CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Phật tánh không nay không xưa

Phật tánh không thêm, không bớt, không thừa

Người thấy sanh tử dây dưa

Hai thứ không chạm chỗ xưa Niết Bàn.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm

Chẳng quán, chẳng tưởng nhận liền tánh nghe

Tánh nghe, tánh thấy là bè

Đưa Người Thanh tịnh về miền quê xưa.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Như Lai dạy rõ cụ rằng

Ngọc châu như ý ở hằng nơi ta

Dù tìm được gần hay xa

Ngọc châu như ý thật là bỏ đi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

​-Tri kiến lập tri tức vô minh bổn  

Tri kiến bất lập tri, tức tánh Niết Bàn.  

-Thiền tông không quán tưởng cầu  

Ngồi thiền vạn kiếp vẫn sâu luân hồi.​

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Vọng tưởng mà cầu huyền linh

Là tìm sanh tử để mình vui chơi

Thiền tông Phật bảo mình thôi

Thôi đi tất cả luân hồi không theo.

 

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Tu Thiền mà Quán hay cầu

Chẳng khác đốt lửa giữa bầu bão giông

Thiền tông mà cố dụng công

Dụng công mà được bỏ sông cho rồi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Cuộc sống hiện tại của ông

Là sống Nhân quả nên ông khổ sầu

Dù sống cao sang đến đâu

Cũng là luân chuyển không đâu an nhàn.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

ĐẦU TIÊN NHƯ LAI THUYẾT ĐẠO MẦU

CÁC ÔNG TRIỆT NGỘ CHỖ THÂM SÂU

NHƯ LAI MỪNG CÁC ÔNG THẤU HIỂU

NGỌC CHÂU NHƯ Ý CHẲNG TÌM, CẦU

ĐỨC LỤC TỔ HUỆ NĂNG DẠY

BỒ ĐỀ VỐN KHÔNG CÂY

SÁNG KHÔNG PHẢI NHỜ ĐÀI

XƯA NAY KHÔNG PHẢI VẬT

CHỖ NÀO DÍNH BỤI NHƠ.

NĂM ANH EM NGÀI KIỀU TRẦN NHƯ NÓI

DỤNG CÔNG TÌM KIẾM PHẬT LÀM CHI

TRỰC NHẬN CHÂN TÂM NGỘ TỨC THÌ

TRẦN KIA SAO SUYẾN PHẢI LÌA BỎ

TÂM KIA TỊNH SÁNG NHẬN NGAY ĐI.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

THIỀN THANH LÀ NHẤT TỰ THIỀN

BUÔNG, DỪNG, THÔI, DỨT HẾT LIỀN TỬ SANH

Ở TRONG VẬT LÝ ĐUA TRANH

ĐUA TRANH CÀNG MẠNH TỬ SANH, KÉO MÌNH.

ĐỨC PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG DẠY

THIỀN TÔNG THANH TỊNH MÀ TÙY DUYÊN

ĐÓI ĐẾN THÌ ĂN MỆT NGỦ LIỀN

TRONG NHÀ CÓ BÁU THÔI TÌM KIẾM

ĐỐI CẢNH VÔ TÂM CHỚ HỎI THIỀN.

Các bài khác
Quyết định rong ruổi tìm tòi chánh pháp để tu tập.

 

Kính gửi: Ban quản trị chùa Thiền tông Tân diệu!

Con ni cô Quảng Hoa thế danh Huỳnh Thị Hương, con đang sống tại Đà Nẵng. Con xin phép được chia sẻ cảm nhận của mình về pháp môn Thiền tông học do chùa Thiền tông Tân Diệu phổ biến ra trong 10 quyển sách của soạn giả Nguyễn Nhân.

