CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Phật tánh không nay không xưa

Phật tánh không thêm, không bớt, không thừa

Người thấy sanh tử dây dưa

Hai thứ không chạm chỗ xưa Niết Bàn.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm

Chẳng quán, chẳng tưởng nhận liền tánh nghe

Tánh nghe, tánh thấy là bè

Đưa Người Thanh tịnh về miền quê xưa.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Như Lai dạy rõ cụ rằng

Ngọc châu như ý ở hằng nơi ta

Dù tìm được gần hay xa

Ngọc châu như ý thật là bỏ đi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

​-Tri kiến lập tri tức vô minh bổn  

Tri kiến bất lập tri, tức tánh Niết Bàn.  

-Thiền tông không quán tưởng cầu  

Ngồi thiền vạn kiếp vẫn sâu luân hồi.​

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Vọng tưởng mà cầu huyền linh

Là tìm sanh tử để mình vui chơi

Thiền tông Phật bảo mình thôi

Thôi đi tất cả luân hồi không theo.

 

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Tu Thiền mà Quán hay cầu

Chẳng khác đốt lửa giữa bầu bão giông

Thiền tông mà cố dụng công

Dụng công mà được bỏ sông cho rồi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Cuộc sống hiện tại của ông

Là sống Nhân quả nên ông khổ sầu

Dù sống cao sang đến đâu

Cũng là luân chuyển không đâu an nhàn.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

ĐẦU TIÊN NHƯ LAI THUYẾT ĐẠO MẦU

CÁC ÔNG TRIỆT NGỘ CHỖ THÂM SÂU

NHƯ LAI MỪNG CÁC ÔNG THẤU HIỂU

NGỌC CHÂU NHƯ Ý CHẲNG TÌM, CẦU

ĐỨC LỤC TỔ HUỆ NĂNG DẠY

BỒ ĐỀ VỐN KHÔNG CÂY

SÁNG KHÔNG PHẢI NHỜ ĐÀI

XƯA NAY KHÔNG PHẢI VẬT

CHỖ NÀO DÍNH BỤI NHƠ.

NĂM ANH EM NGÀI KIỀU TRẦN NHƯ NÓI

DỤNG CÔNG TÌM KIẾM PHẬT LÀM CHI

TRỰC NHẬN CHÂN TÂM NGỘ TỨC THÌ

TRẦN KIA SAO SUYẾN PHẢI LÌA BỎ

TÂM KIA TỊNH SÁNG NHẬN NGAY ĐI.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

THIỀN THANH LÀ NHẤT TỰ THIỀN

BUÔNG, DỪNG, THÔI, DỨT HẾT LIỀN TỬ SANH

Ở TRONG VẬT LÝ ĐUA TRANH

ĐUA TRANH CÀNG MẠNH TỬ SANH, KÉO MÌNH.

ĐỨC PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG DẠY

THIỀN TÔNG THANH TỊNH MÀ TÙY DUYÊN

ĐÓI ĐẾN THÌ ĂN MỆT NGỦ LIỀN

TRONG NHÀ CÓ BÁU THÔI TÌM KIẾM

ĐỐI CẢNH VÔ TÂM CHỚ HỎI THIỀN.

Các bài khác
Lễ đón nhận giấy phép Giải đáp Thiền tông.

Sáng Chủ nhật ngày 18-12-2016 (nhằm ngày 20 tháng 11 năm Bính Thân), chùa Thiền tông Tân Diệu đã long trọng tổ chức buổi lễ: “Đón nhận Giấy phép giải đáp Thiền tông” từ chính quyền UBND xã Tân Mỹ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu chúng tôi xin tóm tắt sơ lược quang cảnh và chương trình buổi lễ như sau:

000010003002016-12-20-00-08-05

000020005552016-12-20-00-09-03

Quang cảnh buổi lễ nhìn từ xa

000020011112016-12-20-00-12-54

Đông đảo quý quan khách và quý Phật tử tề tựu trước khuôn viên chùa

Tham dự “Lễ đón nhận giấy phép hỏi đáp Thiền tông”, có Hoà thượng Thích Trí Khai – Chứng minh Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), liên huyện Đức Hoà – Đức Huệ; Hoà thượng Thích Thiện Phúc – Uỷ viên Ban trị sự GHPGVN tỉnh Long An – Trưởng Ban trị sự GHPGVN, liên huyện Đức Hoà – Đức Huệ; Thượng toạ Thích Minh Trung – Uỷ viên Ban trị sự GHPGVN tỉnh Long An – Phó Trưởng Ban trị sự GHPGVN liên huyện Đức Hoà – Đức Huệ; Đại Đức Thích Thiện Trực – Phó Ban trị sự GHPGVN liên huyện Đức Hoà – Đức Huệ; Đại Đức Thích Thiện An – Trưởng Ban pháp chế Phật giáo liên huyện Đức Hoà – Đức Huệ.

