CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Phật tánh không nay không xưa

Phật tánh không thêm, không bớt, không thừa

Người thấy sanh tử dây dưa

Hai thứ không chạm chỗ xưa Niết Bàn.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm

Chẳng quán, chẳng tưởng nhận liền tánh nghe

Tánh nghe, tánh thấy là bè

Đưa Người Thanh tịnh về miền quê xưa.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Như Lai dạy rõ cụ rằng

Ngọc châu như ý ở hằng nơi ta

Dù tìm được gần hay xa

Ngọc châu như ý thật là bỏ đi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

​-Tri kiến lập tri tức vô minh bổn  

Tri kiến bất lập tri, tức tánh Niết Bàn.  

-Thiền tông không quán tưởng cầu  

Ngồi thiền vạn kiếp vẫn sâu luân hồi.​

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Vọng tưởng mà cầu huyền linh

Là tìm sanh tử để mình vui chơi

Thiền tông Phật bảo mình thôi

Thôi đi tất cả luân hồi không theo.

 

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Tu Thiền mà Quán hay cầu

Chẳng khác đốt lửa giữa bầu bão giông

Thiền tông mà cố dụng công

Dụng công mà được bỏ sông cho rồi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Cuộc sống hiện tại của ông

Là sống Nhân quả nên ông khổ sầu

Dù sống cao sang đến đâu

Cũng là luân chuyển không đâu an nhàn.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

ĐẦU TIÊN NHƯ LAI THUYẾT ĐẠO MẦU

CÁC ÔNG TRIỆT NGỘ CHỖ THÂM SÂU

NHƯ LAI MỪNG CÁC ÔNG THẤU HIỂU

NGỌC CHÂU NHƯ Ý CHẲNG TÌM, CẦU

ĐỨC LỤC TỔ HUỆ NĂNG DẠY

BỒ ĐỀ VỐN KHÔNG CÂY

SÁNG KHÔNG PHẢI NHỜ ĐÀI

XƯA NAY KHÔNG PHẢI VẬT

CHỖ NÀO DÍNH BỤI NHƠ.

NĂM ANH EM NGÀI KIỀU TRẦN NHƯ NÓI

DỤNG CÔNG TÌM KIẾM PHẬT LÀM CHI

TRỰC NHẬN CHÂN TÂM NGỘ TỨC THÌ

TRẦN KIA SAO SUYẾN PHẢI LÌA BỎ

TÂM KIA TỊNH SÁNG NHẬN NGAY ĐI.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

THIỀN THANH LÀ NHẤT TỰ THIỀN

BUÔNG, DỪNG, THÔI, DỨT HẾT LIỀN TỬ SANH

Ở TRONG VẬT LÝ ĐUA TRANH

ĐUA TRANH CÀNG MẠNH TỬ SANH, KÉO MÌNH.

ĐỨC PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG DẠY

THIỀN TÔNG THANH TỊNH MÀ TÙY DUYÊN

ĐÓI ĐẾN THÌ ĂN MỆT NGỦ LIỀN

TRONG NHÀ CÓ BÁU THÔI TÌM KIẾM

ĐỐI CẢNH VÔ TÂM CHỚ HỎI THIỀN.

Các bài khác
Tại sao khi đọc sách Thiền tông tôi lại thấy kì lạ, hấp dẫn tôi như nam châm hút sắt.

I. PHẦN BÀI KỆ:

Từ trong trạng thái Thanh tịnh lưu xuất ra tôi đã ghi lại được hai bài kệ, xin trình Ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu​. Kính mong Ban quản trị góp ý và dạy bảo cho tôi, tôi xin chân thành cảm ơn Quý vị.

 

Bài 1. (ngày 18/5):

Hôm nay thức dậy vui thay.

Nghe tiếng gà gáy khác ngay mọi lần

Tâm con rỗng lặng vô ngần

Một mình con cứ tần ngần tại sao?

 

Ngỡ mình đang ở chiêm bao

“Trở về Quê cũ” xa xôi thuở nào?

Hai hàng lệ nhỏ tuôn trào

Đời con nay đã vui rồi Phật ơi!

