CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Phật tánh không nay không xưa

Phật tánh không thêm, không bớt, không thừa

Người thấy sanh tử dây dưa

Hai thứ không chạm chỗ xưa Niết Bàn.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm

Chẳng quán, chẳng tưởng nhận liền tánh nghe

Tánh nghe, tánh thấy là bè

Đưa Người Thanh tịnh về miền quê xưa.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Như Lai dạy rõ cụ rằng

Ngọc châu như ý ở hằng nơi ta

Dù tìm được gần hay xa

Ngọc châu như ý thật là bỏ đi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

​-Tri kiến lập tri tức vô minh bổn  

Tri kiến bất lập tri, tức tánh Niết Bàn.  

-Thiền tông không quán tưởng cầu  

Ngồi thiền vạn kiếp vẫn sâu luân hồi.​

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Vọng tưởng mà cầu huyền linh

Là tìm sanh tử để mình vui chơi

Thiền tông Phật bảo mình thôi

Thôi đi tất cả luân hồi không theo.

 

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Tu Thiền mà Quán hay cầu

Chẳng khác đốt lửa giữa bầu bão giông

Thiền tông mà cố dụng công

Dụng công mà được bỏ sông cho rồi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Cuộc sống hiện tại của ông

Là sống Nhân quả nên ông khổ sầu

Dù sống cao sang đến đâu

Cũng là luân chuyển không đâu an nhàn.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

ĐẦU TIÊN NHƯ LAI THUYẾT ĐẠO MẦU

CÁC ÔNG TRIỆT NGỘ CHỖ THÂM SÂU

NHƯ LAI MỪNG CÁC ÔNG THẤU HIỂU

NGỌC CHÂU NHƯ Ý CHẲNG TÌM, CẦU

ĐỨC LỤC TỔ HUỆ NĂNG DẠY

BỒ ĐỀ VỐN KHÔNG CÂY

SÁNG KHÔNG PHẢI NHỜ ĐÀI

XƯA NAY KHÔNG PHẢI VẬT

CHỖ NÀO DÍNH BỤI NHƠ.

NĂM ANH EM NGÀI KIỀU TRẦN NHƯ NÓI

DỤNG CÔNG TÌM KIẾM PHẬT LÀM CHI

TRỰC NHẬN CHÂN TÂM NGỘ TỨC THÌ

TRẦN KIA SAO SUYẾN PHẢI LÌA BỎ

TÂM KIA TỊNH SÁNG NHẬN NGAY ĐI.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

THIỀN THANH LÀ NHẤT TỰ THIỀN

BUÔNG, DỪNG, THÔI, DỨT HẾT LIỀN TỬ SANH

Ở TRONG VẬT LÝ ĐUA TRANH

ĐUA TRANH CÀNG MẠNH TỬ SANH, KÉO MÌNH.

ĐỨC PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG DẠY

THIỀN TÔNG THANH TỊNH MÀ TÙY DUYÊN

ĐÓI ĐẾN THÌ ĂN MỆT NGỦ LIỀN

TRONG NHÀ CÓ BÁU THÔI TÌM KIẾM

ĐỐI CẢNH VÔ TÂM CHỚ HỎI THIỀN.

Các bài khác
Loài Người tiến hóa từ loài Vượn.....Tôi không tin.

“Huyền kí của Đức Phật – Chân lí soi sáng muôn nẻo”

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Kính thưa Quí vị!

          Tôi xin tự giới thiệu, tôi tên là: Nguyễn Văn Hạnh. Sinh năm 1972, hiện là giáo viên giảng dạy môn Vật lí tại trường Trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.          

Là một giáo viên, đồng thời là một Phật tử tôi luôn mong cầu gặp được Chánh Pháp của Như Lai để hoàn thiện chính mình. Nhưng quả thật việc gặp được, hiểu được những lời dạy chân thật của Đức Phật ở thời Mạt pháp là không hề dễ dàng. Hạnh phúc thay! Tôi đã được một người bạn đồng nghiệp tặng cuốn “Huyền kí của Đức Phật” truyền theo dòng Thiền tông. Tôi rất mừng vì đã được toại nguyện ước vọng của mình! Có thể khẳng định rằng cuốn sách này đã làm thay đổi sâu sắc nhận thức của tôi về vũ trụ quan và nhân sinh quan, từ đó đã giúp cho tôi có được phương pháp tiếp cận với các vấn đề của tự nhiên, của xã hội một cách rất khách quan và rất thuận lí. Có thể nói, Đất nước Việt Nam chúng ta đã nhận được một Hồng ân vô cùng lớn của Mười Phương Chư Phật, theo tôi biết đây là lần thứ hai “Huyền kí của Đức Phật” được công bố rộng rãi khắp năm Châu, chắc đây cũng chính là luật nhân quả, mà dân tộc ta đã tạo từ nhiều đời, nhiều kiếp trước, nên thời mạt pháp này “Huyền kí của Đức Phật” được bừng sáng và hiện ở Đất Rồng, quả là một Hồng ân của Mười phương Chư Phật là không sai.    

