CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Phật tánh không nay không xưa

Phật tánh không thêm, không bớt, không thừa

Người thấy sanh tử dây dưa

Hai thứ không chạm chỗ xưa Niết Bàn.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm

Chẳng quán, chẳng tưởng nhận liền tánh nghe

Tánh nghe, tánh thấy là bè

Đưa Người Thanh tịnh về miền quê xưa.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Như Lai dạy rõ cụ rằng

Ngọc châu như ý ở hằng nơi ta

Dù tìm được gần hay xa

Ngọc châu như ý thật là bỏ đi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

​-Tri kiến lập tri tức vô minh bổn  

Tri kiến bất lập tri, tức tánh Niết Bàn.  

-Thiền tông không quán tưởng cầu  

Ngồi thiền vạn kiếp vẫn sâu luân hồi.​

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Vọng tưởng mà cầu huyền linh

Là tìm sanh tử để mình vui chơi

Thiền tông Phật bảo mình thôi

Thôi đi tất cả luân hồi không theo.

 

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Tu Thiền mà Quán hay cầu

Chẳng khác đốt lửa giữa bầu bão giông

Thiền tông mà cố dụng công

Dụng công mà được bỏ sông cho rồi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Cuộc sống hiện tại của ông

Là sống Nhân quả nên ông khổ sầu

Dù sống cao sang đến đâu

Cũng là luân chuyển không đâu an nhàn.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

ĐẦU TIÊN NHƯ LAI THUYẾT ĐẠO MẦU

CÁC ÔNG TRIỆT NGỘ CHỖ THÂM SÂU

NHƯ LAI MỪNG CÁC ÔNG THẤU HIỂU

NGỌC CHÂU NHƯ Ý CHẲNG TÌM, CẦU

ĐỨC LỤC TỔ HUỆ NĂNG DẠY

BỒ ĐỀ VỐN KHÔNG CÂY

SÁNG KHÔNG PHẢI NHỜ ĐÀI

XƯA NAY KHÔNG PHẢI VẬT

CHỖ NÀO DÍNH BỤI NHƠ.

NĂM ANH EM NGÀI KIỀU TRẦN NHƯ NÓI

DỤNG CÔNG TÌM KIẾM PHẬT LÀM CHI

TRỰC NHẬN CHÂN TÂM NGỘ TỨC THÌ

TRẦN KIA SAO SUYẾN PHẢI LÌA BỎ

TÂM KIA TỊNH SÁNG NHẬN NGAY ĐI.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

THIỀN THANH LÀ NHẤT TỰ THIỀN

BUÔNG, DỪNG, THÔI, DỨT HẾT LIỀN TỬ SANH

Ở TRONG VẬT LÝ ĐUA TRANH

ĐUA TRANH CÀNG MẠNH TỬ SANH, KÉO MÌNH.

ĐỨC PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG DẠY

THIỀN TÔNG THANH TỊNH MÀ TÙY DUYÊN

ĐÓI ĐẾN THÌ ĂN MỆT NGỦ LIỀN

TRONG NHÀ CÓ BÁU THÔI TÌM KIẾM

ĐỐI CẢNH VÔ TÂM CHỚ HỎI THIỀN.

Các bài khác
Đâu đó có người, cũng đang khóc như con …

 

Thưa quý độc giả và Phật tử gần xa,

Vừa qua, Ban quản trị Tổ đình chùa Thiền tông Tân Diệu có nhận được lá thư gửi về Ban quản trị của Phật tử Lương Thúy Hằng, cư ngụ Biên Hòa – Đồng Nai, nói về sự ngộ Thiền của Phật tử. Chúng tôi xin chia sẻ cùng quý độc giả và Phật tử:

Nam Mô Mười phương chư Phật.
Nam Mô Giáo Chủ Ta Bà Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô chư vị Tổ Sư Thiền Tông.

Kính gửi: Ban quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu.

Con là phật tử thiền tông LƯƠNG THÚY HẰNG, sinh ngày 24.02.1984. Cư ngụ tại Khu phố 1, P. Thống Nhất, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Con sinh ra trong một gia đình khó khăn, cha con mất từ khi con còn rất nhỏ, ngay cả gương mặt cha như thế nào, con cũng không hình dung được. Con chỉ nghe về cha qua những lời ru ầu ơ của Mẹ  ăn sâu vào những giấc ngủ tuổi thơ. Vì lúc đó con và anh trai cũng còn nhỏ. Khi lớn lên, ai cũng nói con giống cha, thì con mới hình dung là cha của mình cũng đen thui như mình vậy, mẹ một mình vất vả nuôi hai anh em ăn học thành người.

