CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Phật tánh không nay không xưa

Phật tánh không thêm, không bớt, không thừa

Người thấy sanh tử dây dưa

Hai thứ không chạm chỗ xưa Niết Bàn.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm

Chẳng quán, chẳng tưởng nhận liền tánh nghe

Tánh nghe, tánh thấy là bè

Đưa Người Thanh tịnh về miền quê xưa.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Như Lai dạy rõ cụ rằng

Ngọc châu như ý ở hằng nơi ta

Dù tìm được gần hay xa

Ngọc châu như ý thật là bỏ đi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

​-Tri kiến lập tri tức vô minh bổn  

Tri kiến bất lập tri, tức tánh Niết Bàn.  

-Thiền tông không quán tưởng cầu  

Ngồi thiền vạn kiếp vẫn sâu luân hồi.​

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Vọng tưởng mà cầu huyền linh

Là tìm sanh tử để mình vui chơi

Thiền tông Phật bảo mình thôi

Thôi đi tất cả luân hồi không theo.

 

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Tu Thiền mà Quán hay cầu

Chẳng khác đốt lửa giữa bầu bão giông

Thiền tông mà cố dụng công

Dụng công mà được bỏ sông cho rồi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Cuộc sống hiện tại của ông

Là sống Nhân quả nên ông khổ sầu

Dù sống cao sang đến đâu

Cũng là luân chuyển không đâu an nhàn.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

ĐẦU TIÊN NHƯ LAI THUYẾT ĐẠO MẦU

CÁC ÔNG TRIỆT NGỘ CHỖ THÂM SÂU

NHƯ LAI MỪNG CÁC ÔNG THẤU HIỂU

NGỌC CHÂU NHƯ Ý CHẲNG TÌM, CẦU

ĐỨC LỤC TỔ HUỆ NĂNG DẠY

BỒ ĐỀ VỐN KHÔNG CÂY

SÁNG KHÔNG PHẢI NHỜ ĐÀI

XƯA NAY KHÔNG PHẢI VẬT

CHỖ NÀO DÍNH BỤI NHƠ.

NĂM ANH EM NGÀI KIỀU TRẦN NHƯ NÓI

DỤNG CÔNG TÌM KIẾM PHẬT LÀM CHI

TRỰC NHẬN CHÂN TÂM NGỘ TỨC THÌ

TRẦN KIA SAO SUYẾN PHẢI LÌA BỎ

TÂM KIA TỊNH SÁNG NHẬN NGAY ĐI.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

THIỀN THANH LÀ NHẤT TỰ THIỀN

BUÔNG, DỪNG, THÔI, DỨT HẾT LIỀN TỬ SANH

Ở TRONG VẬT LÝ ĐUA TRANH

ĐUA TRANH CÀNG MẠNH TỬ SANH, KÉO MÌNH.

ĐỨC PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG DẠY

THIỀN TÔNG THANH TỊNH MÀ TÙY DUYÊN

ĐÓI ĐẾN THÌ ĂN MỆT NGỦ LIỀN

TRONG NHÀ CÓ BÁU THÔI TÌM KIẾM

ĐỐI CẢNH VÔ TÂM CHỚ HỎI THIỀN.

Các bài khác
Buổi lễ Vấn Đáp Thiền tông công khai đầu tiên

Buổi lễ Vấn Đáp Thiền tông công khai đầu tiên

 

Sáng ngày 19-2-2017 (nhằm ngày 23 tháng Giêng năm Đinh Dậu), tại chùa Thiền tông Tân Diệu, địa chỉ 273 ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, Việt Nam, đã tổ chức buổi lễ Hỏi Đáp Thiền tông công khai lần đầu tiên.