 

“Tánh” từ “Thanh tịnh” ra đi

Vào trong Tam giới tìm đường rong chơi

Đến ngay cửa Hải triều Âm

“Tánh” liền bị hút vào trong dạ người.

 

Chín tháng thành một thai bào

Ra ngoài trần cảnh “Tánh” nào nhớ chi

Gái, trai cha mẹ phân bì

Bổn tánh ai cũng vậy thì khác đâu.

 

Thấy, nghe, nói, biết hằng tri

Tánh phàm che lấp thấy gì chân như.

“Thức’ vào bắt phải “Hành” ngay

Vòng xoay vật lí luân hồi trả vay.

 

Thiền Thanh Phật dạy thế này:

Tu tâm Thanh tịnh biết “dừng” là thôi

Tu Thiền không đứng, không ngồi

“Buông, dừng, thôi, dứt” luân hồi dừng ngay.

 

Để tâm rỗng lặng thế này

Niết bàn Thanh tịnh rõ ngay với mình

Tu Thiền không phải lặng thinh

Không dùng vật lí là mình thảnh thơi.

 

Đời con may quá Phật ôi!

Thiền thanh chỉ lối con về nhà xưa.

Con nay không kể sớm trưa

Thiền “Thôi” một chữ, không ưa Niết bàn.

Mong sao bá tánh trần gian

Nhận Thiền Thanh tịnh “tâm an” con mừng.

 

***

 

Bài 2. (ngày 31/5/2017)

 

Trôi lăn bao kiếp luân hồi

Hôm nay con đã ngộ rồi Thiền Tông

Thiền thanh Phật dạy rõ thông

Luân hồi sanh tử quay vòng, vì sao?

 

Âm, Dương vật lí hút vào

Theo dòng luân chuyển lẽ là tự nhiên.

Không theo trần cảnh ưu phiền

Để tâm Thanh tịnh thấy liền Tánh chân.

 

Cái Thấy trong sáng vô ngần

Cái Nghe Thanh tịnh không cần bớt, thêm

Bớt, thêm là bị hút liền

Vào vòng sanh tử luân hồi thêm sâu.

 

Thiền Thanh Phật dạy nhiệm mầu

Tâm Tánh Thanh tịnh là đây Niết bàn

Đời con nay đã hết nan

Ơn Phật chỉ dạy con đàng về quê. Hết

 

***

 

II. PHẦN KIẾN GIẢI.

 

Nam mô Mười Phương Chư Phật!

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Nam mô Chư vị Tổ Sư Thiền Tông!

Kính thưa Thiền Gia – Soạn giả - Viện chủ Nguyễn Nhân!

Kính thưa Ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu!

Tôi tên là: Phan Thị Nga. Sinh năm 1959. Là giáo viên dạy môn văn cấp III đã nghỉ hưu.

Quê quán: Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

Trú Quán: Xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Số điện thoại: 0936291788.

Trước hết tôi xin kính chúc Quý Thầy Ban quản trị chùa sức khỏe và an lạc.

Tôi xin có lời cảm tạ sâu sắc tới Ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu, đặc biệt là Thầy Chánh Huệ Phong, Thầy Thiền gia – Viện chủ – Soạn giả Nguyễn Nhân.

 

Kính thưa Ban Quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu!