          Sau đây, tôi xin chia sẻ với Quý vị một vài điều trong vô số điều mà tôi cảm nhận được từ khi đọc “Huyền kí của Đức Phật”:

Thứ nhất là về vũ trụ quan: Theo kiến thức Vật lí của loài Người đến thời điểm này thì chúng tôi được học như sau:” Vũ trụ này được hình thành từ một vụ nổ lớn - gọi là thuyết Big Bang, từ điểm zero với kích thước 10-35m và mật độ vật chất cực lớn 1091 kg/cm3, nên nổ ra rồi từ từ hình thành ra các hạt cơ bản như proton, nơ tron, …rồi sau đó hình thành nguyên tử, sau hàng triệu năm hình thành các hành tinh và giãn nở cho đến ngày hôm nay…Trước thời điểm zero không có vũ trụ này”. Ngay từ lúc học Đại học, sau đó là học Thạc sỹ, tôi đã không cảm thấy thoả mãn với lí thuyết này, nhưng tôi hỏi các Giáo sư thiên văn học Việt nam họ đều giải thích như thế. Sau khi được đọc “Huyền kí của Đức Phật”, tôi mới được thoả mãn ước nguyện của mình về vũ trụ quan.

Theo lời Đức Phật dạy thì càn khôn vũ trụ là vô thuỷ và vô chung, vận hành theo quy luật nhân quả, luân hồi, luôn hành bởi điện từ Âm Dương. Còn theo thuyết Big Bang (họ sử dụng cái Tưởng của con Người để suy luận rằng hiện tại vũ trụ đang giãn nở (do việc quan sát những lần sau, thấy khoảng cách thường lớn hơn lần trước) nên theo chiều lùi của thời gian thì vũ trụ co lại thành một điểm. Như thế thuyết này bị giới hạn bởi điểm “ZERO” vì trước điểm đó không có không gian và cũng chẳng có thời gian. Quả là vô lí! Tôi xin lấy một vài ví dụ rất đơn giản để loại bỏ những thuyết vật lí là không phù hợp như sau:

Theo thuyết hấp dẫn của Niu tơn thì các hành tinh trong một Thái dương hệ quay được xung quanh Mặt Trời là nhờ lực hấp dẫn (hiện nay chương trình Sách giáo khoa vật lí vẫn dạy như thế), thế nhưng các hành tinh quay lại không cùng tốc độ quanh Mặt Trời, nên lực hấp dẫn tác dụng lên các hành tinh sẽ thay đổi (do khoảng cách giữa các hành tinh thay đổi liên tục), nếu theo lí thuyết này thì các hành tinh sẽ không quay ổn định mà sẽ va chạm thường xuyên với nhau, điều này trái với lẽ tự nhiên.

Theo lời giải thích Chân Như của Đức Phật: Trong càn khôn vũ trụ, tất cả tuân theo quy luật vật lí Âm Dương, tức nhờ lực điện từ Âm hút vào, duyên hợp tứ đại (Đất, Nước, Gió, Lửa) lại tạo thành vạn vật, từ các hành tinh, các Thiên hà đến các vi trần như nguyên tử. Lực điện từ Dương đẩy ra để chúng không va chạm vào nhau, tạo ra một sự ổn định, một trật tự trong càn khôn vũ trụ…Còn sự ra đời hoặc sự diệt vong của các hành tinh là do quy luật Thành, Trụ, Hoại, Diệt, nó tuân theo quy luật nhân quả luân hồi. Ví dụ: Hành tinh này nó bị Hoại Diệt cũng do con người khai thác tài nguyên và sử dụng16 thứ Tánh người, nhưng mạnh nhất là cái (Tưởng, Tham, Ác ...). Nhưng khi có hành tinh nào bị tan vỡ thì ban bệ Trời Tứ Thiên Vương sử dụng lực hút điện từ Âm sẽ hút hành tinh lửa vào lỗ đen vũ trụ, xoay tròn rất nhanh (theo suy nghĩ vật lí của loài người gọi là lực hướng tâm), rồi cũng nhờ lực hút điện từ Âm hút chất đất chịu lửa phủ lên nó để làm nguội, rồi tiếp tục được phủ thêm các hành tinh vật tư như sắt, đá, nước…. Khi xong nhờ lực đẩy điện từ Dương (theo suy nghĩ vật lí của loài người gọi là lực li tâm) thì hành tinh này sẽ được văng ra đúng vị trí hành tinh vừa bị phá hủy và luôn theo dõi cho nó quay đều đến khi mưa thuận, gió hòa tạo điều kiện sống cho muôn loài rồi hút tiếp các thảm động, thực vật và trợ giúp con người ở hành tinh khác trải khắp hành tinh này làm thủy tổ. Và tất cả trong càn khôn vũ trụ cứ như thế từ bao giờ: Nó chân như, vô thuỷ và vô chung, không phải như quan niệm từ tâm vật lí của các nhà khoa học vọng tưởng ra.

