Hỏi: Gõ mõ, tụng kinh có phải là tu theo Tịnh độ không? Cụ ông Trịnh Thái Châu, sanh năm 1940 (70 tuổi), tại Tp. Cà Mau, cư ngự tại Tp. Cần Thơ, hỏi như sau: – Hiện nay, chúng tôi thấy chùa nào cũng gõ mõ, tụng kinh, tu như vậy có phải là tu Tịnh độ không?
Trưởng ban trả lời: – Như cụ đã biết rồi đó, người tu Tịnh độ là tu cho tâm vật lý của mình được thanh tịnh. Bởi vậy, trong kinh A Di Đà có dạy, người tu Tịnh độ, phải tu làm sao cho tâm mình được định hoàn toàn, mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy là, phải định trong cái “Tịnh độ trung”. Tịnh độ trung nó ở nơi đâu? Nó ở nơi không phải không trái. Không cao không thấp. Không hơn không thua, v.v… Ý Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy Tịnh độ trung là cái thanh tịnh ở giữa, tức đừng dính với 2 bên. Không dính với 2 bên là giải thoát rồi. Nói thật rõ, Thanh tịnh là Niết bàn, mà Niết bàn là Vô sanh, đã là vô sanh thì làm gì có sanh tử nữa. Vì vậy, trong kinh A Di Đà có câu: “Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh”, tức nhìn thấy hoa nở mà mình thấy và biết rõ ràng Tánh thấy tự nhiên của mình, là mình đã giác ngộ được tánh thấy vô sanh của mình rồi. Cụ Trịnh Thái Châu hỏi tiếp: – Còn các chùa hiện nay, quí thầy tụng đám, coi ngày, xem giờ, cầu siêu, cầu an, v.v…, quí thầy ấy được gọi là tu gì? Trưởng ban trả lời: – Những vi mà tu tụng hay cúng được xếp vào 4 loại như sau: 1- Những vị coi ngày giờ, gọi là “Thầy coi ngày”. 2- Những vị coi tay coi tướng, gọi là “Thầy tướng số”. 3- Những vị đi cúng đám, gọi là “Thầy cúng”. 4- Những vị tụng kinh. gọi là “Thầy tụng”. Cụ Trịnh Thái Châu lại hỏi tiếp: – Có vị xưng mình là Thiền sư, nhưng họ lại đi cầu siêu, vị đó có phải là Thiền sư không? Trưởng ban trả lời: – Đức Phật dạy rất rõ về Thiền sư như sau: Vị Thiền sư phải là người rõ thông 6 pháp môn tu của Đức Phật dạy. Việc rõ thông đó mới chỉ là căn bản thôi, nhưng khi Thiền sư thực thụ phải được vị Thầy đạt được “Bí mật Thiền tông” cấp giấy tấn phong thì mới chánh thức là Thiền sư. Còn vị nào tự xưng mình là Thiền sư, vị ấy là Thiền sư giả hiệu. Trưởng ban nói rõ về tu gõ mõ tụng kinh: Pháp môn này, chúng tôi xin nó rành mạch như sau: Thời Nhà Đường bên nước Trung Hoa, có vị vua là Lý Thế Vân đang trị vì nước Đường. Nhà vua có kết nghĩa huynh đệ với Nhà sư Trần Huyền Tráng. Nhà sư được kết nghĩa với Nhà vua, nên Nhà vua Lý Thế Vân mới đổi danh Nhà sư là Đường Huyền Trang. Thời đó, cả nước Đường, các vị Thầy tu theo đạo Phật không nắm được căn bản của Đức Phật dạy, nên vua Lý Thế Vân mới đề cử Thầy Đường Huyền Trang sang nước Ấn Độ để tìm hiểu và học căn bản các pháp môn tu mà Đức Phật dạy. Nhà sư Đường Huyền Trang sang nước Ấn Độ học, Ngài chỉ học được các pháp môn bình thường, tức không học được pháp môn giải thoát, nhưng Ngài có biệt tài lý luận, nên ở nhà trường Đại học Phật giáo, xin Ngài ở lại làm giảng sư , Ngài đồng ý và ở đây giảng dạy đến 11 năm. Khi trở về Nhà Đường, Ngài đem công thức học giáo lý của Nhà Phật dạy lại cho những vị theo đạo ở nước Đường, công thức học giáo lý mà Đức Phật dạy như sau: – Đức Phật dạy câu nào, các vị theo học phải học thuộc lòng và trả bài lại cho Đức Phật nghe. Ngài gọi là tụng lại lời Đức Phật dạy. Việc tụng này Ngài cũng áp dụng cho những vị tu theo đạo Phật. Khi Ngài Đường Huyền Trang qua đời, các vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo cũng áp dụng lối tu tụng này, cho nên pháp môn tụng kinh này được lưu truyền cho đến ngày hôm nay ở nước Trung Hoa. Còn nước Việt Nam chúng ta bị lệ thuộc vào nước Trung Hoa quá lâu nên cũng hành theo công thức tụng của nước Trung Hoa. Cụ Trịnh Thái Châu nghe lời giải của Trưởng ban, hết sức vui mừng và cám ơn.