Công thức tu theo Thiền tông phải dụng công như thế nào để nhận ra Phật tánh của chính mình?

Công thức tu theo Thiền tông phải dụng công như thế nào để nhận ra Phật tánh của chính mình?

Công thức tu theo Thiền tông phải dụng công như thế nào để nhận ra Phật tánh của chính mình?

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Phật tánh không nay không xưa

Phật tánh không thêm, không bớt, không thừa

Người thấy sanh tử dây dưa

Hai thứ không chạm chỗ xưa Niết Bàn.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm

Chẳng quán, chẳng tưởng nhận liền tánh nghe

Tánh nghe, tánh thấy là bè

Đưa Người Thanh tịnh về miền quê xưa.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Như Lai dạy rõ cụ rằng

Ngọc châu như ý ở hằng nơi ta

Dù tìm được gần hay xa

Ngọc châu như ý thật là bỏ đi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

​-Tri kiến lập tri tức vô minh bổn  

Tri kiến bất lập tri, tức tánh Niết Bàn.  

-Thiền tông không quán tưởng cầu  

Ngồi thiền vạn kiếp vẫn sâu luân hồi.​

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Vọng tưởng mà cầu huyền linh

Là tìm sanh tử để mình vui chơi

Thiền tông Phật bảo mình thôi

Thôi đi tất cả luân hồi không theo.

 

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Tu Thiền mà Quán hay cầu

Chẳng khác đốt lửa giữa bầu bão giông

Thiền tông mà cố dụng công

Dụng công mà được bỏ sông cho rồi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Cuộc sống hiện tại của ông

Là sống Nhân quả nên ông khổ sầu

Dù sống cao sang đến đâu

Cũng là luân chuyển không đâu an nhàn.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

ĐẦU TIÊN NHƯ LAI THUYẾT ĐẠO MẦU

CÁC ÔNG TRIỆT NGỘ CHỖ THÂM SÂU

NHƯ LAI MỪNG CÁC ÔNG THẤU HIỂU

NGỌC CHÂU NHƯ Ý CHẲNG TÌM, CẦU

ĐỨC LỤC TỔ HUỆ NĂNG DẠY

BỒ ĐỀ VỐN KHÔNG CÂY

SÁNG KHÔNG PHẢI NHỜ ĐÀI

XƯA NAY KHÔNG PHẢI VẬT

CHỖ NÀO DÍNH BỤI NHƠ.

NĂM ANH EM NGÀI KIỀU TRẦN NHƯ NÓI

DỤNG CÔNG TÌM KIẾM PHẬT LÀM CHI

TRỰC NHẬN CHÂN TÂM NGỘ TỨC THÌ

TRẦN KIA SAO SUYẾN PHẢI LÌA BỎ

TÂM KIA TỊNH SÁNG NHẬN NGAY ĐI.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

THIỀN THANH LÀ NHẤT TỰ THIỀN

BUÔNG, DỪNG, THÔI, DỨT HẾT LIỀN TỬ SANH

Ở TRONG VẬT LÝ ĐUA TRANH

ĐUA TRANH CÀNG MẠNH TỬ SANH, KÉO MÌNH.

ĐỨC PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG DẠY

THIỀN TÔNG THANH TỊNH MÀ TÙY DUYÊN

ĐÓI ĐẾN THÌ ĂN MỆT NGỦ LIỀN

TRONG NHÀ CÓ BÁU THÔI TÌM KIẾM

ĐỐI CẢNH VÔ TÂM CHỚ HỎI THIỀN.

Các bài khác
Công thức tu theo Thiền tông phải dụng công như thế nào để nhận ra Phật tánh của chính mình?