Về phía lãnh đạo chính quyền các cấp, có sự hiện diện của ông Hồ Cư – Phó Trưởng phòng Nội vụ – Trưởng Ban Tôn giáo huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Phía lãnh đạo xã Tân Mỹ, có ông Lê Văn Lùm – Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc xã Tân Mỹ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Ông Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng Công an xã Tân Mỹ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Ngoài ra, còn có các cơ quan báo, đài, cùng hơn 100 Phật tử đến từ khắp nơi trong cả nước như: Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, TP.HCM, Cần Thơ, Cà Mau, v.v…

0002122-12-45_compressed

Người dẫn chương trình bắt đầu buổi lễ

Mở đầu buổi lễ là nghi thức niệm Phật Bổn Sư Thích Ca, để cầu sự gia hộ của Ngài cho đạo Giác ngộ – Giải thoát mà Ngài đã dạy, đang được lưu truyền tại nước ta, cũng như cho buổi lễ được thành tựu viên mãn.

0002122-52-22_compressed

Niệm Phật Bổn Sư Thích Ca cầu gia hộ cho Chánh pháp Thiền tông được trường tồn

Tiếp theo là phần Tuyên bố lý do của Viện chủ chùa Thiền tông Tân Diệu – Thiền gia, soạn giả Nguyễn Nhân. Trong phần tuyên bố này, viện chủ đã trình bày sơ nét về mạch nguồn Thiền tông bắt nguồn từ Đức Phật truyền cho Ngài Ma Ha Ca Diếp để làm vị Tổ sư Thiền tông đời thứ nhất. Tiếp đến là 35 vị Tổ nữa. Trong đó có 3 vị Tổ của Việt Nam (còn gọi là Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử) là: Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Ngài Pháp Loa và Ngài Huyền Quang. Chùa Thiền Tông Tân Diệu được Thiền sư Ni Đức Thảo xây dựng vào năm 1950 để phổ biến pháp môn Thiền tông này. Tuy nhiên, năm ấy toàn dân ta đang phải chống chọi với thực dân Pháp xâm lược nên nhiệm vụ phổ biến này không thể thực hiện được. Vào năm 1958, thiền sư Ni Đức Thảo giao lại cho viện chủ chùa hiện nay là Thiền gia, soạn giả Nguyễn Nhân có nhiệm vụ tiếp nối phổ biến pháp môn Thiền tông tuyệt quý này cho nhiều người cùng biết.

0003622-16-40_compressed

Viện chủ – Thiền gia, soạn giả Nguyễn Nhân đọc phần tuyên bố lý do buổi lễ

Sau đó, viện chủ tìm cách phổ biến pháp môn này bằng nhiều phương tiện. Năm 2006, ông đã cho xuất bản lần lượt các quyển sách viết về Thiền tông. Cho đến nay là đúng 10 năm, soạn giả đã cho ra đời bộ sách Thiền tông tổng cộng 10 quyển, do nhà xuất bản Tôn Giáo và nhà xuất bản Hồng Đức cấp phép. Trong 10 năm qua, có rất nhiều người muốn tu để giác ngộ – giải thoát, tìm đến chùa đặt ra những câu hỏi và tìm cách thức tu tập đúng theo lời dạy của Đức Phật. Do vậy, viện chủ đã làm đơn xin phép Giáo hội và chính quyền để được phép giải đáp pháp môn Thiền tông học này cho nhiều người cùng biết.

Tiếp nối phần tuyên bố lý do là khoảnh khắc trao giấy phép giải đáp Thiền tông của đại diện lãnh đạo chính quyền xã cho viện chủ chùa Thiền tông Tân Diệu.