Tôi là một giáo viên dạy cấp 3 nay đã nghỉ hưu. Gia đình tôi không theo Đạo nào cả. Trong thời gian nghỉ hưu, rỗi rãi nên tôi có tìm hiểu về Đạo Phật một cách mơ hồ là đạo Từ bi, hướng thiện,… Tôi có nghe và xem trên mạng một số bài giảng của giảng sư, Tiến sỹ Phật học nhưng không thấy ai dạy cho con người biết Giác ngộ và Giải thoát. Tôi chưa Quy Y Tam Bảo, nhưng gia đình tôi đã phát tâm thờ tôn tượng Đức Bổn Sư tại tư gia. Mỗi tháng tôi chỉ biết dâng nén tâm hương với lòng thành kính Đấng Từ Bi và bậc Toàn năng Toàn Giác. Song tâm nguyện khát khao Giải thoát vẫn cháy bỏng nhưng không thể nào biết được con đường để đạt được ước nguyện của mình. Màu nhiệm thay, cuối tháng 3/2017 chú Nguyễn Văn Hạnh (Thạc sĩ giáo viên dạy vật lí trường chuyên Phan Bội Châu. Nghệ An) đã tặng cho vợ chồng tôi hai quyển sách (Tu theo pháp môn nào của đạo Phật dễ giác ngộ và Những câu hỏi về Thiền tông) của soạn giả Nguyễn Nhân. Tôi vui mừng đón nhân về đọc ngay. Càng đọc tôi càng thấy có một sức hút kì lạ, hấp dẫn tôi như nam châm hút sắt. Tôi như người mù, nay đã được Thầy giúp tôi sáng mắt nên tôi đã hiểu được những kiến thức căn bản về Phật học và hiểu rõ được những ý sâu màu trong lời dạy của Đức Phật. Sau khi tôi đọc hết 2 cuốn thì chú Nguyễn Văn Hạnh đã tặng đủ mười cuốn sách do Viện chủ - Soạn giả Nguyễn Nhân biên soạn. Mỗi một ngày tôi lại hiểu thêm được một ít về những lời dạy cao tột của Đức Bổn Sư nhờ những lời giải thích rất thuận lí và dễ hiểu của Thầy Chánh Huệ Phong. Sau khi đọc xong mười cuốn sách, tôi xin kiến giải một vài điều trong rất nhiều điều mà tôi lĩnh hội được từ pháp môn thiền tông này.

Thứ nhất, về càn khôn vũ trụ: Trước đây, tôi hiểu vũ trụ này thông qua những kiến thức về vũ trụ và con người trong sách giáo khoa do các nhà khoa học đưa ra bằng các thuyết. Vì các thuyết này là dựa vào cái Tưởng vật lí của các nhà khoa học nên thực sự chúng tôi chỉ biết nghe và chấp nhận như một người khờ dại. Nay được Đức Phật chỉ dạy trong tập Huyền kí của Ngài truyền theo dòng Thiền tông, thì sự hiểu biết chân thật về càn khôn vũ trụ của tôi mới được toại nguyện. Theo Đức Phật, càn khôn vũ trụ là một không gian bao la vô tận không biên giới, có hai phần:

  • Phật giới: Là nơi tánh Phật và Chư Phật sinh sống được duy trì bằng điện từ Quang rất Thanh tịnh và rất sáng.
  • Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới): Là nơi sinh sống của sáu loài: Trời, Thần, Người, Ngạ quỷ, Súc sanh, Địa ngục.

Trong càn khôn vũ trụ có hằng hà sa số Tam thiên, Đại thiên thế giới mà Đức Phật nhìn thấy bằng Phật nhãn của Ngài. Trong một Tam giới có một Mặt trời sưởi ấm cho 45 hành tinh có sự sống và hằng hà sa số hành tinh vật tư, trong đó có 6 hành tinh cấu tạo bằng tứ đại (Đất, Nước, Gió, Lửa). Trong Tam giới thì điện từ Âm, Dương có chức năng duy trì và bảo quản vạn vật từ Vi trần đến các hành tinh. Lực điện từ Âm là duyên hợp để tạo thành các vật thể, lực điện từ Dương đẩy chúng ra để không va chạm nhằm tạo nên một trật tự ổn định trong càn khôn vũ trụ. Vì điện từ Âm Dương duy trì và bảo quản chúng nên một hành tinh cũng tuân theo quy luật luân hồi (Thành, Trụ, Hoại, Diệt). Khi một hành tinh bị hoaị diệt thì Ban Bệ trời Tứ Thiên Vương sản xuất ra hành tinh mới bằng lực điện từ Âm Dương tạo ra trong lỗ đen vũ trụ (hay nói cách khác lỗ đen vũ trụ là cỗ máy sản xuất hành tinh dưới sự điều khiển của Ban bệ trời Tứ thiên vương). Theo Đức Phật thì vũ trụ này là vô thủy, vô chung, tạo ra do điện từ Âm Dương chứ không phải do một lực lượng siêu nhiên nào cả. Có thể nói, những lời dạy chân thật của Đức Phật về càn khôn vũ trụ sẽ làm thay đổi nhận thức của loài người hiện nay về càn khôn vũ trụ.