Con xin giới thiệu con tu học ở một ngôi chùa lớn tại Đà Nẵng. Trong quá trình tìm hiểu sâu xa các kinh điển của Đức Phật và qua quá trình tu học ở chùa, con đã xác định rằng mình cần phải có thời gian thật sự Thanh tịnh để tìm hiểu cho thấu đáo chánh pháp Giải thoát của Phật chứ không đơn giản là chỉ giữ giới, tụng kinh, niệm Phật, lạy Phật… mà thành Phật được. Nên con đã về quê lập ngay một cái thất (còn gọi là cái cốc) riêng để tự tu học và quyết định rong ruổi tìm tòi chánh pháp để tu tập. Trong quá trình này con đã gặp phải biết bao chướng duyên ngoại đạo. Cho đến tháng 9 năm 2016 con mới có đại phước, đại duyên gặp được pháp môn Thiền tông của chùa Thiền tông Tân Diệu phổ biến.

Kính thưa quý vị độc giả và quý vị Thiền gia! Con (bởi vì tất cả quý vị là Phật sẽ thành nên Quảng Hoa phải xưng con). Không phải nghe suông để rồi tin một cách vội vàng mà con đã tìm hiểu nghiên cứu rất nhiều kinh điển cũng như Thiền luận của những vị học giả, cũng như kinh kệ của những vị Tổ sư Thiền tông đã để lại. Và khi nghiên cứu kỹ pháp môn Thiền tông này thì con nhận xét rằng “Huyền ký của Đức Phật…” truyền theo dòng Thiền tông mà soạn giả Nguyễn Nhân nhận được và biên soạn ra đúng là chánh pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Con cảm thấy nếu không cùng nhau chia sẻ, cùng nhau đón nhận chánh pháp Giải thoát của Phật dạy thì thật là ích kỷ trong khi dòng Thiền tông này đang trỗi dậy và chảy đi khắp năm châu, trong một thời gian ngắn nữa ai không đủ duyên để đón nhận hoặc không chịu nghiên cứu sâu để tu tập thì thật là uổng phí.

Con xin mạo muội đi sâu vào phân tích để cùng thấu đáo rằng ngày xưa Lục Tổ Huệ Năng có tu không? Hoàn toàn không tu, ngài chỉ là một tiều phu nhưng khi nghe người khác tụng một đoạn kinh “Bất ưng trụ sắc sanh tâm…Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm…” thì Ngài đốn ngộ ngay được tánh Phật thanh tịnh của chính mình, qua những lời đối đáp và bài kệ ngộ Thiền thể hiện được rằng Ngài Huệ Năng đã “Kiến tánh thành Phật” nên Ngũ Tổ mới trao cho Ngài Tổ vị.

Lục Tổ đã nói “…không ngờ trong ta đã tự đầy đủ…” Phật tánh của chúng ta là nó đã có sẵn, chỉ cần sống với tánh Phật của mình là đủ, chẳng có hình tướng “xưa nay không phải là một vật” thì dụng công ngồi Thiền hay tụng kinh, niệm Phật thì làm sao cho nó thành Phật được. mà nếu thành tựu có được từ sự dụng công kia thì chỉ là ảo giác, là chứng đắc của vật lý thì còn vướng mắc vào trong vòng luân hồi, cả Lục Tổ có dụng công đâu sau khi nhận tổ vị 15 năm ngài sinh sống chung cùng nhóm thợ săn có ai biết ngài tu? Có phải chăng Ngài vẫn thường sống với Phật tánh của mình.

Các vị tổ ngày xưa đã là những đệ tử trong thời của Đứa Phật, với đầy đủ phước duyên đã được Đức Phật thọ ký để đi nhận tổ vị và dẫn mạch nguồn Thiền tông kéo dài cho đến thời mạt pháp này. Tuy rằng có lúc bị dán đoạn nhưng không vì thế mà mất hẳn.

Huyền ký của Đức Phật chảy đến Phương đông, đến Trung Quốc rồi vào Việt Nam. Tam tổ Việt Nam là Điều Ngự Giác Hoàng, Tổ Pháp Loa, Tổ Huyền Quang và sau đó thì mạch nguồn bị chiến tranh nên đã ngắt đoạn cho đến thế kỷ thứ 20 thì Thiền sư ni Đức Thảo đã nhận được và Ngài đã truyền lại cho soạn giả Nguyễn Nhân là hoàn toàn hợp với lẽ thật chẳng có gì là uẩn khúc cả.

