CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Phật tánh không nay không xưa

Phật tánh không thêm, không bớt, không thừa

Người thấy sanh tử dây dưa

Hai thứ không chạm chỗ xưa Niết Bàn.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm

Chẳng quán, chẳng tưởng nhận liền tánh nghe

Tánh nghe, tánh thấy là bè

Đưa Người Thanh tịnh về miền quê xưa.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Như Lai dạy rõ cụ rằng

Ngọc châu như ý ở hằng nơi ta

Dù tìm được gần hay xa

Ngọc châu như ý thật là bỏ đi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

​-Tri kiến lập tri tức vô minh bổn  

Tri kiến bất lập tri, tức tánh Niết Bàn.  

-Thiền tông không quán tưởng cầu  

Ngồi thiền vạn kiếp vẫn sâu luân hồi.​

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Vọng tưởng mà cầu huyền linh

Là tìm sanh tử để mình vui chơi

Thiền tông Phật bảo mình thôi

Thôi đi tất cả luân hồi không theo.

 

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Tu Thiền mà Quán hay cầu

Chẳng khác đốt lửa giữa bầu bão giông

Thiền tông mà cố dụng công

Dụng công mà được bỏ sông cho rồi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Cuộc sống hiện tại của ông

Là sống Nhân quả nên ông khổ sầu

Dù sống cao sang đến đâu

Cũng là luân chuyển không đâu an nhàn.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

ĐẦU TIÊN NHƯ LAI THUYẾT ĐẠO MẦU

CÁC ÔNG TRIỆT NGỘ CHỖ THÂM SÂU

NHƯ LAI MỪNG CÁC ÔNG THẤU HIỂU

NGỌC CHÂU NHƯ Ý CHẲNG TÌM, CẦU

ĐỨC LỤC TỔ HUỆ NĂNG DẠY

BỒ ĐỀ VỐN KHÔNG CÂY

SÁNG KHÔNG PHẢI NHỜ ĐÀI

XƯA NAY KHÔNG PHẢI VẬT

CHỖ NÀO DÍNH BỤI NHƠ.

NĂM ANH EM NGÀI KIỀU TRẦN NHƯ NÓI

DỤNG CÔNG TÌM KIẾM PHẬT LÀM CHI

TRỰC NHẬN CHÂN TÂM NGỘ TỨC THÌ

TRẦN KIA SAO SUYẾN PHẢI LÌA BỎ

TÂM KIA TỊNH SÁNG NHẬN NGAY ĐI.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

THIỀN THANH LÀ NHẤT TỰ THIỀN

BUÔNG, DỪNG, THÔI, DỨT HẾT LIỀN TỬ SANH

Ở TRONG VẬT LÝ ĐUA TRANH

ĐUA TRANH CÀNG MẠNH TỬ SANH, KÉO MÌNH.

ĐỨC PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG DẠY

THIỀN TÔNG THANH TỊNH MÀ TÙY DUYÊN

ĐÓI ĐẾN THÌ ĂN MỆT NGỦ LIỀN

TRONG NHÀ CÓ BÁU THÔI TÌM KIẾM

ĐỐI CẢNH VÔ TÂM CHỚ HỎI THIỀN.

Các bài khác
Về Cực Lạc nhưng vẫn chưa thoát khỏi luân hồi sao Phật ơi ?

 

Thưa quý vị Đức Bổn sư từng nói "Tam giới vô an du như hỏa trạch" (Sống trong Tam giới bất an như trong nhà lửa). Vì thương chúng sinh vô minh, mải đắm chìm trong biển cả sông mê để rồi phải mãi trôi lăn trong lục đạo luân hồi chẳng biết đường ra nên Đức Thế Tôn đã đưa ra Lục diệu pháp môn (Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa, Mật chú tông, Tịnh độ tông và Thiền tông hay còn gọi là Như Lai thanh tịnh thiền) để tùy căn cơ mà hóa độ. Năm pháp môn đầu Ngài sử dụng Thân Tâm duyên hợp vật lý để chỉ dạy. Những Người tu theo 5 pháp môn này, thực hành đúng, tinh tấn vẫn có kết quả, nhưng là kết quả theo chiều vật lý, không có sự Giác ngộ và Giải thoát thực sự vì không thoát ra ngoài được quy luật nhân quả của Trái đất.