Thứ hai, về con người và vạn vật trên hành tinh này: Trước kia khi đi học tôi được học về nguồn gốc loài người là tiến hóa từ loài vượn, ngay khi đó tôi đã không nhất trí về quan điểm này, bằng chứng là tại sao hiện nay vẫn còn loài vượn sống trong rừng, núi rất nhiều mà nó lại không thể thành người. Rõ ràng là độ tin cậy của thuyết tiến hóa của Đác Uyn là rất thấp. Từ khi còn học cấp 3 tôi cũng không thỏa mãn được câu hỏi tại sao con người và các động vật có sẵn cái “Thấy” và cái “Nghe”. Sau khi tiếp nhận lời Đức Phật dạy trong tập huyền kí thì mọi thắc mắc của tôi mới được giải thích một cách chân thật và thật sự khoa học. Theo Đức Phật thì sắc thân của con người là duyên hợp của tứ đại (Đất, Nước, Gió, Lửa) nhờ điện từ Âm Dương. Con người biết “Hành” được là nhờ Tánh Phật thông qua Tánh người. Tánh Phật gồm có cái Ý là chủ được bao bọc bởi điện từ Quang, điện từ Quang có chức năng rung động trong Thanh tịnh để thu lại hay đưa cái Ý đi xa. Trong cái Ý có bốn cái hằng Nghe, hằng Thấy, hằng Pháp, hằng Biết. Phật là trùm khắp, mênh mông và vô tận. Tánh Phật ban đầu muốn hình thành một Kim Thân Phật nên đã vào Tam giới mượn thân người để tạo công đức. Nhưng khi vào Tam giới đến cửa Hải triều âm thì bị sức hút vật lí điện từ Âm Dương đưa đi trong lục đạo luân hồi. Cụ thể là, khi Tánh Phật rong chơi trong Tam giới đến gần chỗ hai người nam, nữ giao hợp thì bị lực hút rất mạnh của điện từ Âm hút vào trong cổ tử cung của người nữ, ngủ trong đó 9 tháng 10 ngày ở trong bào thai nên tánh Phật quên hết cái hằng Biết, hằng Nghe, hằng Thấy và hằng Nói. Sau đó khi bào thai ra đời chui qua cửa rất hẹp nên đã hét lên một tiếng rất to làm cho Tánh Phật tỉnh dậy. Lúc này phải thông qua ngũ căn để Tánh Phật Thấy, Nghe, Nói, Biết. Nhưng vì phải thông qua 16 thứ của Tánh người (thọ, tưởng, hành, thức, tài, sắc, danh, thực, thùy, tham, sân, si, mạn, nghi, ác, kiến) lại bị tám muôn bốn ngàn ảo giác của điện từ Âm Dương nên cái Nghe, Thấy, Pháp và Biết không còn chính xác. Vì con người bị duy trì và bảo quản bởi điện từ Âm Dương nên phải tuân theo quy luật vật lí luân hồi. Vạn vật trên hành tinh này cũng vậy, hình thành, phát triển và hoại diệt đều do điện từ Âm Dương chi phối. Tánh Phật làm sự sống cho muôn loài nhưng Tánh Phật trong các loài đều thông qua tánh của loài đó để Thấy, Nghe, Nói, Biết nên không chính xác. Khi thân tứ đại của con người tan rã thì Trung ấm thân đưa Tánh Phật và khối nghiệp (Tưởng và Hành) của người đó đi luân hồi trong sáu nẻo. Để thoát khỏi luân hồi thì Tánh người phải nhả Tánh Phật ra, muốn vậy phải có phương tiện để Tánh Phật được trở về Phật Giới đó là công đức. Trên quả địa cầu này có 5 loài chung sống đó là: Loài Thần, Người, Ngạ quỷ, Súc sanh và Địa ngục, mỗi loài mang một khối nghiệp riêng và có Tánh riêng của loài đó, nhưng tất cả đều bị điện từ Âm Dương cuốn hút nên phải đi luân hồi.