Kính thưa Trưởng ban, tôi tên là: Trần Quế, năm nay 73 tuổi, sanh tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cư ngụ tại thành phố Ari Zona, Hoa Kỳ, hỏi: Gia đình tôi không phải tu theo đạo Phật, nhưng hồi còn học ở trường đại học, tôi rất thích xem sách các Tôn giáo như: Thiên Chúa giáo, Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo, v.v… Đạo giáo nào cũng chỉ có một cách tu, riêng Phật giáo sao tôi thấy quá nhiều lối tu như: - Gõ mõ tụng kinh. - Cầu siêu, Cầu an. - Ngồi thiền quán tưởng. - Quán thoại đầu. - Thiền Mật tông. - Tịnh Độ tông. - Thiền Nguyên thủy. - Thiền Phát triển. - Thiền tông. - V.v... Trong sách viết tu theo Thiền tông rất nhiều Người ngộ đạo. Nhưng tôi không thấy các Ngài dạy cách tu. Tôi có đem ý này hỏi vài chùa, nhưng tôi không được trả lời thỏa đáng.Tôi đọc được quyển sách “Tu Theo Pháp Môn Nào Của Đạo Phật, Dễ Giác Ngộ” của tác giả Nguyễn Nhân. Thấy lời tựa, tôi đọc ngay và đọc đi đọc lại rất nhiều lần. Lời giảng giải của Thầy trong sách thật tình quá hay, quá rõ, không chê vào đâu được. Hôm nay, tôi đến đây xin hỏi Thầy hai câu hỏi như sau, xin Thầy đừng từ chối, tôi xin cám ơn:

Câu 1: - Công thức tu theo Thiền tông phải dụng công như thế nào để nhận ra Phật tánh của chính mình?

Câu 2: - Khi Người nhận ra Phật tánh được diễn tả trạng thái như thế nào?

Trưởng ban quản trị chùa thốt lên: - Phật ơi! Hai câu hỏi của ông quá cao, tôi khó trả lời quá! Nhưng ông hỏi để tu, hay để bổ túc kiến thức kho tàng kiến thức của ông?

Ông Trần Quế trả lời: - Tôi hỏi để tu, tôi có thể sống thêm vài năm nữa là cùng, học hỏi thêm kiến thức để làm gì, khi mình bỏ thân này có mang kiến thức theo được đâu? Nếu Thầy hướng dẫn rành mạch cho tôi hiểu, tôi nhất quyết thực hành đến nơi đến chốn, tôi nguyện mang ơn Thầy mãi mãi.

Trưởng ban nói: - Có thể nói, từ trước đến nay, những Người đi tìm hiểu đạo Phật không ai có quyết tâm như ông. Người có quyết tâm như vậy, chắc chắn sẽ có kết quả tốt, nhưng tôi nói ra sợ ông không thực hành được.

Ông Trần Quế nói: - Dù khó đến đâu tôi cũng nhất quyết thực hiện cho bằng được. Vì tôi đã lớn tuổi rồi, sống nay, chết mai, nếu hiểu được pháp môn tu theo Thiền tông mà được Giác ngộ và Giải thoát, là tôi sẽ cố gắng thực hành, vì từ trước đến nay tôi có đi hỏi nhiều nơi nhưng không nơi nào chỉ dạy.

Trưởng ban nói: - Ông muốn tu theo pháp môn Thiền tông, phải chấp nhận đảo lộn tất cả những sự hiểu biết bình thường của ông từ trước đến nay. Nếu ông chịu, tôi mới nói.

Ông Trần Quế thưa: - Kính thưa Trưởng ban, tôi rất tin tưởng Thầy, vì Thầy giải thích nhiều câu hỏi có thể nói là hóc búa, có lúc tôi ngỡ Thầy không khi nào trả lời được, nhưng Thầy trả lời quá dễ dàng.