Qua một số câu hỏi và nhận xét của một số vị con thấy có vị đã sử dụng cái tánh người hoài nghi của mình để nói rằng. Ông Nguyễn Nhân kia có gì là nổi tiếng đâu mà viết sách Thiền, ông Nguyễn Nhân kia làm sao bằng các vị tiến sĩ Phật học hay hòa thượng mà nghe theo ông ta làm gì? Ông Nguyễn Nhân kia có tu ngày nào đâu mà dạy Thiền?...

Xin thưa với các quý vị rằng thời ngũ tổ Hoằng Nhẫn, Ngài có cả ngàn đệ tử vậy mà đệ tử lớn nhất của Ngài là Thần Tú. Vậy mà chẳng biết được Phật tánh của mình là sao khi thể hiện qua bài kệ… bởi vì sao vậy? là vì Huyền ký của Đức Phật đã quy định rõ ai là Tổ thì chỉ được dẫn truyền Thiền tông thôi. Như Lai đã tuyên dạy thì “y giáo phụng hành” chỉ khơi gợi bằng sự ẩn ý như có ai hỏi Phật tánh là gì thì các vị tổ trả lời bằng những câu bâng quơ lạc đề hoặc hành động như xô ngã, đấm, đập cho một gậy… nếu vị nào đủ duyên thì đốn ngộ còn không thì mãi mãi chẳng hiểu tí gì về Phật tánh của mình. Các vị Tổ đó chỉ ngậm ngùi tiếc cho đám đệ tử của mình mà thôi. Nếu quý vị so sánh vậy thì giữa ngài Thần Tú luôn hầu cận bên Ngũ Tổ suốt một đời còn quý Thầy, hòa thượng, hay tiến sĩ Phật học ngày nay ai hơn ai?

Lục Tổ ngày xưa có biết chữ đâu? Vậy mà vào chùa 8 tháng giã gạo Ngài đã nhận được Tổ vị và sau đó ăn uống sinh sống cùng đám thợ săn Ngài có ăn chay không. Vậy thì hà tất chúng ta phải chấp và so sánh rằng phải có bằng cấp, có học vị, có ăn chay mới thành Phật.

Không phải dụng công ngồi Thiền mà thành Phật!

Không phải tụng kinh mà thành Phật!

Không phải lạy Phật mà thành Phật!...

Chúng ta đừng chấp vào tánh và tướng nào cả, chân lý Giải thoát là vượt ra ngoài tánh và tướng thì mới là chân lý. Ăn chay cũng rất tốt nhưng phải biết ăn sao cho quân bình âm dương thì mới đảm bảo cho cơ thể này tỉnh táo, mạnh khỏe để mà tu tập nhưng nếu ăn mặn mà biết tránh ngũ tịnh nhục, biết quân bình âm dương và đừng chấp vào ăn là được.

Con bò ăn chay hoài mà sao không thành Phật ? Ăn chay mà Tham sân si quá thì liệu có thành Phật được không ?

Tánh Phật đã có sẵn trong mỗi chúng ta, chỉ cần buông bỏ chuyện thế gian và tập sống với tánh Phật thanh tịnh rỗng lặng, hằng tri của mình cho thuần thục là được. Bạn cứ sống như vậy suốt quãng đời còn lại của bạn và thấy ai có tâm quyết tìm chánh pháp để Giải thoát thì chia sẻ Huyền ký của Đức Phật với họ để họ được tu tập Giải thoát, để trở về với bổn lai diện mục của chính mình. Bạn cố gắng nỗ lực trong sự nhẹ nhàng thanh thản như vậy đi!

Nhớ lại buổi đầu con tu theo Thiền tông con thấy cũng khó thật. Bởi vì cái tánh người cứ suy nghĩ là vọng tưởng, con muốn chia sẻ một cách sơ cơ rằng: Trước tiên chúng ta phải buông dừng tất cả những chuyện thế gian, việc gì cần dùng cái ý của tánh người thì dùng. Còn việc gì đến dù nghịch duyên cũng bằng lòng đón nhận và cảm ơn, không khởi tâm oán trách…

Thường tập sống với cái Tánh hay nghe của mình, lúc nào cũng chú tâm lắng nghe, không lập tri, không chạy theo tiếng nghe đó, Thanh tịnh!