Đến tham dự buổi lễ có các đại diện cơ quan Báo đài như: Báo Khoa Học Phổ Thông, báo Pháp Luật, báo Pháp Luật Xã Hội, báo Sài Gòn Giải Phóng, báo Điện tử Dân Sinh, Tạp chí Gia Đình, quí vị bên công ty Truyền thông… Về phía chùa Thiền tông Tân Diệu, có sự tham dự của Viện chủ, phó Viện chủ, Ban quản trị chùa cùng các huynh đệ là Phật tử Thiền tông, Phật gia Thiền tông và Thiền tông gia. Ngoài ra, còn có gần 200 quí Phật tử đến từ khắp nơi trong nước như: Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Nha Trang, TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ, Đồng Tháp, Sóc Trăng Cà Mau, v.v… Tất cả làm không khí buổi lễ thêm trang trọng và thắm tình đạo vị.

rong

Toàn cảnh buổi lễ

Mở đầu, người dẫn chương trình Hoàng Oanh giới thiệu hội đồng tham gia trả lời buổi vấn đáp gồm: Viện chủ chùa, phó Viện chủ, thư ký; Ban quản trị chùa; Hội đồng Báo chí gồm các cơ quan nêu trên, cùng đông đảo quí độc giả tham gia hỏi đáp.

Tiếp theo, người dẫn chương trình mời Phật gia Nguyễn Lê Tâm lên đọc bài báo của Phóng Viên Văn Dũng, báo Pháp Luật Xã Hội, viết về “Người giữ ‘linh hồn’ Huyền ký của Đức Phật” vào ngày 16-2-2017. Phật gia khá xúc động khi đọc những lời trong bài viết về hoài bão của Mười Phương Chư Phật đó là giúp loài người Giác ngộ & Giải thoát, cũng như những điều tuyệt diệu và lợi ích mà pháp môn Thiền tông đã mang lại cho cá nhân, gia đình, xã hội và đất nước. Cả hội trường im lặng lắng nghe như hòa cùng nhịp điệu và có sự đồng cảm nhận với Phật gia.

Vào phần hỏi đáp chính, khi Viện phó mời đặt câu hỏi thì ngay lập tức các cánh tay được giơ lên. Các câu hỏi được đặt ra nói lên niềm hi vọng, sự hoài nghi, bế tắc hay thậm chí là bức xúc từ trong cách thức tu hành của mỗi người:

– Hi vọng vì đây có thể là một trong những ngôi chùa hiếm hoi còn sót lại thời Mạt Pháp, dạy con người đến đích Giải thoát.

– Hoài nghi về quyển Huyền ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông, hoài nghi về một ngôi chùa nhỏ bé, nằm thõm sâu trong vùng quê xa xôi hẻo lánh của xã Tân Mỹ, mà cũng biết dạy người ta Giác ngộ & Giải thoát hay sao? Hoài nghi về câu nói trên chánh điện thiền tông như một sự quả quyết của chùa: “Tu theo thiền tông cốt để thành Phật”, …

– Bế tắc trong cách tu hành mà dường như các chùa to, các thiền viện, tu viện có tiếng trong nước chưa đáp ứng được mong ước “trở về quê xưa chân thật” của họ.

– Và bức xúc vì họ là từng đệ tử của những vị Thầy uy tín, thần tượng bấy lâu của họ là những vị Hòa thượng, Thượng Tọa, Đại Đức hay Tiến sĩ Phật học giảng pháp rất hay, mà chẳng lẽ không biết dạy người khác Giác ngộ & Giải thoát hay sao?

Tất cả những hi vọng, băn khoăn, trăn trở hay dồn nén, v.v… tạo nên một bầu không khí trang trọng, đa dạng, nhiều màu sắc mà cũng không kém phần căng thẳng.

Cụ thể như: Ngay từ những câu hỏi đầu, một vị Phật tử đến từ TP.HCM đã không ngần ngại, thẳng thừng đặt câu hỏi:

- “Tôi đã từng đi viếng chùa ở nhiều nơi trong nước và nước ngoài. Mỗi chùa đều có đặc điểm riêng. Nhưng tôi thấy chùa Tân Diệu có một điểm đặc biệt nổi bật mà chưa thấy ở bất kỳ chùa nào khác đó là trên chánh điện chùa có ghi câu: “Tu theo Thiền tông cốt để thành Phật!”. Như vậy, căn cứ vào đâu mà chùa lại ghi câu này, quí chùa có nói quá không? Thành Phật là thành ở chỗ nào?”. Vị Phật tử vừa đặt câu hỏi vừa chỉ lên câu khẩu hiệu trên chánh điện, lòng nhiều băn khoăn trăn trở lẫn hoài nghi.