Duyên phận, mẹ lại bước thêm bước nữa, cứ ngỡ cuộc đời mẹ sẽ bớt khổ và hạnh phúc. Nào ngờ đâu, ba ngày nào cũng  rượu chè say sưa, mẹ quyết định ly hôn, tay ôm con nhỏ, lại phải đùm bọc hai anh em con. Rồi một cơn bão lớn ập qua, con còn nhớ đó là cơn bão số 5, mẹ chỉ biết ôm 3 đứa con thơ và khóc, tiếng khóc bất lực. Sau cơn bão đi qua, nhà không còn là nhà nữa, cũng may nhờ Chính quyền địa phương và bà con hàng xóm giúp đỡ, gia đình con đã được xây một căn nhà tình thương.

Học hết cấp 3, con xin đi học nghề thẩm mỹ viện, chỉ mong muốn có cái nghề để cho gia đình bớt khổ, nhưng sức khỏe không cho phép, con bị dị ứng với hóa chất mỹ phẩm, nên viêm xoang, vì vậy không duy trì học nghề được. Mấy  tháng sau, con lại lân la khắp nơi để tìm việc, cuộc đời làm công nhân bắt đầu từ đây.

Cuộc Sống con không còn ngây ngô nữa, môi trường làm việc khiến con người con thay đổi, từ con người hiền lành, dần dần con hay tức giận, hay ganh ghét, đố kỵ, hơn thua giận dữ, nhưng đôi khi giống như bị lãnh cảm, bởi vì  công việc hàng ngày hầu như phải cãi vã với nhau mới có tiền lương vậy, tuy nhiên công việc con không suôn sẻ lắm.

Nhưng khi lập gia đình, con có phước hơn biết bao người, khi có chồng vừa đẹp trai, lại biết chăm lo cho gia đình, chồng đưa con đi du lịch khắp nơi, ăn uống thỏa thích, ở bên anh con như quên đi những cực khổ mệt mỏi.

Nhưng khi về nhà mẹ con, nhìn cảnh khổ của gia đình, thì con cảm thấy đau nhói tim, không biết làm sao để cho gia đình bớt khổ, với đồng lương công nhân ít ỏi chỉ nuôi được bản thân mình. Con chỉ còn biết đi chùa lạy lục, cầu nguyện cho gia đình bình an, mạnh khỏe,  giàu có.

Rồi vào một ngày, chồng con là Hoàng Trung Hiếu mang những quyển sách thiền tông của soạn giả Nguyễn nhân về nhà và đọc say sưa, anh không thèm quan tâm gì đến con nữa. Con cảm thấy cô đơn, thấy sợ, sợ chồng mình đi tu, bỏ mình thì mình biết phải làm sao.

Sau nhiều lần chồng con khéo bày phương tiện  bằng những cảnh đời thực tế mà con đã gặp, nhà sẵn có máy nghe và sách thiền tông học của chồng mang về để ở tủ sách. Con vì muốn hiểu chồng nên lấy máy kinh nghe thử, quả thật là từ trước tới giờ, con cứ nghĩ, kinh sách là những lời và những câu niệm Phật, được các thầy, lặp đi, lặp lại thật khó hiểu, chứ không phải là những bài giải đáp thắc mắc đời thường như thế này, ngay cả cuộc đời của Đức Phật cũng được diễn tả rất dễ hiểu, đây là máy nghe kinh có chứa lời dạy của Đức Phật được truyền theo dòng thiền tông, do soạn giả Nguyễn Nhân sưu tầm và biên soạn, nói về Pháp Môn Thiền Tông của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đã được các vị  trong Ban quản trị chùa Thiền Tông Tân Diệu đọc lại bằng những giọng đọc, thay đổi rất phù hợp với hoàn cảnh và cuốn hút, càng nghe con càng như bị cuốn hút vào từng câu từng chữ một.