Tập sống với Tánh hay thấy cũng chỉ biết thấy và không phân biệt, Thanh tịnh!

Tập sống với Tánh hằng nói nhưng cái nói đó nó thầm lặng và Thanh tịnh!

Tập sống với Tánh hằng biết nhưng chỉ biết là đủ, Thanh tịnh!

Đó là Phật tánh của chúng ta, bởi khi chúng mãn phần thì Trung ấm thân của chúng ta xuất ra khỏi thân tứ đại này. Nó có Phật tánh ở trong đó cùng với tổng khối nghiệp nên chúng ta vẫn nghe thấy nói và biết được chứ không phải tánh Phật của chúng ta là “không” đâu. Tu mà rơi vào không là Diệt tận định, tu mà còn chấp vào Nhập định, Xuất định thì trong Kinh Pháp Bảo Đàn Lục tổ đã dạy rõ rồi, đó không phải chánh pháp.

Pháp môn Thiền tông học  này là chiếc gươm báu trí huệ, chiếc chìa khóa của tổng thể vũ trụ, tất cả đều gói gọn bằng chân lý đầy đủ không còn khúc mắc bất kỳ điều gì nữa.

Con xin phép được nói lên sự cảm nhận của con về người nhận được Huyền ký trong thời này. Tất cả các vị Tổ khi nhận được Tổ vị đều là do có đầy đủ phước duyên. Cũng như vậy theo con thì Thiền sư ni Đức Thảo là “long nữ dạy thành Phật” và Thiền gia Chánh Huệ Luân, Thiền gia Chánh Huệ Phong, Thiền gia, soạn giả Nguyễn Nhân đều là những vị tổ Thiền tông. Thiền gia, soạn giả Nguyễn Nhân đã nhận được Huyền ký từ 3 nguồn trong những năm soạn giả còn đi học tính cho đến nay đã trên sáu mươi năm. Suốt thời gian này Thiền gia, soạn giả Nguyễn Nhân đã tìm tòi nghiên cứu rất nhều kinh điển đã đi rất nhiều nước trên thế giới để tìm hiểu và thực nghiệm từng pháp môn. Ngài quyết đi tìm cho ra dòng Thiền tông này xem nó còn có mặt ở đâu nữa không, nhưng không có đặc biệt chỉ riêng “đất rồng” (Long An Việt Nam) mới có long nữ dạy thành Phật.

Các quý vị có thấy không, tất cả những câu hỏi đáp thắc mắc đều được Thiền gia Chánh Huệ Phong và Thiền gia, soạn giả Nguyễn Nhân trả lời rất thông trong tất cả các loại kinh, nhớ từng trang, từng vị thưa hỏi, từng lời Phật dạy. Khi chúng ta nói thì nghe thật đơn giản, nhưng quá trình dấn thân tìm tòi trải nghiệm cho chính bản thân để rồi soạn ra 10 quyển sách và giảng dạy thành Phật cho phàm phu chúng ta hôm nay hoàn toàn là một sứ mệnh rất cam go.

Một người vào chùa xuất gia, người ấy chỉ cần học thuộc thần chú, học thuộc hai thời kinh, học hạnh từ bi hỉ xả… họ muốn có bằng cấp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ Phật học chỉ cần họ quyết nỗ lực học tập thế là sẽ có ngày đạt được. Ví như Thầy Nguyễn Nhân muốn có bằng tiến sĩ Phật học với trình độ uyên thâm như Thầy chỉ cần vào chùa tu học vài chục năm là được, khoảng 40 năm là Thầy có được chức vị hòa thượng cần gì Thầy phải hao tốn tài sức và trí tuệ đến trên 60 năm ?

