CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Phật tánh không nay không xưa

Phật tánh không thêm, không bớt, không thừa

Người thấy sanh tử dây dưa

Hai thứ không chạm chỗ xưa Niết Bàn.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm

Chẳng quán, chẳng tưởng nhận liền tánh nghe

Tánh nghe, tánh thấy là bè

Đưa Người Thanh tịnh về miền quê xưa.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Như Lai dạy rõ cụ rằng

Ngọc châu như ý ở hằng nơi ta

Dù tìm được gần hay xa

Ngọc châu như ý thật là bỏ đi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

​-Tri kiến lập tri tức vô minh bổn  

Tri kiến bất lập tri, tức tánh Niết Bàn.  

-Thiền tông không quán tưởng cầu  

Ngồi thiền vạn kiếp vẫn sâu luân hồi.​

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Vọng tưởng mà cầu huyền linh

Là tìm sanh tử để mình vui chơi

Thiền tông Phật bảo mình thôi

Thôi đi tất cả luân hồi không theo.

 

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Tu Thiền mà Quán hay cầu

Chẳng khác đốt lửa giữa bầu bão giông

Thiền tông mà cố dụng công

Dụng công mà được bỏ sông cho rồi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Cuộc sống hiện tại của ông

Là sống Nhân quả nên ông khổ sầu

Dù sống cao sang đến đâu

Cũng là luân chuyển không đâu an nhàn.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

ĐẦU TIÊN NHƯ LAI THUYẾT ĐẠO MẦU

CÁC ÔNG TRIỆT NGỘ CHỖ THÂM SÂU

NHƯ LAI MỪNG CÁC ÔNG THẤU HIỂU

NGỌC CHÂU NHƯ Ý CHẲNG TÌM, CẦU

ĐỨC LỤC TỔ HUỆ NĂNG DẠY

BỒ ĐỀ VỐN KHÔNG CÂY

SÁNG KHÔNG PHẢI NHỜ ĐÀI

XƯA NAY KHÔNG PHẢI VẬT

CHỖ NÀO DÍNH BỤI NHƠ.

NĂM ANH EM NGÀI KIỀU TRẦN NHƯ NÓI

DỤNG CÔNG TÌM KIẾM PHẬT LÀM CHI

TRỰC NHẬN CHÂN TÂM NGỘ TỨC THÌ

TRẦN KIA SAO SUYẾN PHẢI LÌA BỎ

TÂM KIA TỊNH SÁNG NHẬN NGAY ĐI.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

THIỀN THANH LÀ NHẤT TỰ THIỀN

BUÔNG, DỪNG, THÔI, DỨT HẾT LIỀN TỬ SANH

Ở TRONG VẬT LÝ ĐUA TRANH

ĐUA TRANH CÀNG MẠNH TỬ SANH, KÉO MÌNH.

ĐỨC PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG DẠY

THIỀN TÔNG THANH TỊNH MÀ TÙY DUYÊN

ĐÓI ĐẾN THÌ ĂN MỆT NGỦ LIỀN

TRONG NHÀ CÓ BÁU THÔI TÌM KIẾM

ĐỐI CẢNH VÔ TÂM CHỚ HỎI THIỀN.

Các bài khác
Trẻ sơ sinh có Phật Tánh không?

 

Ông Lê Văn Nghì, sanh năm 1954, tại Bến Tre, cư ngụ đường Lạc Long Quân, quận 11, TP.HCM, có gay gắt hỏi như sau:

– Nếu nói trẻ sơ sinh, đứa nào cũng có Phật Tánh. Khi nó lớn lên, tại sao nó không biết mà phải tu hành để nhận ra Phật Tánh của nó. Khi nó lớn lên tu hành nhận ra Phật Tánh của nó, là nó thành Phật.

Vậy Phật Tánh, chừng nào luân hồi làm trẻ sơ sinh lại?

Ông Lê Văn Nghì hỏi mà như muốn gây với Trưởng ban.

Trưởng ban trả lời:

Thưa ông Lê Văn Nghì, câu hỏi của ông chúng tôi khó trả lời quá. Không biết ông hỏi để tu, hay ông hỏi để đả phá pháp môn Thiền tông học này?