0003622-29-58_compressed

Ông Lê Văn Lùm – Chủ tịch UBMTTQVN. xã Tân Mỹ trao bảng Giấy phép Giải đáp pháp môn Thiền tông

Kế đến là phần phát biểu của lãnh đạo chính quyền huyện Đức Hoà. Ông Hồ Cư – Phó Trưởng phòng Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo huyện Đức Hoà, tỉnh Long An, cho rằng: Đảng và Nhà nước rất hoan nghênh việc giáo dục con người thông qua giáo lý Phật giáo, gắn liền với sự phát triển của đất nước. Cùng với việc trải qua những thăng trầm lịch sử phát triển và hình thành cho đến nay của chùa Thiền tông Tân Diệu, đồng thời để ghi nhận những công lao đóng góp của chùa Thiền tông Tân Diệu, UBND. xã Tân Mỹ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An đã cấp giấy phép hỏi đáp Thiền tông. Qua đó, lãnh đạo chính quyền địa phương xã Tân Mỹ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An hy vọng chùa Thiền tông Tân Diệu thực hiện đúng tín ngưỡng Tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

0003822-24-17_compressed

Ông Hồ Cư – Phó Trưởng Phòng Nội vụ, Trưởng Ban tuyên giáo Huyện Đức Hoà phát biểu

Tiếp nối chương trình là phần báo cáo về nguồn gốc pháp môn Thiền tông do hai đại diện của chùa Thiền tông Tân Diệu là Thiền gia Ngọc Lâm và Thiền gia Thanh Toàn.

Mở đầu, vị đại diện chùa giới thiệu sơ lược về ba danh gọi những người tu theo pháp môn Thiền tông, bao gồm: “Phật tử Thiền tông”, là người này tự nguyện tu theo pháp môn Thiền tông và làm con của Phật; “Phật gia Thiền tông”, là người tu theo pháp môn Thiền tông mà ở tại nhà; “Thiền tông gia”, là người này tu theo pháp môn Thiền tông mà cũng ở tại nhà, nhưng họ nhiệt tình giúp cho nhiều người khác hiểu được pháp môn Thiền tông học.

Sau đây, chúng tôi xin trích nguyên văn phần báo cáo về nguồn gốc pháp môn Thiền tông như sau:

* Đầu tiên, Đức Phật gọi pháp môn này là “Như Lai Thanh tịnh thiền”.

     Vì sao Đức Phật gọi như vậy? 

     – Vì pháp môn này, người nào muốn tu tập, chỉ cần để tâm  tự nhiên thanh tịnh là phải.

     Tuy chỉ có đơn giản như vậy, nhưng không ai thực hành được.

     Vì sao?

     – Vì loài người ai cũng sống trong qui luật Nhân quả luân hồi của trái đất, do điện từ Âm Dương cuốn hút và kéo đi, nên khó mà để tâm tự nhiên thanh tịnh được! Cộng với tánh của mỗi con người ai cũng có 16 thứ tánh, mà 3 thứ tánh mạnh nhất là Tưởng, Tham và Sợ, nên tâm lúc nào cũng chạy theo 3 thứ này và 13 thứ nữa.

    Vì quá khó như vậy, nên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không dạy pháp môn Thiền tông học này ở trong các kinh điển phổ thông, mà Đức Phật phải dạy ngoài các kinh điển thông thường. Danh từ chuyên môn của đạo Phật gọi là “Truyền ngoài giáo lý”. Nhờ các vị Tổ Thiền tông truyền cho nhau, để khi nào loài người văn minh lên thật cao, pháp môn Thiền tông này mới được phổ biến ra.

     Sự việc này, trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa Đức Phật có Huyền Ký như sau:

    * Khi nào “Long Nữ thành Phật”, thì pháp môn Thiền tông học này mới được công khai nói ra.

   Trước đó, trong kinh Kim Cang Đức Phật cũng có dạy:

    * Sau khi Như Lai nhập Niết Bàn, 500 năm sau cùng, người nào nhận được tập Huyền Ký  của Như Lai truyền theo dòng Thiền tông, thì người này phải công bố ra cho nhiều người cùng biết, nhưng cũng không được truyền theo hệ thống giáo lý phổ thông của đạo Phật.

    Đức Phật có dạy trong 2 quyển kinh nói trên như vậy, nên các vị Tổ Thiền tông, gọi pháp môn Thiền tông học này là “Giáo ngoại biệt truyền”, tức truyền ngoài các kinh điển thông thường.