Thứ ba, thế nào là Giác ngộ và Giải thoát:

  • Trước hết tôi hiểu được Giác ngộ là những hiểu biết chân thật về càn khôn vũ trụ, về Tam giới, về con người và vạn vật trên hành tinh này, về quy luật luân hồi nơi thế giới này. Nhờ lời Đức Phật dạy mà tôi đã hiểu rất rõ ràng và tường tận về quy luật vật lí âm dương chi phối càn khôn vũ trụ, về các cõi trong một Tam giới, về cõi Phật (nơi Mười Phương Chư Phật sinh sống).
  • Về Giải thoát: Giải thoát là không dính mắc, Giải thoát khỏi sinh tử luân hồi nghĩa là không dính mắc đến vật lí Âm Dương. Vì vậy, nếu tu mà còn sử dụng vật lí Âm Dương thì còn bị luân hồi. Để vượt ra ngoài sinh tử luân hồi, người tu không được dính mắc vào bất kì thứ gì của vật lí Âm Dương. Đây chính là khoa học và rất thuận lí. Nếu còn tu theo năm pháp môn có dụng công, mong và cầu có chứng, có đắc thì còn dính vào vật lí không thể vượt ra ngoài Tam giới để trở về Bể Tánh thanh tịnh Phật Tánh. Năm pháp môn tu còn dính đến vật lí là: Tiểu thừa (còn gọi là nguyên thủy: sử dụng phép Quán, Tưởng), Trung thừa (lí luận còn gọi là Triết lí Phật Thích Ca), Đại thừa (sử dụng phép Nghi, Tìm), Mật chú (sử dụng câu thần chú, tích điện từ âm dương để chữa bệnh) và Tịnh Độ (niệm danh hiệu Phật A Di Đà để tâm Thanh tịnh, đến khi lâm chung được về cõi Tịnh độ).

Để giúp loài người thoát khỏi sanh tử luân hồi để trở về Quê xưa của mình, tức Phật giới mà Đức Phật đã dạy pháp môn Tối thượng thừa đó là pháp môn Như Lai Thanh tịnh thiền. Với pháp môn này, người tu để tâm vật lí tự nhiên Thanh tịnh thì lực điện từ Âm Dương không thể cuốn hút được suy nghĩ của mình nên không bị luân hồi. Khi tâm vật lí tự nhiên Thanh tịnh thì Tánh Phật hiển lộ, cái Hằng Nghe, Hằng Thấy, Hằng Pháp và Hằng Biết sẽ là chân thật. Người tu theo Thanh tịnh thiền phải biết được khi nào thì mình đang dùng Tánh người, khi nào thì mình đang dùng Tánh Phật. Khi nhận ra được Phật tánh của mình, người tu Thanh tịnh thiền phải tập sống với Phật tánh Thanh tịnh của mình để thành thục. Để được như vậy, bước đầu tiên người tu phải không để tâm của mình dính với Trần cảnh, tập như thế thì mới buông được vật lí trần gian (vô trụ với vật lí). Tiếp theo để tâm vật lí tự nhiên Thanh tịnh, rỗng lặng và hằng tri để được rơi vào trung tâm vận hành luân hồi, mới đến được cửa Hải triều dương. Còn để vượt qua được cửa Hải triều dương thì phải tạo công đức đủ lớn để tạo lực nặng đủ để Tánh người nhả tánh Phật ra, và Tánh Phật được điện từ Quang chiếu sáng hút vào Bể tánh thanh tịnh Phật tánh. Công đức là giúp người khác Giác ngộ Thanh tịnh thiền và Giải thoát. Đây là công thức để tu Thanh tịnh thiền để trở về Phật giới.

Trên đây là một vài điều kiến giải của tôi, kính mong sự chỉ bày của Ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu để tôi tu tập đúng pháp môn Như Lai Thanh tịnh thiền.

Xin chân thành cảm ơn!

Từ khóa:

Bản quyền thuộc về: CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU
Website: https://www.chuatandieu.com - Email: chuathientongtandieu@gmail.com - Nơi dành cho những Người muốn Giác ngộ - Giải thoát.
            

Copyright © 2017 THIENTONG. All Rights Reserved.Design by Nina Co, Ltd
Đang online: 3 | Hôm nay: 73 | Hôm qua: 371 | Tổng truy cập: 919110
Đặt câu hỏi trực tuyến