    Pháp môn Tịnh độ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vì sao vậy? Trong cuốn Huyền ký mà Đức Phật để lại truyền theo dòng Thiền tông có khẳng định: Trong vũ trụ này, Tam giới này dù là vật nhỏ như vi trần, đến vật lớn như Tam thiên đại thiên Thế giới; Dù vô tình như đất, đá, sông ngòi hay hữu tình như con Người đều được tạo nên bởi sự cuốn hút của điện từ Âm Dương vận hành theo quy luật nhân quả và bị sức hút của hai dòng điện này chi phối. Trong vũ trụ này không có sự vật nào đứng yên, không có vật nào thoát khỏi sự vận hành và chi phối của quy luật đó. Vậy thì vì sao tu theo pháp môn Tịnh độ được về nước Cực Lạc rồi mà lại vẫn còn bị luân hồi?

     Căn bản của pháp môn này là Tín - Nguyện - Hạnh song tu. Tín tức là tin có cõi Cực lạc, tin Phật A Di Dà là giáo chủ cõi nước ấy, tin lời nguyện của Ngài. Cõi Cực Lạc nằm ở Tây Phương Thế giới cách Trái đất này khoảng 10 muôn ức cõi. Giáo chủ của cõi này là Đức Phật A Di Đà, trước khi thành Phật lúc đang thực hành hạnh Bồ tát có phát 48 lời đại nguyện trong đó có lời nguyện thứ 18 là ai muốn về cõi nước tôi từ 1 ngày đến 7 ngày Niệm danh hiệu tôi đến nhất tâm bất loạn sẽ được tôi rước về cõi ấy. Cõi nước đất được làm bằng vàng ròng, nhà cửa được làm bằng san hô, mã não,...Con Người ở cõi nước ấy hưởng toàn sự sung sướng. Nguyện là nguyện lực tha thiết, luôn mong mỏi về đó. Còn hạnh là thực hành Niệm Phật thường xuyên không gián đoạn. Tâm hoặc khẩu không được phép rời câu Phật hiệu. Đây là chánh hạnh. Bên cạnh chánh hạnh còn có trợ hạnh. Người tu theo pháp môn này phải nỗ lực hành thiện để tạo ra phước đức mới mong được trở về cõi ấy, vì trong kinh A Di Dà có nói cõi nước ấy kẻ nào thiếu thiện căn, phước đức thì khó lòng về được.