    Năm 1.958, Ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diêu chúng tôi được Thiền sư ni Đức Thảo giao Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông và dạy chúng tôi 4 phần:

     Một: Khi nào giang sơn thống nhất, xin chính quyền cất ngôi chùa Thiền tông đúng nghĩa.

     Hai: Khi nào ngôi chùa được hoàn thành, xin phép chính quyền trình pháp môn Thiền tông học này ra.

     Ba: Nhưng không khuyến khích ai tu theo pháp môn Thiền tông học này.

     Bốn: Khi nào chính quyền cho phép, phải mời Chư vị lãnh đạo Giáo hội chứng minh.

    Hôm nay, Ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu chúng tôi được chính quyền xã Tân Mỹ cho phép trình bày pháp môn Thiền tông học này, nên Ban quản trị chúng tôi kính tường trình lên Hòa thượng Trưởng ban Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, liên huyện Đức Hòa – Đức Huệ, cùng quí vị trong Ban Trị sự, quí vị chính quyền huyện Đức Hòa cũng như xã Tân Mỹ, quí vị Báo chí, và tất cả quí vị hiện diện ở đây biết về pháp môn Thiền tông học này. 

    Trước khi trình bày rõ ràng pháp môn Thiền tông học này, chúng tôi xin Hòa thượng, quí vị trong Ban Trị sự và chính quyền các cấp cho phép Ban quản trị chúng tôi trình sơ qua 5 pháp môn tu có dụng công, mà Đức Phật gọi là tu hành có thành tựu trong vật lý:

    MộtTu Tiểu thừa: Cũng gọi là Nam truyền, hay Nam tông.

    HaiTu Trung thừa: Gọi là Lý luận Bát Nhã, cũng gọi là Triết lý Phật Thích Ca.

    BaTu Đại thừaNghi, tìm hay kiếm trong vật chất.

    BốnTu Tịnh Độ tôngNiệm Phật A Di Đà.

    NămTu Mật chú tông: Niệm câu thần chú.

    Còn pháp môn thứ 6 Đức Phật gọi là “Như Lai Thanh tịnh thiền”, đến đời Tổ thứ 2 trở đi gọi là “Thiền tông”. 

    Pháp môn Thiền tông học này thật là khó tu, 10.000 người tu, chưa chắc có 1 người tu được. Vì vậy, Đức Phật phải dạy riêng cho Tổ Ma Ha Ca Diếp, nhờ vị Tổ này truyền ngoài kinh điển, tức không dạy trong các chùa, thiền viện hay tu viện, mà chỉ dạy 1 trong 2 nơi như sau:

     – Một là chùa Thiền tông.

     – Hai là Thiền tông thất.

     Đức Phật có dạy rõ pháp môn Thiền tông học này như sau:

     – Pháp môn Thiền tông học này phải đợi đến đời Mạt pháp trở đi, khi loài người văn minh lên thật cao, thì pháp môn Thiền tông học này mới được trình bày ra. Nhưng phải xin phép chính quyền và kính mời Giáo Hội Phật Giáo địa phương đến chứng minh.

    Chúng tôi xin trình rõ: Đầu tiên, Đức Phật dạy pháp môn này có những phản ứng như sau:

   – Khi Đức Phật dạy kinh Diệu Pháp Liên Hoa xong, Đức Phật mới nói với các vị Tỳ kheo và đại  chúng: 

    – Này các Tỳ kheo và đại chúng: Suốt 45 năm qua, Như Lai dạy các Tỳ kheo và đại chúng tu hành dụng công có thành tựu theo sự ham muốn của mỗi người, bằng 5 pháp môn: Tiểu thừa – Trung thừa – Đại thừa – Niệm Phật và Niệm Chú. Nay Như Lai chỉ còn sống 4 năm nữa thôi, nhiệm vụ của một vị Đại toàn giác là dạy cho các Môn đồ biết 2 phần:

* GIÁC NGỘ và GIẢI THOÁT.

     * Vậy, Môn đồ nào muốn Giải thoát thì phải tu theo pháp môn “Như Lai Thanh tịnh thiền”, đương nhiên phải bỏ 5 pháp môn tu hành mà suốt 45 năm qua Như Lai đã dạy.