Để đúng tư cách là 1 Trưởng ban quản trị chùa. Chúng tôi xin lấy câu chuyện của ông Liên Trường Ân hỏi Đức Phật giống như ông hỏi ngày hôm nay. Câu chuyện này có ghi trong kinh Thủ Lăng Nghiêm. Câu chuyện ấy như sau:

 Ông Liên Trường Ẩn ngạo nghễ hỏi Đức Phật:

– Xin hỏi Đức Thế Tôn: Người tu hành đã thành Phật rồi, chừng nào mới trở lại làm chúng sanh nữa?

Đức Phật dạy:

– Này ông Liên Trường Ẩn: Như Lai dạy pháp môn Như Lai Thanh tịnh thiền này có qui định 2 phần:

Phần 1: Ông bà nào muốn tu giải thoát đến nghe, còn không thích giải thoát thì đừng đến.

Phần 2: Khi có thắc mắc về giải thoát đến thưa hỏi, thì phải đầy đủ lễ nghi thưa hỏi.

Sao hôm nay, ông đem cái đầu Phàm phu của ông hỏi Như Lai như thế?

Ông có biết tại sao Như Lai nói ông như vậy không? Như Lai nói cho ông biết: Như Lai dạy nơi thế giới này có 2 phần:

Phần 1: Tu hành để có thành tựu trong vật lý, thì người hỏi như thế nào cũng được, không bị gì hết, kể cả chửi Như Lai cũng không sao.

Phần 2: Còn khi Như Lai dạy pháp môn Như Lai Thanh tịnh thiền, là giúp cho ai muốn giác ngộ và giải thoát đến học. Khi đến học pháp môn Như Lai Thanh tịnh thiền này phải tuân thủ nghiêm ngặt 2 điều:

Điều 1: Muốn giác ngộ và giải thoát ở lại nghe, còn không thì đi nơi khác.

Điều 2: Nếu có thắc mắc điều gì, thì phải nghiêm chỉnh thưa hỏi. Còn hỏi mà có tánh cách kêu ngạo hay ngạo nghễ hay khinh chê Như Lai, thì bị Thần Kim Cang, là vị Thần có bổn phận hộ trì chánh pháp Như Lai Thanh tịnh thiền đánh bật cái khinh chê, ngạo nghễ hay phá này trở lại nơi người khinh chê hay phá đó. Nếu nhẹ, thì cũng bị thương; còn nặng thì mất mạng!

Vì lý do này, mà Như Lai mới nói với ông như vậy, là để cứu mạng ông đó. Đức Phật vừa nói đến đây. Vị Thần Kim Cang liền xuất hiện và đưa chài Kim Cang lên định đánh tiếng kêu ngạo của ông Liên Trường Ẩn. Đức Phật liền đưa tay lên ngăn cản không cho Thần Kim Cang đánh.

Ông Liên Trường Ẩn nhìn thấy Thần Kim Cang đưa chài  Kim Cang lên định đánh tiếng hỏi kêu ngạo của mình trả lại cho mình. Ông liền sụp xuống quì lạy Đức Phật và nói:

– Kính thưa Đức Thế Tôn, con xin sám hối lời hỏi xúc phạm  đến Đức Thế Tôn. Ông vừa nói vừa khóc và liên tục lạy Đức Phật.

Đức Phật bảo:

– Hôm nay, ông thấy rõ uy lực của vị Thần Kim Cang rồi chứ. Nhiệm vụ của Như Lai là dạy cho loài người ai muốn giải thoát để trở về “Quê hương chân thật” của mỗi  người, ai thích thì đến nghe Như Lai dạy, còn không thì thôi. Ở nơi thế giới này, ai muốn cầu xin lạy lục người khác thì cứ tự nhiên, chứ Như Lai không ngăn cản.

Như Lai nói cho ông biết rõ thêm: Mỗi vị Phật đều có vị Thần Kim Cang bảo vệ, nếu có ai xúc phạm, thì bị vị Thần này đánh trả cái khinh chê hay xúc phạm của người đó, trả lại cho người đó. Ông nên biết: Lực đánh trả của vị Thần Kim Cang nếu vào người nào, thì người đó khó mà sống sót được!

Ông Liên Trường Ẩn, nghe Đức Phật nhắc lại lần thứ hai về nhiệm vụ của vị Thần Kim Cang, ông liền sụp xuống quì lạy tiếp Đức Phật và lạy liên tục nữa.