Trưởng ban trả lời hai câu hỏi của ông Trần Quế: Câu 1: Đây là “công thức” tu theo Thiền tông của đạo Phật: Về ăn uống: Phải ăn uống làm sao cho cơ thể của ông được quân bình Âm Dương. Nếu ông ăn uống mà cơ thể được quân bình Âm Dương rồi, thì việc tu theo Thiền tông coi như đã đạt được 50% hiệu quả. Vì Âm Dương được quân bình thì sự vận hành Tánh Người, nói rõ hơn là các tế bào trong thân ông được trở về trạng thái cân bằng, nếu lỡ bị bệnh sẽ hết, dù bệnh gì cũng hết. Cách ăn theo Âm Dương được lý giải như sau: Như 1 chiếc tàu chở nặng quá (Âm) bị chìm! Còn chở nhẹ quá (Dương) gió thổi hay sóng đánh mạnh bị lật! Còn trung bình sẽ nghe êm ái, dễ di chuyển. Tôi sẽ tặng Thầy “Cẩm nang ăn uống” để tu theo Thiền tông. Về thực hành: 1- Ông nên dẹp bỏ tất cả những khuôn phép mà ông cho là đúng, cho là hay, học ở Người này, bạn kia, v.v... 2- Ông dẹp bỏ tất cả dụng công tu như: Ngồi Thiền, quán tưởng, quán thoại đầu, v.v... hay bất cứ hình thức nào. 3- Ông dẹp bỏ tất cả những kiến thức mà ông huân tập từ trước đến nay. 4- Ông “đóng cửa” tất cả những sự việc bên ngoài đến với ông. 5- Ông bỏ tất cả hai bên là phải, quấy, hơn, thua, buồn, thương, giận, ghét, v.v… 6- Về Thấy và Nghe của ông, vì từ trước đến nay, khi ông Thấy và Nghe, rồi phân biệt bằng Tánh Người, cũng gọi là Tánh Phàm phu. Nên lúc nào ông cũng chạy theo cái Thấy và tiếng Nghe của vật lý, rồi phân biệt ra: Hay, dở, phải, trái, v.v..., rồi sanh ra đủ thứ chuyện trên đời. Nay, ông phải tập cho cái hằng Thấy và hằng Nghe của Ý nằm trong Tánh Phật. Nhưng cái hằng Thấy hằng Nghe thứ này nó ở đâu? Nó nằm trong vỏ bọc của Tánh, Tánh này Phật trùm khắp đến đâu thì Tánh nó trùm khắp đến đó. Ông phải hiểu thật rõ như sau về Ý hằng Nghe, hằng Thấy, hằng Biết hay muốn nói như sau: - Một: Khi có tiếng, ông liền Nghe có tiếng, tiếng đi qua rồi, ông Nghe không tiếng, đó là Ý ông đang Nghe. - Hai: Khi có hình tướng, ông liền Thấy có hình tướng, cái hay Thấy của ông như vậy là của Ý hằng Thấy. - Ba: Cái Ý hay phát ra tiếng, tiếng này gọi là Pháp, khi ông nói, cứ việc nói cho Người đối diện biết là đủ, ông đừng dính theo tiếng nói của mình, đó là tiếng nói còn trong Thanh tịnh, mà Đức Phật gọi là tiếng nói trong Niết bàn. - Bốn: Cái hay Biết trong Ý nó lúc nào cũng hằng Biết, đừng duyên theo Thấy, Nghe hay Tiếng, là cái hằng Biết của Ý trong Tánh Phật. Nếu ông Thấy, Nghe hay Nói mà chạy theo các thứ này, Đức Phật gọi là vượt qua “Hải Triều Âm” để vào trong sức hút của vật lý Âm Dương, tức khắc phải theo dòng sinh diệt! - Năm: Các thứ Thấy, Nghe, Pháp, Biết, được đi xa trùm khắp là nhờ “Điện Từ Quang” tự nhiên trong Càn khôn Vũ trụ này “chuyên chở đi nên được trùm khắp. - Sáu: Điện Từ Quang trong Phật tánh, là Điện từ tự nhiên, không có đối đãi của Âm Dương. Còn Điện từ trong thân ông, trong muôn vật hay trong các hành tinh là điện từ tự nhiên có lực hút và lực đẩy, nên gọi là điện từ Âm Dương. Còn điện từ mà chúng ta thắp sáng là điện từ Vật lý, khi vật chất chuyển động nó mới phát ra điện được. Tu theo Thiền tông, ông phải hiểu 6 căn bản trên thì mới tu đúng được, còn không hiểu 6 căn bản trên, dù ông có dụng công tu theo kiểu nào, một ngàn năm sau cũng không ăn thua gì.

Ông Trần Quế hỏi: - Như vậy phải tu tập như thế nào để đúng với pháp môn Thiền tông?