Hay một câu hỏi khác:

- “Tôi thấy đa số các chùa ghi câu: ‘Đạo Phật là đạo Từ Bi & Trí Tuệ’, nhưng chùa Tân Diệu lại nói: ‘Đạo Phật là đạo Giác ngộ & Giải thoát’. Như vậy, tại sao lại có sự khác biệt này, chùa nào đúng, chùa nào sai?

Một Phật tử khác đến từ chùa Việt Nam Quốc Tự  ở TP.HCM, cũng hỏi hai câu:

  1. Tại sao Đức Phật không dạy pháp môn Thiền tông trong các kinh điển phổ thông mà phải nhờ các vị Tổ truyền cho nhau?
  2. Phật tử này từng nghe một vị thầy trụ trì chùa có tiếng, ở Bình Chánh TP.HCM giảng về chủ đề: “Phật tánh là gì?”. Vị Phật tử này nghe như không thuận lý rồi đem những băn khoăn và bức xúc của mình để “tặng” cho vị viện chủ chùa.

Về phía báo giới cũng có những câu hỏi, cụ thể như:

- Cơ duyên nào, vị Thiền sư Ni Đức Thảo (Sơ Tổ sáng lập chùa Thiền tông Tân Diệu) có được tập Huyền ký của Đức Phật? V.v…

Trên đây là những câu hỏi điển hình xin được trích ra trong hàng chục câu hỏi gay gắt và hóc búa dành cho người đứng đầu chùa Thiền tông Tân Diệu.

Về phía người trả lời, vị Viện chủ chùa cũng lần lượt trả lời từng vế của người hỏi một cách rõ ràng, rành mạch và không kém phần quả quyết. Cuối mỗi câu hỏi, Viện chủ đều hỏi lại người hỏi rằng có thông suốt chưa, nếu chưa thì cứ tiếp tục hỏi cho ra lẽ thật. Tất cả đều được hiểu thông, giải tỏa được những thắc mắc, băn khoăn, trăn trở, hoài nghi và nỗi bức xúc.

Buổi lễ cuối cùng cũng phải kết thúc. Thời gian 120 phút ngắn ngủi dường như cũng không đáp ứng đủ nhu cầu hỏi đáp trong quá trình tu hành, nghiên cứu của đông đảo quí độc giả và quí vị Phật tử. Thế nhưng, bấy nhiêu thôi cũng đã đủ để thỏa mãn những gút mắc của biết bao người đang trên đường “tìm lại chính mình”. Tất cả ra về trong niềm vui và hạnh phúc khó tả. Vui vì đã ít nhiều được thỏa mãn những thắc mắc, giải tỏa được mối hoài nghi bấy lâu. Hạnh phúc vì họ đã thông suốt được sự thật nơi thế giới này. Hạnh phúc vì giáo pháp Thiền tông của Đức Phật đang được lưu hành nơi đất nước tươi đẹp này!

Chúng tôi xin trích 12 câu kệ Đức Phật đã dạy, mà chùa Thiền tông Tân Diệu luôn khắc ghi và làm theo:

Thiền Thanh là Nhất tự Thiền
“Buông, Dừng, Thôi, Dứt” hết liền tử sanh
Ở trong Vật lý đua tranh
Đua tranh càng mạnh, tử sanh kéo mình!

Muốn hết tử sanh phải “Dừng”
“Dừng” tìm “Dừng” kiếm, “Dừng” luôn luận bàn
Tâm “Dừng” thì được bình an
“Dừng” theo Vật lý, muôn ngàn an vui.