Thế là mỗi buổi sáng hay tối, con hay mở máy lên nghe đi, nghe lại, nhưng điểm đặc biệt là mỗi lần nghe, thì là mỗi lần con lại nhận ra rất nhiều điều thực tế vi diệu. Con biết được tánh hiện hữu của con đang sử dụng như  tranh giành, hơn thua, ganh ghét, nóng giận; đó chính  là tánh người của con. Trong tánh người gồm 16 thứ; thọ, tưởng, hành, thức, tài, sắc, danh, thực, thùy, tham, sân, si, mạn, nghi, ác, kiến và trong 16 thứ tánh người này, có cái tưởng, tham, sợ là mạnh nhất nó sẽ kéo con đi trong lục đạo luân hồi, mà lục đạo luân hồi cũng giống như một ngôi nhà lửa vậy, lúc nào cũng cháy bừng bừng. Con nhận ra, sự nóng giận và phẫn nộ cũng như nhóm lửa trong bàn tay của mình, tất cả mình đều muốn vứt  qua cho người khác, nhưng trước đó, ngọn lửa này đã kịp thiêu đốt chính bản thân con .

Và con nhận ra rằng: ngoài tánh  người, mình cũng sẵn có Phật tánh thanh tịnh Chân Như, mà Xưa nay con không hề hay biết, Phật tánh  có cái ý làm chủ gồm  nghe, thấy, pháp, biết không duyên khởi, nó vốn như vậy không sanh, cũng không diệt, chỉ cần hàng ngày làm việc gì cứ chú tâm vào việc đó, khi tánh người nổi lên mình đừng duyên theo nó, luôn luôn biết là được.

Đời này được làm thân người đã là phước lớn của con, nhưng nay con có đại duyên, đại phước báu biết bao nhiêu kiếp, mới gặp được Pháp môn Thiền Tông học của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy những lời chân thật về giác ngộ và giải thoát, ở những năm cuối đời của Ngài .

Cũng vào ngày 14 tháng 5 năm 2017, ở Tổ đình chùa Thiền Tông Tân Diệu, có tổ chức buổi công bố Huyền ký của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, con cũng vinh dự được có mặt tại buổi lễ và nghe được những bài tham luận hay và có ý nghĩa, như bài tham luận nói về “Sự thật Trái Đất” của chị Vũ Thị Hiếu, bài tham luận về mê tín và Chánh Tín của đạo Phật, của anh Hoàng Trung Hiếu và bài tham luận của Anh Trương Trần Phước Hải. Bài nào cũng mang ý nghĩa sâu sắc giúp cho con hiểu biết và nhận thức nhiều điều. Riêng bài tham luận của Anh Phước Hải con nghe và đã bật khóc, con cảm thấy rất khâm phục ý chí kiên cường của anh vô cùng, thì bỗng dưng đối diện chỗ con ngồi xen lẫn phía sau vài người nữa có một người phụ nữ nhìn lam lũ, tóc bạc gần nửa đầu, thân gầy gòm. Cũng rơi nước mắt như con, sao con cảm thấy có một cái gì đó đồng cảm!

Ừh ! Đó chính là mẹ con đó, người mẹ bao nhiêu năm vất vả gió sương nuôi con khôn lớn, con đã không giúp được gì cho mẹ, ngược lại còn để mẹ phải khóc và lo lắng, thân mẹ ngày càng gầy và già đi, con nghĩ chắc mẹ cũng đang có một cảm giác giống con một niềm khát khao hi vọng anh trai con có thể nghe và hiểu được bài tham luận của anh Hải.

Vì anh trai con hoàn cảnh cũng gần giống như anh Hải này, để anh con có thể  nhận ra, có thêm ý chí và nghị lực từ bỏ cuộc chơi, quay về với gia đình, với mẹ và cả người vợ thân thương, sống một cuộc sống bình thường như bao nhiêu người khác .

Nhưng đâu phải muốn là được, bởi con đã nhận ra tổng nghiệp của mỗi con người đều khác nhau, không thể thay đổi được .

Thôi ! Hãy để niềm hi vọng và ước muốn đó của con và mẹ con trôi theo thời gian. Như bên Thiền Tông thất có câu :

Giác ngộ đạo Mầu Phật Thích Ca
Tánh mình thanh tịnh rõ quê nhà
Nhàn cư cõi tục tâm vô nhiễm
Tự độ mình xong ta độ tha .

Con cảm thấy thật tuyệt diệu, nếu như trên thế giới này ai cũng hiểu biết về Pháp môn Thiền Tông học của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thì cuộc sống của mỗi con người nơi trái đất này an nhiên biết bao.