Trưởng ban trả lời: - Ngủ thì thôi, vừa mở mắt ra, vừa thấy, liền biết mình có cái hay Thấy, vừa nghe, biết mình có cái hay Nghe, không dính bất cứ trần cảnh nào, đừng lìa phút giây nào cả, đó là ông đang tập cho tánh hay Thấy và tánh hay Nghe của ông từ từ trở về tánh chân thật Thanh tịnh của chính ông. Nói chính xác, là Thấy và Nghe bằng Tánh thanh tịnh của chính ông đó. Từ ngàn xưa nó là như vậy, không ai làm ra, không ai tạo thành, nó vốn là Thanh tịnh, nó vốn là trùm khắp, nó vốn là đầy đủ, nó nhờ Điện từ Quang tự nhiên trùm khắp trong Càn khôn Vũ trụ này chuyển các thứ trên đi trùm khắp. Người chưa đạt được “Bí mật Thiền tông” thì không thể nào biết được chỗ này. Vì sao vậy? Vì người chưa “Mở mắt Thiền tông”, họ bị nhốt trong hạn hẹp của sắc uẩn. Sắc uẩn là do điện từ Âm Dương tự nhiên của Tam giới điều khiển, nên những việc suy nghĩ và biết của tâm vật lý, là cái biết luân chuyển, tức luân hồi. Mỗi một hành tinh là mình nói rộng lớn, còn nói hạn hẹp là trong mỗi chúng sanh được kết dính lại là do sức hút điện từ Âm Dương tự nhiên trong Thế giới này là nói hẹp, còn nói hơi rộng hơn là trong một Tam giới, còn nói mênh mông là khắp trong Càn khôn Vũ trụ này. Cá nhân ông bị kết dính theo nhân quả mà từ vô lượng kiếp mà ông đã tạo ra, được gói gọn trong thân mấy chục ký của ông, nên ông không biết được. Vì chỗ ông không biết đó, nên ông nhìn bằng đôi mắt sai lệch, nghe bằng đôi tai lầm lỗi, và chạy theo cuốn hút của cái Thấy và cái Nghe của vật lý, nên bị trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi không ngày cùng. Khi ông tu theo Thiền tông mà thành tựu rồi, ông sẽ nhận ra các cái Tánh chân thật của mình, nhờ đó ông không lầm lẫn nữa. Nếu những điều mà chúng tôi nói, ông thực hành được, thì ông không bị luân hồi. Khi ông còn bị luân hồi, thì các cái tánh hay Thấy hay Nghe nó xuất phát từ Ý trong Tánh, nó phải nhờ căn Thấy và căn Nghe để Thấy và Nghe, tức làm phương tiện để thông lướt qua. Khi ông tập thuần thục được hai tánh Thấy và Nghe rồi, ông không cần hai căn trên mà ông cũng vẫn được Nghe và được Thấy một cách tự nhiên, tức không cần “sử dụng” hai căn mắt và tai để thấy và nghe. Ông tu tập được như vậy là ông đã thành công trong tu Thiền tông rồi đó. Khi thành công, ông sẽ biết, dù ông có nhìn cảnh vật gì, hay nghe tiếng gì, tất cả điều là không dính mắc với ông cả, Như Lai gọi là “Vô sở trụ” với vật lý và luôn lúc nào cũng biết rất rõ ràng, đó chính là tánh Thấy, Tánh Nghe bằng Ý trong Tánh của ông đó. Ông thấy và nghe được như vậy, một thời gian tự nhiên các: Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn, của vật lý, năm thứ này ông đã huân tập từ vô lượng kiếp đến nay, tự nhiên được lìa với ông, nên sanh tử luân hồi cũng lìa với ông. Nhờ không dính với vật lý, nên Phật tánh của ông hiển lộ ra rõ ràng. Khi được như vậy, Thân và Tâm ông an vui kỳ diệu lắm, còn nếu ông sống tầm thường theo nhân quả, Tánh Người, thì tự nhiên những thứ trong Tánh ẩn liền, ray rứt và muôn sự lại đến với ông như cũ! Đến đây, tôi đã dẫn ông vào cửa “Bí mật Thiền tông” rồi đó, còn việc “đi” tiếp nữa là do ở nơi ông, mong ông cố gắng.