Thiền Thanh phải bỏ cái “Tôi”
Vì Tôi là Ngã, luân hồi phải đi
Như Lai: Nhất tự thiền thì
Tánh an là được, việc chi cũng lìa.

Sau đây là nguyên văn bài viết: “Người giữ ‘linh hồn’ Huyền ký của Đức Phật” do Phóng viên Văn Dũng, báo Pháp Luật & Xã Hội đăng tin ngày 16-2-2017:

Trong những năm qua, Thiền tông phổ biến tại chùa Thiền tông Tân Diệu đã được Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo, soạn giả Nguyễn Nhân góp nhặt lại, biên soạn thành bộ sách và viết ra thành 10 quyển sách về pháp môn tu Thiền tông, được bạn đọc trong và ngoài nước đón đọc, góp phần giác ngộ Thiền tông.

Phóng viên báo Pháp luật & Xã hội đã có cuộc trao đổi với soạn giả Nguyễn Nhân, người đã biên soạn thành công bộ sách viết về Thiền tông học đã được bạn đọc trong và ngoài nước đón nhận. Hiện nay, tại chùa Thiền tông Tân Diệu, địa chỉ 273, ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, là nơi duy nhất trên thế giới có để câu: “Tu theo Thiền tông cốt để thành Phật”.

Pháp môn Thiền tông là pháp môn không dụng công, chỉ trực nhận Phật tánh thanh tịnh của chính mình và sống với Phật tánh ấy, đồng thời biết cách tạo công đức, biết công thức giải thoát. Đây là pháp môn Đức Phật dạy sau cùng trong 49 năm giáo hóa của Ngài, cũng chính là hoài bão của mười phương Chư Phật để giúp con người: Giác ngộ & Giải thoát.

Theo đó, những nơi nào dạy Thiền tông mà dụng công hay hành thiền kiểu này, kiểu kia là không đúng gốc Thiền tông của Đức Phật dạy mà chỉ là mượn danh từ để nói thôi chứ cốt tủy Thiền tông họ không hiểu. Pháp môn Thiền tông mà chùa Thiền tông Tân Diệu đang phổ biến có hệ thống và được cấp các giấy chứng nhận giác ngộ Thiền tông và được truyền thiền hẳn hoi: Người hiểu căn bản thiền tông thì được cấp giấy “Yếu chỉ Thiền tông”. Người hiểu sâu hơn và có làm thơ, kệ nói về sự ngộ thiền tông thì được cấp bằng “Bí mật Thiền tông”. Cao hơn nữa và có sự nhiệt tình giúp được trên 30 người đạt “Yếu chỉ Thiền tông” và 15 người đạt “Bí mật Thiền tông” thì được phong là “Thiền tông sư” (nếu là tu sĩ) và “Thiền tông gia” (nếu là cư sĩ).

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA THIỀN TÔNG

Soạn giả Nguyễn Nhân cho biết: Những người tu Thiền tông tự lo cho bản thân, gia đình; không còn mê tín dị đoan; tiết kiệm thời gian và tiền bạc; con người bớt lo âu, phiền não, không còn sợ sệt, bớt tham lam; gia đình hạnh phúc, nhà nhà an vui. Xã hội trật tự, an ổn. Mọi người đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau. Tiết kiệm hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng cho chính phủ bỏ ra hàng năm để bài trừ mê tín dị đoan, từ đó quốc gia hùng mạnh vì nếu mê tín dị đoan sẽ làm đất nước suy yếu từ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, đạo đức, v.v… Khi quốc gia hùng mạnh thì kẻ thù sẽ khiếp sợ, quốc gia sẽ an ninh hơn. Đối với các nhà nghiên cứu khoa học, pháp môn Thiền tông cung cấp tư liệu cho các nhà khoa học, bác học nghiên cứu về nhân sinh quan, vũ trụ quan, nguồn gốc sự sống, các sự sống ngoài trái đất v.v… Ngoài ra, pháp môn Thiền tông còn giúp chúng ta hiểu: Cấu tạo tổng thể của một con người, cấu tạo của một hành tinh, qui luật vận hành của trái đất, tổ chức trong một Tam giới, hằng hà sa số Tam giới trong Càn khôn vũ trụ, cấu tạo Càn khôn vũ trụ, sự sống nơi thế giới chư Phật, gọi là Phật giới, công thức giải thoát để trở về Phật giới, mà loài người gọi là thành Phật, qui luật luân hồi, đi hưởng nghiệp phước Dương, ở các nơi, qui luật luân hồi, đi trả nghiệp quả ác, Âm ở các nơi…

