6 lần, say cùng Tổ bị chết!
Ba: Tổ Huệ Khả nói rộng pháp môn này, người tu theo đạo Phật bảo là phá họ, nên tố cáo với chính quyền bắt giam Tổ cho đến chết!
Bốn: Tổ Huệ Năng khi được truyền Tổ vị, Ngài phải chạy trốn giữa đêm khuya, không dám nói pháp môn này liền, mà phải đợi đến 15 năm sau mới công khai trình cho mọi người biết, Ngài là Tổ sư Thiền tông đời thứ 33. Nhưng Ngài cũng không dám dạy công khai dạy pháp môn Thiền tông học này, mà Ngài chỉ dạy pháp môn Trung thừa là Bát Nhã thôi. Còn pháp môn Thiền tông học này, Tổ quan sát coi vị nào muốn giải thoát thì Tổ mới bí mật dạy riêng cho người đó.
Vì chỗ cực kỳ khó và nguy hiểm đó, nên Đức Phật có dạy như sau:
- Vào các đời sau, vị nào khi nhận được mạch nguồn Thiền tông này, phổ biến cho vài người biết rồi phải lẩn tránh ngay, kẻo bị người tu mà còn ham mê vật lý sát hại!
Vì vậy, pháp môn Thiền tông học này, Đức Phật chỉ dạy cho vị Tổ sư đầu tiên là Ngài Ma Ha Ca Diếp biết thôi.
Vì sao chỉ dạy riêng cho vị này?
- Để vị Tổ sư đầu tiên này, truyền riêng theo dòng Thiền của nó, để giúp cho những vị Tổ sư các đời sau biết.
Đức Phật dạy:
- Pháp môn thiền Thanh tịnh này, phải đợi đến đời Mạt Thượng pháp, khi loài người văn minh lên cao, tức hiểu biết về khoa học rõ ràng, thì sẽ có người nói rõ pháp môn thiền Thanh tịnh này.
ĐứcPhật lại dạy:
- Tuy loài người đã văn minh lên cao rồi đó, nhưng cũng không có bao nhiêu người chấp nhận pháp môn thiền Thanh tịnh này.
Vì sao vậy?
- Vì loài người bị mang 16 thứ của tánh người, trong đó có cái “Tưởng” là mạnh nhất, nên 99% họ sống với tánh ấy. Do vậy, họ bị vướng vào các thứ như sau:
1- Cất chùa to, họ vướng vào chùa ấy.
2- Có tượng Phật lớn, họ vướng vào tượng Phật đó.
3- Ông thầy nói hay, vọ vướng vào ông thầy đó.
4- Có danh tiếng lớn, họ vướng vào cái danh ảo đó.
5- Có nhiều tiền, học vướng vào đống tiền đó.
6- Có địa vị cao, họ vướng vào địa vị ấy.
Trên đây là 6 căn bản mà loài người khó mà vượt qua được. Cho nên, pháp môn thiền Thanh tịnh này, tuy đã được phổ biến công khai rồi, mà cũng không có bao nhiêu người để ý đến. Đã vậy mà, còn muốn hại người phổ biến pháp môn môn thiền Thanh tịnh này.
Đức Phật dạy rõ:
- Pháp môn tu này, đầu tiên Như Lai gọi là thiền Thanh tịnh, từ đời Tổ thứ 2 gọi là Thiền tông.
Vì sao phải đổi danh như vậy?
- Vì pháp môn thiền Thanh tịnh này nó truyền theo “Tông” và “Dòng” riêng của nó, nên Đức Phật dạy gọi là “Thiền tông”.
Người tu theo pháp môn Thiền tông học này có 3 kết quả như sau:
Một: Vị nào hiểu được khái niệm pháp môn này, gọi là giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”.
Hai: Vị nào giải thích được tất cả những ngôn từ của Đức Phật dạy, gọi là đạt được “Bí mật Thiền tông”.
Ba: Vị nào được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, Đức Phật dạy gọi là được “Về đến quê xưa của mình”.
Chúng tôi xin nói thật rõ phần bí yếu của Pháp môn Thiền tông học này: Đức Phật không cho viết ra thành văn, nên được gọi là “Bất lập văn tự”.
Vì pháp môn Thiền tông học này không viết ra văn, nên không truyền theo kinh điển bình thường được, nên được gọi là “Giáo ngoại biệt truyền”.
Pháp môn Thiền tông học này, Đức Phật chỉ thẳng cái gì là tánh Người, nên được gọi là “Chỉ thẳng nhân tánh”.
Pháp môn Thiền tông học này, Đức Phật nói rõ tánh Phật là gì, ai nhận ra tánh chân thật của mình, nên Như Lai dạy: “Kiến tánh thành Phật”.
Trên đây là những ý chánh mà Đức Phật dạy pháp môn Thiền tông học này, vị nào hiểu rõ thì mới tu theo pháp môn Thiền tông học được; còn không biết rõ các căn bản trên mà đứng ra dạy pháp môn Thiền tông học này là lừa người và bị quả báo rất nặng nề lắm đó!
Loài người hiện nay văn minh cao, nên trí phán đoán của họ rất chính xác, ai tu gì là mê tín, ai tu gì là đúng. Do đó, chúng tôi mới sưu tầm những lời dạy chân thật của Đức Phật, để cống hiến cho quí vị với 4 mục đích chánh như sau:
Một: Nói lên chân thật từ vô hình đến hữu hình mà Như Lai đã dạy trong suốt cuộc đời của Ngài.
Hai: Phá đi những gì không đúng sự thật, giúp cho những ai muốn giác ngộ và giải thoát biết, để không bị người khác lừa mình.
Ba: Vị nào có đầu óc thực tế và khoa học, họ nhận ra rất dễ dàng.
Bốn: Về trật tự xã hội, không làm mất an ninh, để quốc gia mình được an ổn.
Những câu hỏi này chúng tôi ghi âm vào năm 2010, nên ghi số tuổi những người hỏi ở thời điểm đó.
Người sưu tầm Thiền học Phật giáo – kiêm tác giả NGUYỄN NHÂN tức Nguyễn Công Nhân.