CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Phật tánh không nay không xưa

Phật tánh không thêm, không bớt, không thừa

Người thấy sanh tử dây dưa

Hai thứ không chạm chỗ xưa Niết Bàn.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm

Chẳng quán, chẳng tưởng nhận liền tánh nghe

Tánh nghe, tánh thấy là bè

Đưa Người Thanh tịnh về miền quê xưa.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Như Lai dạy rõ cụ rằng

Ngọc châu như ý ở hằng nơi ta

Dù tìm được gần hay xa

Ngọc châu như ý thật là bỏ đi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

​-Tri kiến lập tri tức vô minh bổn  

Tri kiến bất lập tri, tức tánh Niết Bàn.  

-Thiền tông không quán tưởng cầu  

Ngồi thiền vạn kiếp vẫn sâu luân hồi.​

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Vọng tưởng mà cầu huyền linh

Là tìm sanh tử để mình vui chơi

Thiền tông Phật bảo mình thôi

Thôi đi tất cả luân hồi không theo.

 

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Tu Thiền mà Quán hay cầu

Chẳng khác đốt lửa giữa bầu bão giông

Thiền tông mà cố dụng công

Dụng công mà được bỏ sông cho rồi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Cuộc sống hiện tại của ông

Là sống Nhân quả nên ông khổ sầu

Dù sống cao sang đến đâu

Cũng là luân chuyển không đâu an nhàn.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

ĐẦU TIÊN NHƯ LAI THUYẾT ĐẠO MẦU

CÁC ÔNG TRIỆT NGỘ CHỖ THÂM SÂU

NHƯ LAI MỪNG CÁC ÔNG THẤU HIỂU

NGỌC CHÂU NHƯ Ý CHẲNG TÌM, CẦU

ĐỨC LỤC TỔ HUỆ NĂNG DẠY

BỒ ĐỀ VỐN KHÔNG CÂY

SÁNG KHÔNG PHẢI NHỜ ĐÀI

XƯA NAY KHÔNG PHẢI VẬT

CHỖ NÀO DÍNH BỤI NHƠ.

NĂM ANH EM NGÀI KIỀU TRẦN NHƯ NÓI

DỤNG CÔNG TÌM KIẾM PHẬT LÀM CHI

TRỰC NHẬN CHÂN TÂM NGỘ TỨC THÌ

TRẦN KIA SAO SUYẾN PHẢI LÌA BỎ

TÂM KIA TỊNH SÁNG NHẬN NGAY ĐI.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

THIỀN THANH LÀ NHẤT TỰ THIỀN

BUÔNG, DỪNG, THÔI, DỨT HẾT LIỀN TỬ SANH

Ở TRONG VẬT LÝ ĐUA TRANH

ĐUA TRANH CÀNG MẠNH TỬ SANH, KÉO MÌNH.

ĐỨC PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG DẠY

THIỀN TÔNG THANH TỊNH MÀ TÙY DUYÊN

ĐÓI ĐẾN THÌ ĂN MỆT NGỦ LIỀN

TRONG NHÀ CÓ BÁU THÔI TÌM KIẾM

ĐỐI CẢNH VÔ TÂM CHỚ HỎI THIỀN.

Các bài khác
Tôi cũng tu Thiền theo trường phái của Thầy Thích Nhất Hạnh nhưng...

   I. KIẾN GIẢI:

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Nam mô Chư Vị Tổ Sư Thiền Tông!

Kính thưa Quý Thầy Ban Quản trị chùa Thiền Tông Tân Diệu!

Tên tôi là: Nguyễn Thị Quỳnh Mai – Bác sỹ Bệnh viện Y học Cổ Truyền, tỉnh Nghệ An. Sinh ngày 14/01/1967 .

Quê quán: Xã Đức Trường – Đức Thọ - Hà Tĩnh

Trú quán: Tại nhà số 01 ngõ B1 Đường Duy Tân, khối An Vinh, Phường Hưng Phúc Thành phố Vinh, Nghệ An

Địa chỉ liên lạc: Bệnh viện Y học Cổ truyền, số 01 – Tuệ Tĩnh – Thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An.

Lời đầu tiên cho phép tôi gửi tới Ban Quản trị chùa lời chúc sức khỏe, bình an. Tôi xin biết ơn soạn giả Nguyễn Nhân đã tạo duyên lớn cho tôi được nghe những lời của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật về pháp môn Như Lai Thanh Tịnh Thiền.