Theo lời Đức Phật dạy, trong một Tam giới có 45 hành tinh có sự sống, được một Mặt Trời sưởi ấm, trong đó gồm có các cõi Trời, cõi Thần, cõi Người, cõi Ngạ quỷ, cõi Súc sinh và cõi Địa ngục. Các cõi này được bao bọc bởi điện từ Âm, Dương. Phật giới nằm ngoài Tam giới, ở đó Chư Phật đang sống, được bao bọc bởi điện từ Quang không có vật chất, không sanh, không diệt, tuyệt đối Thanh tịnh. Còn ở trong Tam giới vì bị chi phối bởi lực hút vật lí điện từ Âm Dương nên con người bị trôi lăn trong lục đạo luân hồi theo quy luật (Thành, Trụ, Hoại, Diệt). Một ví dụ nữa về lực điện từ Âm Dương, nếu Quý vị xem đài truyền hình, Quý vị sẽ thấy được một số võ sư vận khí công dùng dây để kéo xe ô tô nặng hàng tấn, lớn gấp hàng chục, hàng trăm lần khối lượng của vị võ sư đó, mà vẫn kéo được, hiện tượng này nếu dùng kiến thức vật lí (cơ học Niu Tơn) thì không thể giải thích được, nhưng dựa theo lời dạy của Đức Phật thì mình hiểu ngay là khi vận khí công người võ sư họ dùng tâm vật lí để tạo thành lực điện từ Âm rất mạnh để kéo ô tô đi, giải thích này rất khoa học và thuận lí. Có thể nói, các hiện tượng kì bí trong tự nhiện nếu dùng quan điểm chân thật theo lời dạy của Đức Phật để soi sáng thì tất cả đều là sự vận hành của điện từ Âm Dương.