Vào ngày 18-12-2016 (nhằm ngày 20 tháng 11 năm Bính Thân) vừa qua, chùa Thiền tông Tân Diệu đã tổ chức buổi lễ long trọng đón nhận giấy phép Giải đáp pháp môn Thiền tông từ chính quyền xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Đến tham dự buổi lễ có sự hiện diện của quí Chư Tôn đức trong Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam liên huyện Đức Hòa – Đức Huệ; quí lãnh đạo chính quyền huyện Đức Hòa; quí lãnh đạo chính quyền xã Tân Mỹ; các cơ quan thông tấn Báo đài cùng hơn 100 Phật tử đến từ khắp nơi trong cả nước về tham dự. Có thể nói, buổi lễ là cột mốt đáng nhớ trong lịch sử ngót gần 70 năm của chùa Thiền tông Tân Diệu. Ngôi chùa bé nhỏ nằm ở vùng quê hẻo lánh tại ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Để đáp ứng nhu cầu của quý độc giả gần xa, Ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu sẽ tổ chức buổi lễ: HỎI ĐÁP THIỀN TÔNG ĐẶC BIỆT. Thời gian: 9 giờ, Chủ Nhật, ngày 19-02-2017. Địa điểm: Chùa Thiền tông Tân Diệu, số 273 ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Pháp môn Thiền tông được soạn giả Nguyễn Nhân sưu tầm, biên soạn và viết thành bộ sách gồm 10 quyển được NXB. Tôn Giáo và NXB. Hồng Đức cấp phép xuất bản:

Quyển 1: Tu theo pháp môn nào của đạo Phật dễ Giác ngộ

Quyển 2: Những câu hỏi về Thiền tông 1

Quyển 3: Hành đúng lời Phật dạy chắc chắn giải thoát

Quyển 4: Những câu hỏi về Thiền tông 2

Quyển 5: Khai thị Thiền tông

Quyển 6: Huyền ký của Đức Phật và những vị ngộ Thiền

Quyển 7: Đức Phật dạy tu Thiền tông

Quyển 8: Cuộc đời và ngộ đạo của 36 vị Tổ sư Thiền tông Ấn Độ – Trung Hoa – Việt Nam

Quyển 9: Sách trắng Thiền tông

Quyển 10: Huyền ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông

Phóng viên báo Pháp luật & Xã hội sẽ tiếp tục thông tin về nội dung của pháp môn tu Thiền tông trong kỳ sau. 

Một số hình ảnh quang cảnh buổi lễ:

IMG_6735_compressed

IMG_6740_compressed

IMG_6723_compressed

IMG_6720_compressed

IMG_6729_compressed

IMG_6732_compressed

IMG_6733_compressed

IMG_6734_compressed

IMG_6736_compressed

IMG_6739_compressed

 

BAN QUẢN TRỊ TỔ ĐÌNH CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU.

Từ khóa:

Bản quyền thuộc về: CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU
Website: https://www.chuatandieu.com - Email: chuathientongtandieu@gmail.com - Nơi dành cho những Người muốn Giác ngộ - Giải thoát.
            

Copyright © 2017 THIENTONG. All Rights Reserved.Design by Nina Co, Ltd
Đang online: 10 | Hôm nay: 349 | Hôm qua: 246 | Tổng truy cập: 903123
Đặt câu hỏi trực tuyến