Đức Phật nói với ông:

– Thôi, ông lạy Như Lai có lợi ích gì. Cái thiết thực của ông là có thật tình ăn năn sám hối hay không, nếu ông thật tình ăn năn sám hối, thì ông có 2 đường lựa chọn:

Một: Rời ngay chỗ này và xin lỗi Thần Kim Cang và nói: “Xin Thần Kim Cang chứng cho tôi, tôi xin rút lại lời nói kêu ngạo của tôi, tôi xin chân thành ăn năn, sám hối những lời mà tôi nói với Đức Thế Tôn, xin Thần Kim Cang chứng cho tôi”. Khi ông nói xong, hãy rời đây ngay.

Hai: Còn nếu ông muốn ở lại nghe lời chân thật của Như Lai dạy, nhưng ông phải nghe bằng cái Tâm vật lý thanh tịnh của chính mình, thì mới hiểu lời dạy của Như Lai được.

Đức Phật vừa dứt 2 câu, ông Liên Trường Ẩn, liền quì lạy tiếp Đức Phật và trình thưa như sau:

– Kính bạch Đức Thế Tôn: Một lần nữa, con xin sám hối cùng Đức Thế Tôn, xin cho con ở lại nghe lời chân thật của Đức Thế Tôn dạy đại chúng và con?

Đức Phật dạy:

– Nếu ông tha thiết muốn nghe lời chân thật của Như Lai dạy, thì ông hãy nghe bằng cái Tâm thanh tịnh của chính mình.

Vì sao Như Lai bảo ông như vậy?

– Vì Tâm của ông thanh tịnh, thì ông mới tiếp nhận được lời chân thật của Như Lai dạy được. Khi ông nghe bằng Tâm thanh tịnh, thì ông được rõ 2 phần như sau:

Một: Ông biết sự sống trong Phật giới là do điện từ Quang duy trì và bảo quản. Điện từ Quang là loại điện từ không có Âm Dương, mà chỉ có rung động, nên không có luân hồi. Vì không luân hồi nên không có “Sanh tử”. Vì vậy, chư Phật sống trong Phật giới được gọi là “Vô sanh”.

Hai: Còn nơi trái đất này, là do điện từ Âm Dương bảo quản và luân chuyển theo chu kỳ: Thành – Trụ – Hoại – Diệt! Do cái chu kỳ luân hồi như vậy, nên nó tự biến chuyển thành là “Nhân quả luân hồi theo biến chuyển của vật lý điện từ Âm Dương”.

Người tu theo đạo “Giải thoát” của Như Lai, phải hiểu rõ 2 phần nói trên, thì mới hiểu rõ như sau:

  • Sử dụng Thân và Tâm duyên hợp của con người để “tu hành” là có thành tựu trong qui luật vật lý, tức còn bị luân hồi.
  • Còn không sử dụng Thân và Tâm duyên hợp của vật lý, mà chỉ nhận ra Phật Tánh thanh tịnh của chính mình, tập sống với Tánh Phật của chính mình, khi được thuần thục là mình được tự tại, cũng được gọi là tự do. Còn ông muốn vượt ra ngoài vòng sanh tử luân hồi nơi thế giới này, duy nhất, ông phải biết tạo ra công đức, thì tự nhiên ông được “rơi vào Trung tâm vận hành luân hồi”. Từ đó, sẽ nhìn thấy được 6 nẻo luân hồi và 2 cửa “Hải Triều Âm” là cửa hút vào thế giới này và cửa “Hải Triều Dương” là cửa “Giải thoát”.

Trong các kinh lớn, Như Lai thường dạy như sau:

– Tri Kiến lập tri, tức Vô minh bổn.

– Tri Kiến bất lập Tri, tức Tánh Niết bàn.

Khi ông Tu tập như vậy, vào sống trong Phật giới rồi, ông tự nhiên được thành là một vị Phật, Phật của ông cấu tạo bằng 3 thứ:

– Một là bằng khối công đức do ông tự tạo ra nơi thế giới loài người.

– Hai là bằng ánh sáng điện từ Quang.

– Ba là bằng Tánh Phật của ông.

Hình Phật của ông cấu tạo bằng 3 loại như nói trên, nên Như Lai cũng như chư Phật gọi là “Kim Thân Phật”, tức Phật bằng màu vàng. Khi ông đã thành Phật rồi, ông xem xét coi, có cách nào ông trở lại làm người được không?