Thứ hai, về con người và vạn vật hữu tình trong Thế giới này: Theo các nhà khoa học trên Thế giới (dưới lăng kính của cái Tưởng trong Tánh người) họ cho rằng sự sống trên Trái Đất này bắt đầu từ các vật đơn bào, tiến hoá thành đa bào, tiến lên các loài có xương sống, từ từ tiến hoá thành con người. Họ cũng cho rằng chết là một sự kết thúc. Khi còn học cấp 3 được các Thầy, Cô giáo giảng như vậy tôi đã không tin một tý nào. Bây giờ là một Thầy giáo dạy môn vật lí, tôi luôn cảm thấy không thoả mãn với những giải thích quá mơ hồ đó (chỉ vì bộ nhiễm sắc thể của loài Vượn gần giống với bộ nhiễm sắc thể của con người mà họ vội vàng kết luận loài Người tiến hoá từ loài Vượn). Nếu chết là hết thì định luật bảo toàn năng lượng lại không đúng sao? Chừng đó, đủ để thấy dùng tâm vật lí để giải thích sự tồn tại và mất đi của mỗi con người lại trở về vòng luẩn quẩn, hư hư, ảo ảo không thể chân thật được. Ngược lại, theo lời của Đức Thế Tôn, thì sự sống trên một hành tinh, sự xuất hiện của loài Người trong cõi Ta Bà này và quy luật nhân quả luân hồi thật quá thuận lí và không thể khác được. Một con người hình thành là do duyên hợp của tứ đại (Đất, Nước, Gió, Lửa) được chi phối bởi tổng nghiệp do mình tạo ra. Với 16 Tánh người (thọ, tưởng, hành, thức, sắc, danh, lợi, thực, thuỳ, tham, sân, si, mạn, nghi, ác, kiến) với cái Tưởng, tham, ác và Hành là chủ đạo, đã tạo ra tổng nghiệp của mỗi con người là không giống nhau nên trên Thế giới này với hàng tỷ người mà không ai giống ai. Vì duyên hợp của tứ đại là vô thường, vì Tánh người và thân tứ đại này được duy trì bởi vật lí điện từ Âm Dương nên không gì có thể thoát khỏi quy luật Âm, Dương nên phải chiều  (Thành, Trụ, Hoại, Diệt). Nếu không có quy luật nhân quả chi phối thì vũ trụ này sẽ không tồn tại, vậy nên luật nhân quả, luân hồi sẽ đưa con người đi trong sáu nẻo luân hồi không ngày cùng. Duy chỉ có Bổn tánh (Tánh Phật) có trong mỗi người là như như, không bị cuốn bởi lực hút điện từ Âm, Dương. Khi vừa Đản sanh, Đức Phật bước đi bảy bước trên bảy đoá sen, một tay chỉ lên, còn tay kia chỉ xuống và nói “Thiên thượng, Địa hạ, duy Ngã độc Tôn”, theo tôi hiểu đây là điều mà Đức Phật nói đến Tánh Phật có trong mỗi người, nó bao gồm 6 thứ có cái Ý là chủ, trong cái Ý có cái Hằng Nghe, cái Hằng Thấy, cái Hằng Pháp, cái Hằng Biết, được bao bởi một cái vỏ bọc bằng Điện từ Quang và lúc nào cũng hành để duy trì sự sống cho Tánh Phật, Điện từ Quang chỉ rung động để thu lại hoặc đẩy ra cái Tánh Nghe, Thấy, Biết, Pháp. Trong thân tứ đại, Tánh Phật bị che bởi Tánh người để Nghe, Thấy, Pháp và Biết, nên cái Thấy, Nghe, Nói và Biết của Tánh Phật lúc này không còn chính xác nữa. Vì sao vây? Vì khi Tánh Phật vào thế giới loài người bị lực hút vật lí điện từ Âm, Dương cuốn hút rất mạnh, như khi tinh Nam và Noãn Nữ gặp nhau nên nó bị hút vào tử cung người nữ. Khi tánh Phật bị hút vào trong đó và ẩn trong thai nhi và ngủ quên 9 tháng 10 ngày. Khi đứa bé chào đời thì phải chui qua cái lỗ rất nhỏ của người nữ nên Tánh Phật bị động và thức dậy thấy bị vướng nên phải sử dụng cái Tưởng để tìm cách thoát ra, khi đã Tưởng thì liền bị sức hút của vật lí điện từ Âm Dương liên tục quét bọc lại ngày một nhiều và từ đó Tánh Phật không thoát ra được phải nương vào nhục nhãn, nhục nhĩ,… để Nghe, Thấy, Pháp, Biết. Tánh Phật phải tập mọi thứ thông qua thân tứ đại Tánh người , rồi lại còn bị bao phủ bởi tám muôn bốn ngàn cái bong bóng ảo giác của điện từ Âm Dương nuôi thân tứ đại nữa, nên sự Nghe, Thấy, Pháp và Biết qua các giác quan đó bị sai lệch, có thể nói là ảo, không thật. Vì thế, nếu không có Tánh Phật thì không có (Thấy, Nghe, Nói, Biết) nên Tánh Phật phải là sự sống của muôn loài. Trong Tam giới này, có các cõi khác nhau cõi Trời Vô Sắc, cõi Trời Hữu Sắc, cõi Trời Dục giới, cõi Thần, cõi Người, cõi Ngạ quỷ, cõi Súc sinh, cõi Địa ngục. Trong mỗi cõi như thế, mỗi cá thể đều có một Tánh đặc trưng cho cõi đó. Vì vậy khi Tánh Phật vào loài nào thì phải theo loài đó.

                       Theo Đức Phật dạy, thì loài người không phải tiến hoá từ động vật mà thuỷ tổ của loài người trên mỗi một hành tinh tứ đại là do Ban Bệ Trời Tứ Thiên Vương trợ giúp các phi thuyền chở người từ hành tinh vừa bị huỷ diệt đến trải đều khắp cho hành tinh mới này. Khi đến hành tinh mới cư trú thì gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn đủ thứ vì hành tinh mới còn rất hoang sơ cũng giống như một người bị lạc vào 1 hòn đảo hoang, nên thuỷ tổ của loài người không thể làm ngay tất cả mọi việc mà mình đã hiểu biết trong một thời gian ngắn được, nên nó mai một và trở về thời kỳ đồ đá và lại văn minh, sáng tạo, tiến bộ trở lại và lại bị hủy diệt…. theo quy luật nhân quả mà luân hồi.