Con rất biết ơn bác soạn giả Nguyễn Nhân và Ban quản trị Chùa thiền tông Tân Diệu đã sưu tầm biên soạn ra 10 quyển sách và được thu vào máy nghe để con có thể nghe và đọc để hiểu biết và giác ngộ  đến giải thoát.

Thì ra trong 49 năm Đức Phật dạy đạo,  Ngài dạy 6 pháp môn tu chủ yếu là ngài bày nhiều phương tiện dẫn dụ mà thôi, cái chính Đức Phật muốn dạy con người là giác ngộ và giải thoát, dạy con người  biết công thức trở về Phật giới, nơi quê xưa của mình  không có điện từ Âm Dương cuốn hút hay tánh người  tranh giành hơn thua, chém giết hại nhau mà chỉ có điện từ quang nơi mười phương Chư Phật, nhưng trước hết muốn về Phật giới thì phải vô trụ, vô tướng nhưng phải có sự ham muốn giải thoát  tột độ và phải biết tạo ra công đức và luôn sống được với tánh phật của mình thì mới về quê xưa được.

10 quyển sách thiền tông học này quả thật là báu vật thế gian vậy, con có duyên gặp được chồng là anh Hoàng Trung Hiếu, đã rất mực yêu thương con,  anh đã bày phương tiện để con hiểu biết về Pháp Môn Thiền Tông Học này.

Nhưng con đại duyên đại phúc từ muôn kiếp mới nhận được mạch thiền của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni do soạn giả Nguyễn Nhân phổ ra, bây giờ con không biết diễn tả thế nào về điều này, con nguyện  nửa đời người còn lại này sẽ kiên định, nương  pháp môn Thiền Tông của đức Phật Thích Ca  Mâu Ni, để con có thể giác ngộ về quê xưa.

Con có làm bài kệ 36 câu, nói lên sự ngộ Thiền của con, xin được chia sẻ:

Sinh ra không biết mặt cha
Mẹ già cặm cụi, gánh đời nuôi con
Còn bé, con biết gì đâu
Mẹ ơi! Con lớn biết đời mới hay.

Nhưng nào giúp được gì đây
Lấy chồng xa mẹ, phận dâu kiếp người
Duyên may, gặp được người chồng
Phương tiện khéo bày, con nhận Thiền Tông.

Bao năm nghĩ tưởng, con ‘Thôi’
Mong mẹ nhận Thiền, một chữ thảnh thơi
Dòng thiền, Đức Phật Thích Ca
Cả đời hoài bão, dạy người thoát luân.

Bốn năm sau cùng phật truyền
Ba mươi ba tuổi, con may nhận nguồn
Giờ đây con nhận luôn luôn
Nghe, thấy, pháp, biết  không duyên cảnh trần.

Chân thật vốn vậy, tự nhiên
Công đức giúp người, mãn phần vô sanh
Ta bà vật lý, thôi tranh
Con còn tranh giành, muôn đời con luân.

Tam giới vốn nó vậy thôi
Vì con nghĩ tưởng, luân hồi kéo con
Nhận ngay, bốn thứ nơi con
Ra đi  ngàn kiếp, nay con quay về.

Mẹ ơi! Chung mái nhà về
Công thức sẵn có, đừng ngần ngại chi
Ở đây tam giới phải đi
Nhận ngay Tánh Phật, cái chi cũng tường.

Tánh người, mười sáu hay đi
Đi trong sáu đường, biết kiếp nào ra
Đến đây, nước mắt trào dâng
Ơn Ni, ơn Tổ, ơn Ngài Thích Ca.

Nguồn thiền, Nguyễn Nhân phổ ra
Ai mà duyên lớn, con ngay giúp liền
Chùa Thơ dấu ấn Long An
Đất Rồng, sen báu, năm châu nhận thiền.

Con kính gởi lời chúc sức khỏe đến bác soạn giả Nguyễn Nhân cùng toàn thể Ban quản trị chùa Thiền Tông Tân Diệu ạ.

Phật tử  LƯƠNG THÚY HẰNG

Từ khóa:

Bản quyền thuộc về: CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU
Website: https://www.chuatandieu.com - Email: chuathientongtandieu@gmail.com - Nơi dành cho những Người muốn Giác ngộ - Giải thoát.
            

Copyright © 2017 THIENTONG. All Rights Reserved.Design by Nina Co, Ltd
Đang online: 1 | Hôm nay: 66 | Hôm qua: 313 | Tổng truy cập: 912540
Đặt câu hỏi trực tuyến