Kính thưa quý thầy! Tôi Quy Y Tam Bảo đã hơn 5 năm nay, trên con đường tu hành tôi cũng đã được nhiều Thầy chỉ dẫn qua nhiều pháp môn từ Niệm Chú, Tịnh Độ, Thiền Tông  … Cũng đã từng sang Thái Lan, Nepan, Ấn Độ, Malai ..v..v….Để tìm hiểu, tham gia tu tập với các khóa tu của các pháp môn khác nhau với ước nguyện lớn nhất của tôi là tu để được Giải thoát. Nên khi gặp bất cứ pháp môn nào tôi cũng nguyện với Đức Phật cho tôi gặp được chánh pháp để tu đúng chánh pháp của  Như Lai. Thật một cơ duyên may mắn đến với tôi, tôi được gặp Thầy Nguyễn Văn Hạnh là thầy giáo dạy môn Vật Lý ở trường Trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu Thành phố Vinh và cũng là Thầy giáo cũ của con trai tôi. Trước đây tôi cũng đã từng biết Thầy là một Phật tử tinh tấn nhưng theo pháp môn nào thì tôi không rõ. Cách đây hơn hai tháng tôi được Thầy tặng bộ sách Thiền Tông do soạn giả Nguyễn Nhân biên soạn; và được Thầy trực tiếp chia sẻ, phương pháp tu Giải thoát theo pháp môn Thanh Tịnh Thiền. Tôi thật sự vui mừng vì cuối cùng đã gặp được chánh pháp của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Tôi xin trình bày vài điều mà tôi hiểu được từ những lời dạy của Đức Phật rất mong được sự góp ý của quý Thầy để tôi đạt được ước nguyện trên con đường tu tập.

Thứ nhất, về càn khôn vũ trụ:

Bất kỳ một sự vật hiện tượng tồn tại trong vũ trụ (từ các hạt vi trần đến càn khôn vũ trụ)  đều được duyên hợp bởi lực Điện từ Âm, Dương cuốn hút. Lực điện từ Dương quay theo chiều lên là chiều ngược chiều kim đồng hồ, còn lực điện từ Âm quay xuống theo chiều kim đồng hồ. Lực điện từ Âm hút tứ đại lại để tạo thành vạn vật, còn lực điện từ Dương đẩy ra để chúng không va chạm vào nhau. Sự hình thành và vận hành của bất kì sự vật, hiện tượng nào trong vũ trụ nói rộng, Tam giới này nói hẹp cũng chịu sự chi phối của quy luật vật lí Âm Dương, tức tuân theo quy luật luân hồi (thành, trụ, hoại, diệt). Vì vậy không có một bàn tay “toàn năng nào” hay “một đấng sáng tạo nào” tạo ra vũ trụ, thế giới này cả. Càn khôn vũ trụ này nó tuân theo quy luật luân hồi (vật lí Âm, Dương), vô thuỷ và vô chung. Nó có như thế từ bao giờ, và mọi vật trong càn khôn vũ trụ này đều phải tuân theo quy luật thành, trụ, hoại, diệt từ nhỏ như nguyên tử cho đến lớn như các hành tinh.

Thứ hai, về con người và vạn vật:

Theo sinh học cho rằng sự sống trên Trái đất được bắt nguồn từ động vật đơn bào qua quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên, chọn lọc nhân tạo, từ từ tiến hóa thành người và kết thúc bằng cái chết. Nhưng tôi không thể giải thích được các hiện tượng tái sinh luân hồi, hiểu được các tiền kiếp của mình của các vị chư tăng và Phật. Vậy không thể giải thích được sự tồn tại mất đi của con người, ngược lại theo lời dạy của Đức Phật (theo Huyền kí của Ngài truyền theo dòng Thiền tông) thì sự xuất hiện của loài người trong cõi Ta bà này là do quy luật nhân quả luân hồi, cụ thể là duyên hợp của Tứ đại rồi đi theo luân hồi (thành, trụ, hoại, diệt), tôi thấy rất thuận lí và không thể khác được. Một con người hình thành là do duyên hợp của tứ đại (Đất, Nước, Gió, Lửa) được chi phối bởi khối tổng nghiệp thiện và ác từ bao đời trước để lại (Theo như kiến thức về y học hiện đại con người được hình thành từ tinh cha Noãn mẹ (tiên thiên) và sau khi ra đời được tác động bởi các yếu tố gia đình, xã hội Vv…). Khối nghiệp của mỗi người là không giống nhau. Nên mỗi người sinh ra trong một gia đình bố mẹ, một môi trường xã hội, một sức khỏe, một tài trí khác nhau, tùy thuộc vào tổng nghiệp thiện ác của người đó từ các kiếp trước. Vì vậy luật nhân quả sẽ đưa con người đi trong sáu nẻo Luân Hồi không có lối thoát, duy chỉ có Tánh Phật (gồm có cái Ý, trong cái Ý có 4 cái Hằng Nghe, Hằng Thấy, Hằng Pháp và Hằng Biết và được bao bọc bởi Điện từ Quang rất sáng và rất Thanh tịnh) có trong mỗi thân người là luôn tồn tại, không bị cuốn bởi lực hút vật lí Âm, Dương nếu như nó không bị che lấp bởi Tánh người. Tánh Phật phải nhờ thân tứ đại thông qua Tánh người (gồm 16 thứ đó là Thọ, Tưởng, Hành, Thức, Tài, Sắc, Danh, Thực, Thuỳ, Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác, Kiến), Tánh Phật phải nương vào Tánh người để Nghe, Thấy, Nói, Biết. Nên muốn để Tánh Phật hiển lộ mỗi người cần phải thực hành để tâm vật lí tự nhiên Thanh tịnh, để Tánh người lắng xuống nên không bị cuốn hút bởi lực điện từ Âm Dương thì sẽ tự tại và không bị luân hồi). Trong Tam Giới này có các cõi khác nhau, cõi trời, cõi thần, cõi người, ngã quỷ, súc sinh, địa ngục, trong mỗi cõi như thế đều có một Tánh đặc trưng cho cõi đó, nhưng Điện từ Quang vẫn duy trì sự sống cho muôn loài. Theo Đức Phật dạy loài người không phải tiến hóa từ động vật mà thuỷ tổ của loài người là do ban bệ Trời tứ Thiên Vương đưa từ hành tinh trước đó đã bị hủy diệt đến hành tinh mới. Khi mới đến hành tinh mới thì ở đây ban đầu rất hoang sơ, nên loài người không có công cụ sản xuất để tạo ra của cải vật chất, nên một thời gian sau họ trở nên lạc hậu, rồi từ từ sản xuất phát triển, loài người lại tiến bộ và đạt được văn minh hơn trước.

Những lời Phật dạy về các cõi, về con người, về vạn vật cho chúng ta một nhân sinh quan rất khoa học và rất chân thật.

Thứ ba: Tu thế nào để được Giải thoát:

Tôi đã quy y Tam bảo từ 2012, việc tu tập của tôi vẫn có rất nhiều khúc mắc và trở ngại, lúc đầu tôi tu theo Trì Chú, sau đó tu theo Tịnh Độ Tông (Niệm phật, Tụng Kinh, Lạy Phật) và Tôi cũng tu Thiền theo trường phái của Thầy Thích Nhất Hạnh tất cả các pháp môn đó chỉ làm cho tôi tĩnh tâm trong một thời gian ngắn, không kiên trì, không cuốn hút được tôi, nó chỉ giúp tôi có những ý nghĩ Giải thoát nhất thời, thỉnh thoảng có lúc tôi cũng được tĩnh tâm nhưng chỉ với thời gian rất ngắn. Rồi mọi việc lại bị cuốn, dẫn tôi trở lại với các tính trần tục của con người … Tham, Sân, Si Vv… Nhiều lúc tôi có cảm giác hoang mang trước những hành động của mình, lúc đó tôi lại đến trước Phật để sám hối. Nhưng những việc đó cũng chỉ làm cho tôi cảm thấy an tâm nhẹ nhõm trong một thời gian ngắn, tâm tôi cứ bị giao động suy nghĩ đủ chuyện. Bản thân tôi tha thiết muốn tu Giải thoát, nhưng lúc đó thực sự tôi chưa tìm ra pháp môn nào để tu Giải thoát tất cả những thứ tôi học được đều rất mơ hồ. Sau khi đọc một số quyển sách của soạn giả Nguyễn Nhân và các câu trả lời của Thầy. Tôi mới hiểu thế nào là Giải thoát một cách thực sự, tôi cảm thấy lòng mình thật nhẹ nhàng kể cả trong công việc và tôi quyết tâm tu theo pháp môn Thanh Tịnh Thiền. Giờ đây những cảm giác vui buồn, hơn thua nó chỉ thoáng qua với tôi trong chốc lát, nó không vướng sâu vào tâm vật lý để ghen tức hay buồn, chán, trách cứ nữa, trước đây tôi hay đòi hỏi người thân nhất là với các con tôi rất nhiều thứ và kỳ vọng quá cao vào chúng nên đã tạo áp lực cho các con và bản thân mình.