     Khi đó, tại hội của Đức Phật dạy đạo này các Tỳ kheo và đại chúng có trên 7 ngàn người. Các vị này không ai hỏi lý do, mà có nhiều người đứng lên nói với Đức Phật như sau:

     – Này Cồ Đàm, chẳng lẽ ông bị Ma ám rồi sao? Ông dạy chúng tôi tu suốt 45 năm qua, bây giờ bảo chúng tôi phải bỏ hết, ông có bị điên không vậy?

     – …

     Trong số này, có cả 10 đệ tử lớn của Đức Phật cũng hùa theo và nói như vậy.

     Các người này nói xong, họ đứng dậy bỏ đi trên 5 ngàn người, còn lại có 1.250 người, họ cũng nói Đức Phật là không bình thường.

     Tình thế như vậy, Đức Phật có nói: 

     – Này các Tỳ kheo và Môn đồ: Hoài bão của Như Lai dạy đạo là muốn giúp cho các người giải thoát ra ngoài sức hút Nhân quả luân hồi của trái đất cũng như Tam giới này. Nhưng vì các Ngươi không chịu từ bỏ thế giới này, mà ham được cái này, chứng được cái kia nên dính cứng vào đây. Vì vậy, khi Như Lai bảo các Ngươi từ bỏ những cái mà các ông tu hành được. Các Ngươi không hỏi lý do, mà nói Như Lai bị điên!

    Như Lai nói cho các Ngươi rõ:

    Trái đất này luân chuyển theo qui luật vật lý Âm Dương, nên sanh ra Nhân quả. Vì vậy, dù các Ngươi có dụng công tu hành đạt được cảnh giới nào đi chăng nữa, cũng còn nằm trong qui luật Nhân quả Luân hồi của trái đất này, chắc chắn không giải thoát được. Các Ngươi muốn ra ngoài sức hút của Vật lý điện từ Âm Dương của trái đất, duy nhất phải trở về Phật giới, thì mới không bị luân hồi nữa.

    Đức Phật nói tiếp:

    – Để chứng minh là có thế giới không Luân hồi, là nơi Mười phương chư Phật sống, người nào muốn nhìn thấy thế giới chư Phật sống thì ở lại đây, Như Lai sẽ tạo điều kiện cho các Ngươi thấy, còn người nào không muốn thấy, tự động đứng dậy ra đi.

    Đức Phật nói như vậy, 1.250 người có mặt không ai đứng dậy ra đi, mà ở lại thưa trình cùng Đức Phật rằng:

    – Kính bạch Đức Thế Tôn, chúng con muốn ở lại để nhìn thấy thế giới Mười phương chư Phật.

    Đức Phật dạy:

    – Nếu các Ngươi muốn nhìn thấy thế giới Mười phương chư Phật, thì Như Lai sẽ bủa “Siêu đại thần lực thanh tịnh thiền”, để tạo những ống “Viễn vọng kính” nhìn ra được ngoài trái đất và Tam giới . Nếu trong các người, người nào trong vỏ bọc tánh Phật của mình có thật nhiều công đức, thì người đó mới thấy được thế giới chư Phật. Các Ngươi chỉ cần ngồi yên, để tâm tự nhiên thanh tịnh, không dụng công là được.

    Đức Phật vừa dạy xong, tất cả Tỳ kheo và đồ chúng, ai ai cũng nghiêm chỉnh vâng lời ngồi yên.

    Đức Phật liền bủa “Siêu đại Thần lực Như Lai Thanh tịnh thiền”. Trong giây lát, bầu trời tự nhiên sáng rực, gấp trăm lần ánh sáng bình thường của ban ngày nhưng rất mát dịu, bao trùm núi Linh Sơn, khắp trái đất và vượt ra ngoài Tam giới nữa.

    Trong ánh sáng này, có những tia sáng giống như những ống “Viễn vọng kính”, có lỗ nhìn xuyên qua được Tam giới, thấy được thế giới Mười phương chư Phật đang sống.

    Trong 1.250 người có mặt, duy nhất chỉ có ông Xá Lợi Phất nhìn thấy được thế giới chư Phật sống trong giây lát. Khi không còn nhìn thấy nữa, ông liền sụp xuống, quì lạy Đức Phật và trình thưa như sau:

     – Kính bạch Đức Thế Tôn, Như Lai là Đấng Đại Toàn giác, dạy mà chúng con không chịu nghe, còn nói Đức Thế Tôn bị Ma ám! Chúng con là những tên tội đồ ngỗ nghịch. Hôm nay, nhờ Đức Thế Tôn bủa “Siêu đại thần lực Như Lai Thanh tịnh thiền”, con nhìn thấy được Phật giới, con mới tin rằng: Nơi thế giới Mười phương chư Phật sống, không có sức hút của điện từ Âm Dương nên không có Luân hồi, còn ở trái đất này, dù chúng con có tu hành hay làm bất cứ thứ gì, cũng không thoát ra ngoài qui luật Luân hồi của trái đất này được.