    Thưa quý vị! Tịnh độ đúng là một pháp tu đơn giản, dễ dàng, thích hợp với nhiều Người nhưng nó chưa giúp quý vị có được sự Giác ngộ và Giải thoát thực sự. Lý do là pháp tu này còn dụng công, còn dùng thân và tâm vật lý để tu tập. Trong Thiền tông - mạch nguồn Thiền được Đức Bổn sư truyền theo dòng riêng có khẳng định khi mình dụng công vật lý để tu tập, khi mình suy nghĩ làm phước thiện, cầu mong đến cõi Tịnh độ hay bất cứ cõi nào sinh sống thì cái suy nghĩ và hành động của mình sẽ tạo ra làn sóng điện từ Dương ngang bằng với cõi trời đó. Và theo luật nhân quả khi hết duyên sống nơi Thế giới này thì Trung ấm thân sẽ tự động đưa mình vào sống ở đấy. Tuổi thọ của các cõi khác nhau, riêng tuổi thọ ở cõi nước Tịnh độ là 10.000 năm so với quả địa cầu. Số tuổi thọ của Người tu ở từng cõi trong đó có Tịnh độ thuộc vào nghiệp phước thiện mà họ tạo ra lúc ở cõi Ta bà. Quy luật nhân quả nơi Thế giới này có sinh ắt sẽ có diệt, không sinh thì không diệt. Người tu Tịnh độ thân - khẩu, tứ chi và tâm luôn tạo ra làn sóng điện từ Âm Dương cho nên tất yếu sẽ bị dòng điện đó cuốn đi đến nơi nó cần đến để trả nhân quả. Vì đã gieo nhân ắt phải gặt quả, không thể nào khác được. Quả chỉ không trổ trừ phi mình không gieo. Người Niệm hồng danh vì muốn đến cõi nước sung sướng, tìm mọi cách để đến đó khi đủ điều kiện ước mong sẽ trở thành hiện thực. Vì gieo thiện nghiệp nên họ bắt buộc phải thụ hưởng điều phước thiện tương ứng mình tạo ra. Mà hưởng hoài sẽ hết. Hết rồi thì phải trở lại Ta bà. Nhưng trước khi trở lại Ta bà họ sẽ được Đức Phật A Di Dà dẫn ra ao sen kiểm Thiền. Nếu đã Giác ngộ và hiểu công thức Giải thoát Ngài sẽ xác nhận bằng câu: Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh. Rồi Ngài đưa vị đó trở lại Thế giới loài Người đến gần nơi pháp môn Thiền tông giúp họ Giác ngộ, nhờ sự Giác ngộ này biết tạo ra công đức để trở về Phật giới. Còn chưa Giác ngộ thì lại trở lại dòng tộc để làm Người và tiếp tục đi luân hồi

     Xin thưa quý vị chúng ta thấy Tam giới này như nhà lửa, luôn bất an, chúng ta nhàm chán và sợ luân hồi, ta tìm đến Đạo Phật để tu tập, mong muốn có được sự Giác ngộ và Giải thoát đích thực. Nhưng nếu tu mà còn bị luân hồi thì đích thị là công dã tràng, phí công vô ích. Vì vậy, quý vị hãy suy xét cho thật kỹ khi lựa chọn cho mình một pháp tu để cuộc đời này của quý vị không bị uổng phí, để muôn kiếp không bị trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi.

     Vậy tu như thế nào để được Giác ngộ và Giải thoát? Và tu trong một đời liệu có liễu sinh thoát tử được không? Quý vị đã biết Tam giới này đều được cấu tạo bằng điện từ Âm Dương, không bền vững, không thật có cho nên quý vị đừng có dính mắc nào nó. Tâm quý vị hãy dừng, dứt, buông tất cả mọi chuyện. Hãy vô trụ với thế giới vật lý này. Hãy để tâm Thanh tịnh một cách tự nhiên. Tuyệt đối quý vị không được dụng công, vì khi dụng công tu hành sẽ tạo ra làn sóng điện từ Âm Dương nó sẽ kéo quý vị đi luân chuyển trong Tam giới. Quý vị phải biết rõ Tánh Người của mình là gì? Phải biết được Tánh Phật. Phải nhận ra được Tánh Phật, sống với nó; phải biết công thức Giải thoát, phải tạo công đức thật nhiều để làm "lộ phí" trên hành trình về Phật giới cho mình. Tất cả những nội dung thông tin này đều đã được chùa Thiền tông Tân Diệu trình bày rất rõ ràng trong bộ sách viết về Thiền tông do Thầy Nguyễn Nhân biên soạn. Xin mời quý vị tìm hiểu.

Kính chúc quý vị đạt được sự Giác ngộ và Giải thoát thực sự!

Thành phố vinh ngày 09 tháng 10 năm 2017

Phật tử Phạm Hoài An 

Từ khóa:

Bản quyền thuộc về: CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU
Website: https://www.chuatandieu.com - Email: chuathientongtandieu@gmail.com - Nơi dành cho những Người muốn Giác ngộ - Giải thoát.
            

Copyright © 2017 THIENTONG. All Rights Reserved.Design by Nina Co, Ltd
Đang online: 3 | Hôm nay: 73 | Hôm qua: 560 | Tổng truy cập: 914613
Đặt câu hỏi trực tuyến