Thanh tịnh Thiền đã giúp tôi hiểu được thế nào là Giác ngộ một cách chân thật. Cũng nhờ pháp môn Tối thượng của Đức Như Lai dạy bốn năm cuối trước khi Ngài nhập Niết Bàn, mà tôi đã hiểu rõ rằng: Nếu muốn Giải thoát thì phải không bị lực cuốn hút của điện từ Âm, Dương, tức không dính mắc vật lí: “Tâm vô trụ với vật chất” để không nhô ra các chông gai thì lực điện từ Âm, Dương không thể cuốn hút tức không bị luân hồi. Để Tánh Phật hiển lộ, tập sống với Tánh Phật và tạo công đức để hình thành một ngôi nhà Pháp Thân Thanh Tịnh và một Kim Thân Phật, đồng thời công đức nhiều tạo ra lực Dương cực sáng và nặng để Tánh Người không chịu nổi nhả Tánh Phật ra, công đức là phương tiện giúp Tánh Phật vượt qua cửa Hải Triều Dương để trở về Phật Giới. Như vậy, tu theo pháp môn Thiền tông cốt để thành Phật thì không được dụng công, vì dụng công là vật lí Âm Dương, là có chứng, có đắc thì ham thích và giữ lấy là còn dính mắc vào vật lý thì làm sao Giải thoát được. (Tu theo 5 pháp môn: Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa, Mật chú, Niệm Phật thì không thể Giải thoát được) 

Đức Phật thấy “Tam giới vô an du như hoả trạch” nên Ngài đã chỉ đường cho tất cả chúng sanh về Phật Giới bằng cách Đức Phật dạy pháp môn: Như Lai Thanh Tịnh Thiền. Lời Ngài dạy “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành” giờ nhờ 10 cuốn sách của Thiền Gia - Soạn giả Nguyễn Nhân mà tôi mới thực sự hiểu.

Trên đây là những kiến giải mà tôi đã thu nhận được khi tiếp thu Pháp môn Như Lai Thanh Tịnh Thiền. Kính mong quý Thầy chỉ dạy thêm.

 Tôi xin trân trọng cảm ơn!

II. Bài kệ:

Bao lâu con vẫn tìm

Bể Thanh tịnh đâu xa?

Trong trần thế bao la

Biết đâu là nguồn cội?

Con gặp Pháp vô Thượng

Chánh pháp của Như Lai

Lời dạy của Phật Đà:

Tâm ta là nguồn cội!

Chỉ ” Dừng, Thôi” không vội,

Theo vật lí là rồi

Vào ”luân hồi sanh, tử”.

Thiền tông Thôi ” một chữ

Dừng vật lí là ” Thôi !”.

Tâm tĩnh lặng được rồi

Là nhận liền Phật Tánh.

Con về trong chánh niệm

Thôi tìm, kiếm, mong, cầu

Nay con biết hồi đầu

Về “Quê Xưa” - Phật Giới.

Mái nhà Thiền Tân Diệu

Nơi bừng sáng Thiền tông

Thỏa bao nỗi chờ mong

Là dòng Thiền chảy mãi.

Lời Đức Phật chỉ dạy

Thời Mạt pháp tại đây

Hoa Thiền nở nơi này

 “Cố hương” – con trở lại.

---Hết---

Phật tử: Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Nghệ An

Từ khóa:

Bản quyền thuộc về: CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU
Website: https://www.chuatandieu.com - Email: chuathientongtandieu@gmail.com - Nơi dành cho những Người muốn Giác ngộ - Giải thoát.
            

Copyright © 2017 THIENTONG. All Rights Reserved.Design by Nina Co, Ltd
Đang online: 2 | Hôm nay: 49 | Hôm qua: 313 | Tổng truy cập: 912525
Đặt câu hỏi trực tuyến