Câu 2: Khi các thứ nơi Ý nằm trong Tánh hiển lộ, tôi lấy một ví dụ về cái vui thấp để ông nghiền ngẫm: Bình sanh, có lần nào ông làm phước, được Người nhận cám ơn và các người chung quanh tán thưởng, ông nghe lòng mình an vui thầm lặng, không dao động đến mấy ngày liền, nếu ông thấy mình được an vui như vậy là sai, đó là ý thức của Tánh Người vui chứ không phải Tánh trong Phật vui. Cái vui của Ý trong Tánh Phật như sau: Khi cái vui của Ý trong Tánh Phật thanh tịnh vui, thì: Như ông hiện giờ ông đang sống ở trong bầu không khí bị ô nhiễm, ngột ngạt, nhiệt độ oi bức, bụi bặm, tầm nhìn bị che khuất, cộng với biết bao cảnh vật không vừa ý. Bất ngờ, bầu không khí ông đang hít thở trở nên trong sạch, nhiệt độ mát mẽ, tầm nhìn thông suốt, tất cả cảnh vật đều vừa ý, nghe rất vui khỏe, ông cảm nhận cái an vui ấy, tự ông biết, chớ không dùng văn tự hay lời nói mà diễn tả được. Bởi vậy, Người xưa có nói: “Khi đến chỗ an vui đó, như Người uống nước nóng lạnh tự biết”. Lý do có an vui như vậy là vì 5 cái trong thân của ông là, Sắc - Thọ - Tưởng - Hành – Thức, được dẫn giải như sau: 1- Sắc: Tức thân tứ đại của ông. 2-Thọ: Tức cái biết khổ, biết vui, biết không khổ không vui. 3- Tưởng: Tức suy tư nghĩ tưởng. 4- Hành: Hành này là của điện từ Âm Dương. 5- Thức: Đây là thức học hỏi trong trần gian này, do vậy nó chỉ hiểu loay quay trong vật lý mà thôi. Các thứ trên là do nghiệp của ông đã tạo ra từ vô lượng kiếp đến nay, ông không biết nên gọi là vô minh. Vì tất cả đều là của vật lý, nên ông nghe ai nói gì cũng nghe, đặc biệt, Người nào bên ngoài ăn mặc rực rỡ nói ông càng tin theo, đây là cái bệnh mà loài Người ai cũng thích. Chúng tôi xin dẫn ông vào trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh như sau: 1- Về sắc: Nhờ thực phẩm ăn uống được cân bằng Âm Dương, nên của cơ thể ông được nhẹ nhàng. Vì được nhẹ nhàng nên điện từ Âm Dương trong Người ông bớt đi, nên Điện Từ Quang trong Người ông được rõ ra nên ông ít bệnh. 2- Về thọ: Ông cứ để tự nhiên, các cái khổ, các cái vui, hay không khổ không vui, mặc tình nó tự nhiên đừng màng đến. 3- Về tưởng: Cái tưởng là tự nhiên của vật lý, nó tưởng bao nhiêu kệ nó, ông đừng ngăn cản. 4- Về hành: Hành này ông phải biết rõ như sau: - Trong Người ông có 2 dòng điện từ: A- Điện từ tự nhiên trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh, gọi là Điện Từ Quang. Có công dụng chuyên chở: Thấy, Nghe, Pháp, Biết đi trùm khắp. B- Điện từ Âm Dương có đầy khắp trong các hành tinh nơi càn khôn vũ trụ này, cũng như trong Người ông và vạn vật. Nếu ông biết được như vậy: - Ông sống với Điện Từ Quang, tức sống trong Thanh tịnh, thì không bị luân hồi. - Ông sống với Điện từ Âm Dương là ông phải luân chuyển, thì bị luân hồi. 5- Về thức: Chỗ này mới rắc rối và bí mật đây, vì rắc rối và bí mật nên ông và nhiều Người không biết nên bị sai lầm: - Trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh Thức này gọi là Biết hay Tri. - Trong vật lý trần gian gọi là Thức, hoặc trí Thức hay học Thức. Ngày ngày ông chỉ cần sống với Biết hay Tri trong Phật Tánh là đủ. Năm thứ trên, ông biết rõ ràng và sống thuần thục với nó, tự nhiên ngày nào đó ông sẽ được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, tự nhiên ông biết tất cả, mà không cần phải dụng công tu bất cứ pháp môn nào.

