36- Kiến trúc sư Lê Văn Quốc Trang, sanh năm 1958, tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cư ngụ tại thành phố Melbourne, Australia, hỏi:
- Chúng tôi hiện nay thấy các đám tang, quí thầy tụng cầu như sau:
1- Cầu cho “Hương Linh”.
2- Cầu cho “Giác Linh”.
3- Cầu chi “Linh Hồn”.
Cầu như vậy danh từ nào đúng, xin Trưởng ban cho biết, cám ơn?
Trưởng ban trả lời:
Câu 1: Vị thầy nào cầu cho “Hương Linh”, là vị thầy đó muốn cho người chết, được sống với cõi vô hình mãi mãi, để người chết đó, ăn đồ cúng thí, của người khác.
Câu 2: Vị thầy nào cầu cho “Giác Linh”, là vị thầy đó cầu cho người chết, sanh làm cây sống lâu năm.
Câu 3: Vị thầy nào cầu cho “Linh Hồn”, là vị thầy đó cầu cho người chết, sống với cõi vô hình, để làm 3 việc:
Việc 1: Nếu người đó có nghiệp phước đức ít, thì được làm “Ông hay Bà Thầy bói”.
Việc 2: Nếu người đó có nghiệp phước đức vừa, thì được làm “Nhà Tiên tri”.
Việc 3: Nếu ngưởi đó có nghiệp phước đức lớn, thì được là “Nhà Đại Tiên tri”.
Kiến trúc sư Lê Văn Quốc Trang lại hỏi thêm:
- Như vậy, người chết phải cầu sao cho đúng?
Trưởng ban trả lời:
- Theo lời Đức Phật dạy: Người tu theo đạo Phật chân chính, không cầu bất cứ thứ gì, mà phải hiểu căn bản như sau:
* Nghiệp lành hay dữ của ai thì người đó thọ nhận, không ai xen vào nghiệp riêng tư của người khác được, kể cả Đức Phật.
Vì sao vậy?
- Vì nhân quả nơi thế giới này, là do sự ham muốn của chính mình tự tạo ra, như:
1/- Muốn làm con của Thượng Đế:
Thì phải làm 3 việc:
A- Phải làm phước thiện thật nhiều, để tạo ra “Nghiệp Phước đức”.
B- Ngày nào cũng cầu xin và lạy lục Thượng Đế, để tạo “Nghiệp vãng sanh”.
C- Các Vị đại diện Thượng Đế bảo gì cũng phải làm, để tạo “Lực hút” đến cõi Trời Thượng Đế.
2/- Muốn làn con Đức Phật A Di Đà:
Thì phải làm 3 việc:
A- Phải làm phước thiện thật nhiều, để tạo “Nghiệp Phước đức”.
B- Ngày nào cũng cầu xin và lạy lục Đức Phật A Di Đà, để tạo “Nghiệp vãng sanh”.
C- Các Vị đại diện Đức Phật A Di Đà bảo gì cũng phải làm, để tạo “Lực hút” đến nước Tịnh Độ.
Nói tóm lại, loài người ham muốn gì, thì phải tạo nghiệp đó.
Kiến trúc sư Lê Văn Quốc Trang được rõ thông câu hỏi của mình, ông hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban.
Trích trong" Những câu hỏi về thiền tông" Nguyễn Nhân