 

Thứ ba, tu thế nào để được giải thoát: Tôi đã Quy Y tam Bảo từ năm 2012, nhưng việc tu tập của tôi thật sự luẩn quẩn, đầu tiên tôi tu theo Tịnh Độ tông nhưng tụng Kinh hay trì chú không cuốn hút được tôi và tôi thấy hình như mình chỉ đọc thì đúng hơn là trì tụng, vì lời Kinh tôi cũng không hiểu được ý sâu màu mà Đức Phật đã dạy ẩn dụ trong đó. Sau đó, tôi lại ngồi Thiền, tâm tôi cứ chạy lăng xăng, thỉnh thoảng cũng Định được tâm nhưng khi hết toạ Thiền là tâm lại nghĩ ngợi đủ chuyện. Bản thân tôi rất muốn tu Giải thoát, nhưng thực sự tôi không tin vào việc mình tu như thế có được Giải thoát hay không? Và ngay cả chữ Giải thoát là gì thì tôi cũng còn rất mơ hồ. Sau khi nghiên cứu các quyển sách do soạn giả Nguyễn Nhân viết về pháp môn Thanh tịnh Thiền (Thiền tông) và Huyền kí của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông (do soạn giả Nguyễn Nhân biên soạn), tôi mới hiểu thế nào là Giác ngộ, thế nào là Giải thoát một cách chân thật, các lời nói ẩn dụ của Đức Thế Tôn trong các bài Kinh, hay các câu nói của các vị Tổ Sư Thiền đều được Thầy Chánh Huệ Phong giải thích quá tường tận. Trước đây tôi như người mù nay đã được Thầy Huệ Phong và soạn giả Nguyễn Nhân chữa cho mắt tôi được sáng lên giờ đây tôi thấy thân tâm rất nhẹ nhàng.

Theo Đức Thế Tôn thì nếu còn dính mắc đến vật lí, tức còn bị lực hút điện từ Âm Dương đưa đi trong sáu nẻo luân hồi. Vậy nên để Giải thoát tức không dính mắc vật chất trần gian tức con người không nên dùng bất kì cái gì của vật lí thế gian này. Đây chính là một công thức rất khoa học, là chân như. Muốn thoát khỏi lực hút vật lý điện từ Âm Dương, con người phải để tâm vật lí của mình tự nhiên Thanh tịnh, không được dụng công, nếu không để tâm vật lí tự nhiên Thanh tịnh thì nó nhô ra những vọng tưởng là lập tức bị lực hút vật lý điện từ Âm Dương đưa đi trong lục đạo luân hồi. Còn cứ để tâm vật lí tự nhiên Thanh tịnh thì Tánh Phật sẽ hiển lộ và làm tan hết vô minh, gọi là kiến Tánh, tức người đó đã nhận ra Phật tánh thanh tịnh của chính mình. Tôi xin lấy một ví dụ (hơi thô thiển nhưng dễ hiểu): Chẳng hạn muốn một cốc nước đục trở nên trong suốt, thì chúng ta cứ để nó tự nhiên tĩnh lặng, tự nó sẽ trong vì bụi bẩn lắng xuống, còn cho dù dụng công cách nào cũng như dùng cây đũa bằng vàng quậy cốc nước đục nó cũng không thể trong được. Còn khi muốn được rơi vào “Bể tánh thanh tịnh Phật tánh” thì phải biết tạo lực rơi để Phật tánh trở lại quê xưa của mình qua cửa “Hải Triều Dương”. Nghĩa là phải tạo ra công đức đủ lớn mới được. Vậy công đức là gì? là do con người giúp cho người khác Giác ngộ, Giải thoát, còn phước đức là giúp cho người khác an vui, còn Ác đức là làm cho người khác đau khổ. Khi giúp người khác Giác ngộ và Giải thoát là ta đang sử dụng Tánh Phật mượn thân người để tạo phương tiện đưa ta về Phật giới đó.

 

Thứ tư là một vài kiến nghị: Theo tôi nghĩ Huyền kí của Đức Phật” là rất bổ ích cho bất kì ai và là chân lí soi sáng tất cả các nẻo trong Tam giới này.