    Ông vừa khóc, vừa luôn miệng nói và liên tục lạy Đức Phật.

    Đức Phật liền đưa tay đỡ đầu ông và dạy:

    – Này ông Xá Lợi Phất: Đã mang thân con người thì cũng phải sử dụng tánh người; tánh người nó là như vậy đó, thôi ông hãy đứng dậy đừng lạy Như Lai nữa.

    Nhờ ông Xá Lợi Phất nhìn thấy được Phật giới, ông thuật lại cho mọi người nghe, nên mọi người mới tin là có thế giới chư Phật, thế giới này không có luân hồi.

    Do đó, tất cả 1.250 vị có mặt đều cầu xin Đức Phật dạy pháp môn “Như Lai Thanh tịnh thiền”.

    Sau 2 năm Đức Phật dạy pháp môn Như Lai Thanh tịnh thiền, đến lúc Đức Phật phải kiểm thiền xem người nào “Kiến tánh”, để trao pháp môn Như Lai Thanh tịnh thiền này lại cho vị này, để vị  này truyền pháp môn Như Lai Thanh tịnh thiền lại cho hậu thế.

    Một buổi sáng mùa Xuân trên mặt bằng núi Linh Sơn, Đức Phật tập hợp đông đảo Đồ chúng để kiểm thiền, có tất cả là 1.250 vị tham dự.

    Đức Phật đưa lấy 1 cành hoa sen đang cắm trong bình đưa lên cho đại chúng xem. Đức Phật nhìn từ gần ra xa, từ trái sang phải, không ai biết Đức Phật muốn nói gì. Duy nhất chỉ có ông Ma Ha Ca Diếp mỉm miệng cười.

    Đức Phật hỏi:

    – Mọi người không cười sao ông lại cười?

    Ông Ma Ha Ca Diếp trình với Đức Phật:

    – Kính bạch Đức Thế Tôn, nhờ Đức Thế Tôn tay cầm cành hoa sen đưa lên cho đại chúng xem, bỗng Phật nhãn của con mở ra, con nhìn thấy rõ ràng bằng tánh Phật thấy thanh tịnh, con mừng quá nên con cười.

    Đức Phật hỏi ông:

    – Ông thấy bằng tánh Phật thanh tịnh của ông như thế nào, vậy ông hãy trình lại cho Như Lai nghe xem có đúng không?

   Ông Ma Ha Ca Diếp không trình thấy như thế nào, mà ông trình với Đức Phật bằng bài kệ 44 câu:

      Sen xuân nở tại Linh Sơn
Thiền hoa thanh tịnh ơn trên Phật Đà

Ý Phật con đã nhận ra
Tánh Thấy, Ý thấy, được qua luân hồi.

Bao năm khổ hạnh con thôi
Sống với tánh Thấy luân hồi màng chi

          Hoa sen con nhận tức thì
Niết bàn thanh tịnh tìm chi mệt người.

Phật ôi, Con đã ngộ rồi
Thấy trong thanh tịnh là nơi quê nhà

          Phật tánh con đã nhận ra
Khi thấy, Ý thấy vượt xa muôn trùng.

          Tánh Thấy hết sức lạ lùng
Muôn đời ngàn kiếp lạ lùng mới hay

          Thiền Thanh Đức Phật chỉ bày
Hôm nay thật sự nhận ngay Tánh mình.

Nhận được, con chỉ lặng thinh...

Từ khóa:

Bản quyền thuộc về: CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU
Website: https://www.chuatandieu.com - Email: chuathientongtandieu@gmail.com - Nơi dành cho những Người muốn Giác ngộ - Giải thoát.
            

Copyright © 2017 THIENTONG. All Rights Reserved.Design by Nina Co, Ltd
Đang online: 5 | Hôm nay: 5 | Hôm qua: 387 | Tổng truy cập: 903186
Đặt câu hỏi trực tuyến