Nghe Đức Phật đặt câu hỏi với mình, ông Liên Trường Ẩn liền chắp tay trả lời Đức Phật như sau:

– Kính bạch Đức Thế Tôn: Đức Thế Tôn đã giải thích quá rõ, nên một người đã thành Phật rồi, không trở lại làm người được!

Đức Phật bảo ông Liên Trường Ẩn giải thích nguyên nhân.

Ông Liên Trường Ẩn thưa trình cùng Đức Phật:

– Khi một người đã thành Phật rồi, tức Thân của vị ấy cấu tạo bằng:  Công đức – Điện từ Quang –  Tánh Phật. Ba thứ này không có lực hút Âm Dương, nên tồn tại hoài như vậy thôi.

– Còn xác thân của con người và vạn vật: Nói riêng con người là cấu tạo bằng: Tứ đại – Điện từ Âm Dương – Tánh của con người – Khối nghiệp. Vì con người cấu tạo bằng 4 căn bản nói trên, trong đó có Khối nghiệp ham muốn, nên điện từ Âm Dương mới cuốn hút và kéo đi đến nơi Tánh người ham muốn, nên bị luân hồi. Ở thế giới luân hồi này, một vị đã thành Phật rồi, không thể vào thế giới này sống được.

Vì sao con nói được như vậy?

– Là vì con nhờ Đức Thế Tôn dạy con và phân tích cho con rõ, nên tự nhiên con biết được rõ ràng như vậy.

Đức Phật nói với ông Liên Trường Ẩn:

– Đâu, ông hãy đem vật gì nơi thế giới này ví dụ cho Như Lai nghe thử xem?

Ông Liên Trường Ẩn bạch cùng Đức Phật:

– Kính bạch Đức Thế Tôn! Như ở thế giới này, vàng  còn lẫn lộn trong quặng, được gọi là quặng vàng. Khi quặng vàng được nấu, vàng đã chảy ra thành khối vàng ròng rồi, thì khối vàng ròng này không thể trở lại thành quặng được nữa!

Đức Phật khen ông:

– Phải đó!

Ông Liên Trường Ẩn bạch cùng Đức Phật: Kính bạch Đức Thế Tôn, trước đây, con là một tên “tội đồ ngỗ nghịch”; nhờ Đức Thế Tôn Từ bi tha tội cho con, mà còn dạy con biết chân thật nơi thế giới này cũng như trong Phật giới, thật tình con rất ăn năn và sám hối cùng Đức Thế Tôn.

Ông vừa nói vừa khóc rất nhiều và lạy Đức Thế Tôn hoài mà không thôi!

Đức Phật bảo ông:

– Thôi, ông dừng  lạy đi, bao nhiêu đó cũng đã đủ rồi. Lòng sám hối tha thiết và chân thành của ông, Như Lai chấp nhận.

Lời trình bày của ông với Như Lai, Như Lai xác nhận, hôm nay ông là người đã giác ngộ “Yếu chỉ Thanh tịnh thiền”.

Ông Liên Trường Ẩn được Đức Phật thứ tội cho mình và còn xác nhận mình giác ngộ “Yếu chỉ Thanh tịnh thiền”, ông hết sức vui mừng lạy tạ Đức Phật rồi lui ra.

Đức Phật liền quay sang ông A Nan Đà và nói:

– Này ông A Nan Đà: Lời dạy hôm nay của Như Lai dạy ông Liên Trường Ẩn, ông đã nghe rõ rồi đó. Vậy, ông viết vào quyển kinh Thủ Lăng Nghiêm để lưu lại cho hậu thế.

Ông A Nan Đà vâng lời Đức Phật và ghi đầy đủ trong kinh Thủ Lăng Nghiêm.

Ban Quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu, xin đem câu chuyện này để trả lời cho ông Lê Văn Nghì biết về câu hỏi của ông.

(Trích quyển Những câu hỏi về Thiền tông, quyển 1 – tác giả Nguyễn Nhân)

Từ khóa:

Bản quyền thuộc về: CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU
Website: https://www.chuatandieu.com - Email: chuathientongtandieu@gmail.com - Nơi dành cho những Người muốn Giác ngộ - Giải thoát.
            

Copyright © 2017 THIENTONG. All Rights Reserved.Design by Nina Co, Ltd
Đang online: 7 | Hôm nay: 112 | Hôm qua: 176 | Tổng truy cập: 1061094
Đặt câu hỏi trực tuyến