12- Ông Hoàng Văn Ân, sanh năm 1959 (51 tuổi), tại huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Cư ngụ tại đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp, TP. HCM. Hỏi: - Kính Thầy, tôi nghe Thầy giải các cách tu theo Thiền tông. Thật tình tôi chưa hiểu, tu theo Thiền tông phải dụng công như thế nào? Xin Thầy vui lòng chỉ rõ cho chúng tôi, xin cám ơn?
Trưởng ban quản trị chùa trả lời: - Nếu nói dụng công tu theo Thiền tông, tôi không biết phải giải thích ra làm sao cho Thầy hiểu. Nhưng tôi có thể nói những “Thiền khách” họ ngộ đạo bằng những hành động, hoặc những câu nói của các vị Thầy. Khi “Thiền khách” đến hỏi đạo, tùy theo sự hiểu biết của Người hỏi mà Thiền sư áp dụng cách nào đó, cốt yếu để cho Người hỏi nhận ra Phật tánh của chính mình, chứ Thiền sư không giải thích như các vị giảng sư, như chúng ta thấy hiện nay. Vì tu theo Thiền tông mà giảng kinh chẳng khác nào như Người mù mà tả cảnh núi non sông hồ, không đúng vào đâu cả. Cái quan trọng, Người tu theo Thiền tông đạo Phật, cốt yếu, Người Thầy dạy cho Người học, chỉ có một điều duy nhất là làm sao cho Người học nhận ra Phật tánh của chính mình, chứ không cho họ hiểu suông.
Ví dụ: - Có Thiền khách hỏi đạo với một vị Hoà thượng: - Kính bạch Hòa thượng, thế nào là Phật tánh của con? Vị Hoà thượng bảo: - Ông lại hỏi cây cột chùa đi. Một câu trả lời như vô nghĩa, thế mà Thiền khách nhận ra tánh Phật của chính mình.
Một ví dụ nữa: Có Thiền khách hỏi đạo với vị Thiền sư: - Kính thưa Thiền sư, tánh Phật của con như thế nào? Thiền sư bảo: - Gạo ngoài chợ hôm nay giá bao nhiêu? Một câu nói lạc đề, thế mà Thiền khách hiểu thế nào là tánh Phật của chính mình.
Một ví dụ nữa đụng đến trời: Có Thiền khách hỏi đạo với ông Thầy: - Kính bạch Thầy, thế nào là Bản lai Diện mục của chính con? Ông Thầy tay đang cầm chiếc quạt, vị Thầy ấy đưa quạt chỉ lên hư không và bảo: - Ông thấy không, chiếc quạt này ta có thể đánh trúng vào mặt trời Đế Thích, ông có tin không? Một câu nói coi như phạm thượng, nhưng vị Thiền khách lại nhận ra Bản lai Diện mục của chính mình. Rất đặc biệt:
Mới đây có bà Huỳnh Thị Thu Lan, 51 tuổi, ở đường Quang Trung, phường 5, thành phố Cà Mau, tỉnh Ca Mau. Khi bà nghe được lời giải thích của chúng tôi. Bà bị một ông hàng xóm chửi rất thậm tệ. Khi bà đang nghe tiếng chửi của ông hàng xóm đó, bà nhận ra được tiếng nghe Thanh tịnh trong Phật tánh, hết sức là kỳ diệu, không thể nào tả bằng lời của vật lý được. Bà mới nói cho chúng tôi biết: - Không biết, ngày xưa Đức Thế Tôn, bị Thầy Bà La Môn chửi, Thế Tôn cảm nhận tiếng chửi ấy như thế nào, mà hôm nay bà bị người hàng xóm chửi, bà nhận được tiếng chửi ấy, thật là lạ lùng, quá mát rượi và kỳ diệu lắm!
Cũng một người đặc biệt nữa: Thầy giáo Đinh Khánh Vân, 60 tuổi, cư ngụ tại đường 30 tháng 4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Ông đọc các quyển sách của Nguyễn Nhân viết, bỗng ông được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, ông diễn tả như sau: - Không biết, hồi Đức Phật dạy kinh Diệu Pháp Liên Hoa trên mặt bằng rộng lớn trên núi Linh Sơn, khi Ngài Ma Ha Ca Diếp được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, lúc đó Ngài cảm nhận được như thế nào tôi không biết. Chớ khi tôi được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, tôi như bị mất thân tứ đại này, nhưng cái biết hằng ngày của tôi bị mất, liền khi đó, các biết trong Ý của tôi hiển lộ ra rất kỳ diệu và mênh mông quá, … Phần Thầy giáo Đinh Khánh Vân diễn tả lại cho chúng tôi nghe, không dám nói trắng ra ở đây. Vì sao vậy? Đức Phật dạy trong tập Huyền Ký ở đoạn này như sau: 1- Khi Đức Phật còn tại thế, vị nào được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, thì chỉ trình Đức Phật ấn chứng cho. 2- Khi Đức Phật nhập Niết bàn, vị nào được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, vị đó chỉ trình cho vị Tổ Sư Thiền đang hiện diện. 3- Qua các đời Tổ sư Thiền tông, vị được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, chỉ trình cho vị được phép cấp giấy chứng nhận cho mình đạt được “Bí mật Thiền tông” thôi. Tuy nhiên, đến đời này, sẽ có rất nhiều Người được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, vị kiểm Thiền, nếu được sự uỷ quyền của vị đứng ra cấp giấy chứng nhận, thì vị được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, cũng có thể trình cho vị này biết chỗ “Rơi” của mình cũng được. Vị nào muốn biết, Ngài Xá Lợi Phất trình với Đức Phật chỗ “Rơi” này, hãy tìm đọc lời dạy của Đức Lục Tổ Huệ Năng, có ghi đầy đủ nơi quyển Đức Phật dạy tu Thiền tông, từ trang 23 đến trang 37. Trên đây, chúng tôi xin nêu vài chỗ nhận ra Tánh hay Thấy, Tánh hay Nghe, chân thật, của những vị đạt được “Bí mật Thiền tông”. Nói theo bình dân gọi là Ngộ đạo. Còn rất nhiều câu chuyện nữa, chúng tôi nói hoài cũng không thể hết được. Ông sáng ý, sẽ nhận ra Phật tánh của chính ông. Chúc ông đạt như các vị nêu trên.