Thầy Nguyễn Nhân cả một đời cống hiến công sức cho nhân loại chứ không hề mảnh may mong cầu danh lợi. Trải qua chiến tranh, đói rét, bệnh tật, thăng trầm, thị phi…nhưng quý Thầy đã có sẵn “gươm báu” đã băng mình vượt qua tất cả để kiên cố vững tay lái đưa con thuyền chánh pháp vượt mọi trở ngại khó khăn đến với những đứa con đang đói khát chánh pháp, để rồi ngày hôm nay khi đủ được đại phước duyên con đã vỡ òa khi đón nhận được pháp môn Thiền tông học này từ chùa Thiền tông Tân diệu. Trước kia con đã dốc hết sức chạy tìm ở mãi khắp đâu đâu…Không ngờ rằng hôm nay con đã gặp được Phật! Con dám tuyên bố với quý vị rằng: Những Thiền sư con đã nói ở trên chính là những vị Tổ mà những vị Tổ này đặc biệt vô cùng, là vì giảng dạy và phổ biến pháp môn Thiền tông học của Đức Bổn Sư Thích Ca.

Những ai còn nghi ngờ, còn đố kỵ thì tự đốt cháy rừng phước đức của mình. Chúng ta có nhục nhãn mà cũng như không, chẳng thấy được vị Phật sống ở ngay trước mắt và cũng chẳng thấy được vị Phật của chính mình, cứ chạy đi tìm cho ra những ai có Thần thông phép màu, biết được quá khứ vị lai, ban phước, cầu xin gì cũng được…thì họ nhận đó là Phật sống. Đức Phật đã Biết sau này Tà đạo sẽ biến hiện khôn lường và lừa người khờ khạo rằng đó là Phật nên tuyệt đối Đức Phật đã không cho phép mình và đệ tử sử dụng thần thông. Bởi vậy Đức Phật mới dạy rằng:

Nhược dĩ sắc kiến ngã

Dĩ âm thinh cầu ngã

Thị nhơn hành Tà đạo

Bất năng kiến Như Lai

Đức Phật còn dạy rằng: “…Cúng dường vô số Đức Phật, không bằng cúng dường một vị đạo nhân vô tu vô chứng”. Vị đạo nhân vô tu vô chứng đó là ai? đó là chính Phật tánh của mình. Nếu nói rằng có chứng có đắc thì được Giải thoát, thì tại sao Đức Phật lại dạy là “Vị đạo nhân vô tu vô chứng”. Bởi vì Phật tánh của chúng ta nó trọn vẹn và sáng ngời như viên kim cương thì cần gì phải tu phải sửa, chỉ cần thường sống với tánh Phật ấy và tạo công đức nghĩa là cúng dường cho những vị đạo nhân vô tu vô chứng là đem chánh pháp này đến với những người quyết tìm chánh pháp để Giải thoát.

Người tu làm việc gì cũng gói gọn trong 4 mục đích như sau: Hoặc là vì danh, hoặc là vì lợi, hoặc là vì dục vọng, hoặc là vì Giải thoát. Trải qua thời gian tất cả đều sẽ được phơi bày. Còn tất cả những vị trong Ban quản trị chùa Thiền tông Tân diệu thì ba mục đích trên họ hoàn toàn không có. Vậy thì mục đích thứ tư là chánh pháp để Giải thoát. Cũng vì lý tưởng đó mà quý Ngài đã hi sinh thầm lặng chấp nhận tất cả mọi thị phi, cấm cản… của người đời bằng mọi phương cách mà tìm đến với pháp môn Thiền tông do chùa Thiền tông Tân Diệu phổ biến ra trong 10 quyển sách của soạn giả Nguyễn Nhân.

Thành kính tri ân công đức của quý Thầy chúng con hứa quyết tâm, nỗ lực, tu tập và chia sẻ pháp môn Thiền tông học này!

Trân trọng!

Ngày 9 tháng 9 năm 2017

Phật tử: Huỳnh Thị Hương

 

Từ khóa:

Bản quyền thuộc về: CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU
Website: https://www.chuatandieu.com - Email: chuathientongtandieu@gmail.com - Nơi dành cho những Người muốn Giác ngộ - Giải thoát.
            

Copyright © 2017 THIENTONG. All Rights Reserved.Design by Nina Co, Ltd
Đang online: 5 | Hôm nay: 314 | Hôm qua: 387 | Tổng truy cập: 903559
Đặt câu hỏi trực tuyến