1. Với các nhà khoa học: “Huyền kí Đức Phật” sẽ là kim chỉ Nam cho họ trong việc nghiên cứu và phát triển kho tàng tri thức của nhân loại.

“Huyền kí của Đức Phật” sẽ giúp các nhà khoa học chân chính rút ngắn được thời gian và cả công sức, chi phí để đạt đến chân lí khoa học.     

2. Với các nhà Quản lí xã hội: “Huyền kí Đức Phật” sẽ giúp họ định hướng được con đường phát triển Đất nước một cách bền vững. Họ sẽ có những quyết sách hợp lí để khai thác tài nguyên đảm bảo sự khoẻ mạnh của hành tinh này. Nếu “Huyền kí Đức Phật” được các nhà Lãnh đạo trong nước cũng như Thế giới xem như là nền tảng đạo đức của xã hội, thì chắc chắn rằng xã hội sẽ phát triển vừa hiện đại vừa văn minh, vì rằng nếu quản lí xã hội bằng pháp luật mà con người không được phát triển về nhân cách theo lời dạy của Đức Phật thì pháp luật chỉ quản lí ngoài chỗ sáng (phần ngọn) còn trong bóng tối (Phần gốc) luôn bị bệnh không chữa thì cực kỳ nguy hiểm và một điều vô cùng quan trọng là nếu con người không biết được luật nhân quả luân hồi, họ cứ sử dụng cái Tưởng Tham và Ác thì xã hội loài người cứ chém giết lẫn nhau rất đau khổ và rồi sẽ dẫn đến diệt vong. Ngược lại nếu lời dạy của Đức Phật được đưa vào giảng dạy trong các trường học thì đại đa số các thành viên trong xã hội khi đã thấm nhuần lời Đức Phật dạy họ sẽ tự giác thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của mình chắc chắn sự phát triển của xã hội là sự phát triển bền vững.

3. Với mỗi con người: Nếu tiếp cận được “Huyền kí của Đức Phật” họ sẽ biết luật nhân quả chi phối cuộc sống mỗi người, thì họ sẽ không dám làm trái lời dạy của Ngài. Vì thế mà họ biết cái gì là thật, cái gì là giả, đặc biệt là thế nào là Mê tín, thế nào là không mê tín và thế nào là Dị đoan, họ sẽ tập trung vào lao động sản xuất làm ra nhiều của cải mà không cần đi cầu xin ai. Cuộc sống của mỗi người sẽ nhẹ nhàng, sự tranh giành, hơn thua sẽ bị xoá bỏ, thay vào đó là một môi trường sống lành mạnh, bao dung và bình đẳng.

Vì những lẽ đó, tôi mong muốn Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chính phủ nước nhà sẽ ủng hộ việc công bố rộng rãi “Huyền kí của Đức Phật” để mọi người được biết càng sớm càng tốt, tránh được việc Mê tín dị đoan, tránh được việc lợi dụng Tôn giáo để phá hoại chế độ. Và hơn hết đây là vinh dự cho Đất nước ta, nhưng cũng là trách nhiệm của chúng ta trước nhân loại để kéo dài tuổi thọ của hành tinh cũng như tạo ra một sự phát triển xã hội cân bằng, văn minh. Với dân tộc ta, việc công bố “Huyền kí của Đức Phật” sớm sẽ giúp cho mọi người dân nhận được lời Đức Phật dạy để hoàn thiện nhân cách, tạo nền tảng đạo đức xã hội nhằm hướng đến sự phát triển bền vững. Còn với những Phật tử chân chính, họ sớm biết được Chánh pháp của Như Lai và nương theo đó mà tu tập để được Giác ngộ và Giải thoát.

        Trên đây là một vài điều trong rất nhiều điều muốn chia sẻ, rất mong được sự góp ý và hưởng ứng của Quý vị.

Xin chân thành cảm ơn!

Nghệ An ngày 09 tháng 5 năm 2017    

 

Từ khóa:

Bản quyền thuộc về: CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU
Website: https://www.chuatandieu.com - Email: chuathientongtandieu@gmail.com - Nơi dành cho những Người muốn Giác ngộ - Giải thoát.
            

Copyright © 2017 THIENTONG. All Rights Reserved.Design by Nina Co, Ltd
Đang online: 8 | Hôm nay: 104 | Hôm qua: 478 | Tổng truy cập: 915261
Đặt câu hỏi trực tuyến