- Kính thưa Phụ vương:
Một: Mê tín là gì? Hai: Chánh tín là sao? Ba: Dị đoan làm những gì? Bốn: Giác ngộ là Giác cái gì? Năm: Phải làm sao Giải thoát? Sáu: Viện chủ là nói danh của vị nào. Con sang nước Trung Hoa và nước Phù Tang có Thầy xưng với con là Viện chủ và tiếp con.
Kính xin Phụ vương dạy con?
Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ nhất:
- Này Thái tử Trần Anh Tông:
Một: Mê tín: Tin sai sự thật, như:
* Cầu xin Đức Phật cho phước là Mê tín!
Vì sao? Vì Đức Phật đâu có phước mà cho.
* Cầu xin ông Trời cho phước là Mê tín!
Vì sao? Vì ông Trời đâu có ở Thế giới loài Người mà ban phước, xin ông Trời ban phước là Mê tín!
* Cầu xin ông Thần cho phước là Mê tín!
Vì sao? Vì ông Thần cũng đâu có phước mà cho, xin ông Thần ban phước là Mê tín!
* Xin Cô Hồn cho phước là Mê tín!
Vì sao? Vì Cô Hồn còn đi xin thức ăn của con Người có phước đâu mà cho con Người, xin Cô Hồn cho phước là Mê tín!
Hai: Chánh tín là tin đúng sự thật, như:
* Người đến chùa lễ Phật để nhớ ơn Đức Phật dạy cho loài Người biết 6 pháp môn tu, ai muốn tu theo pháp môn nào cũng tùy ý, đây gọi là Chánh tín.
Ba: Dị đoan: Làm những việc kỳ cục, quái dị, như:
* Giết trâu, bò, heo, dê để tế Thần.
- Người dân Đại Việt có trí sáng suốt không làm những chuyện kỳ quái này.
Bốn: Muốn Giác ngộ: Tìm học hỏi những vị biết nhân sinh và vũ trụ họ dạy cho.
Năm: Giải thoát: Tìm những vị biết công thức trở về Phật giới, họ dạy cho.
Sáu: Viện chủ có 2 nơi được gọi:
1/- Người đứng ra xây dựng và quản lý chùa Thiền tông, dạy Giác ngộ, Giải thoát, vị này được gọi là Viện chủ. Danh từ Viện chủ này, phải đợi Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông được công bố ra, danh từ Viện chủ mới có, còn Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông chưa được công bố ra, danh từ Viện chủ không ai được quyền sử dụng.
2/- Tuy nhiên, ở nước Trung Hoa và nước Phù Tang danh từ Viện chủ này có 2 nơi sử dụng:
Một: Trưởng môn phái Võ Lâm, Người Trung Hoa họ gọi là Viện chủ.
Hai: Trưởng đền thờ các Anh Hùng Dân Tộc của nước họ, cũng được gọi là Viện chủ.
* Còn các Thầy đứng ra xây chùa, kêu gọi bá tánh đóng góp tiền và vật liệu được danh gọi như sau:
1- Xây chùa ngồi tu Thiền, gọi là Thầy chủ chùa Thiền.
2- Xây chùa giảng đạo, gọi là Thầy chủ chùa Bát Nhã.
3- Xây chùa Niệm Phật, gọi là Thầy chủ chùa Tịnh Độ.
4- Xây chùa Niệm Chú, gọi là Thầy chủ chùa Mật Chú.
Chùa này, nếu Thầy nào được Thầy chủ chùa đó di chúc cho thì được thừa kế. Nếu không có di chúc, thì tự quý Thầy bầu chọn.
* Còn Người bình thường tự bỏ tiền đứng ra xây chùa, được gọi là ông hay bà chủ chùa. Tổ chức tu theo pháp môn nào như nói trên, được gọi chủ chùa pháp môn đó. Con cháu được quyền thừa kế.
Trích trong quyển Đức Vua Trần Nhân Tông dạy con - Tác giả Nguyễn Nhân.