Ông Trần Quế lại hỏi: - Kính thưa Trưởng ban, xin Thầy nói rõ các thứ điện từ để tôi và những vị có mặt tại đây được rõ thông thêm, xin cám ơn?

Trưởng ban trả lời: Điện từ có 3 loại như sau: Loại 1: Điện Từ Quang: Nằm trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh, chức năng của nó là rung động và có bổn phận chuyên chở những thứ trong Ý, khi Ý phát ra. Loại 2: Điện từ Âm Dương: Nằm trong càn khôn vũ trụ này. Chức năng của nó có nhiệm vụ: 1- Chiều Âm, hút cứng vào. 2- Chiều Dương, đẩy ra, không cho vật thể chung quanh va chạm với nhau. Nếu va chạm với nhau sẽ sanh ra, như: - Hành tinh va chạm với nhau sẽ sanh ra bụi không gian, từ bụi không gian này sẽ chui vào lỗ đen vũ trụ, tức máy hút Âm Dương, sau đó sẽ sanh ra hành tinh khác. - Các loài động vật, khi đụng hút với nhau sẽ sanh ra con. Loại 3: Điện Vật lý: Trợ giúp loài Người sinh hoạt và chế tạo lực đẩy và lực kéo. Về sự sống của các loài, Ý vào trong loài nào thì bị tánh của loài đó bao phủ, như: 1- Vào các loài Trời được gọi là Tánh Trời. 2- Vào các loài Thần được gọi là Tánh Thần. 3- Vào các loài Người được gọi là Tánh Người. 4- Vào các loài Thú được gọi là Tánh Thú. 5- Vào các loài Cô Hồn được gọi là Tánh Hồn. 6- Vào các loài Địa Ngục được gọi là Tánh Ngục. 7- Vào các loài Cỏ, Cây, Hoa, Lá được gọi là Tánh Giác. Nguyên lý này, Người tu theo Thiền tông phải hiểu thì tu mới có kết quả tốt được; còn không biết mà tưởng tượng ra đủ thứ chuyện trên đời thì muôn kiếp ngàn đời vẫn bị đi trong lục đạo luân hồi. Việc làm hằng ngày của ông như sau: - Hằng ngày, ông làm việc gì, cứ chăm chú việc đó, không suy nghĩ việc khác, ông tập được như vậy, khi thuần thục, tự nhiên việc làm của ông hết sức hoàn thiện. Việc làm để tích công đức và phước đức, ông phải thực hiện như sau: - Khi ông làm từ thiện, tâm vật lý của ông cứ tự nhiên Thanh tịnh, đừng khởi ra suy nghĩ gì cả. Vì sao không được suy nghĩ? - Vì khi ông giúp đỡ Người khác mà có suy nghĩ kèm vào, thì đường dây luân hồi sẽ được thiết lập ngay! Nếu ông suy nghĩ thanh cao, làn sóng điện từ Âm Dương trong Tánh Người của ông sẽ phát ra tần số thanh cao, khi ông tích luỹ thật nhiều, tần sóng ấy sẽ dẫn khối nghiệp quả tốt của ông lên ở cõi thiện tương đương. Các tần số này nó nằm ở nơi 33 cõi Trời  đó. Khi ông làm thiện, mà tâm vật lý của ông hay nóng giận, thì làn sóng điện từ Âm Dương trong Người của ông phát ra tần số chập chờn, khi ông tích luỹ được nhiều rồi, tần sóng điện từ Âm Dương chập chờn này sẽ dẫn khối nghiệp của ông đến với các cõi Thần. Làn sóng chập chờn này sao lại có nó? - Là do tâm vật lý của loài Người tạo ra, do loài Người làm thiện mà hay nóng giận. Làn sóng điện từ Âm Dương này nó có rất nhiều trong các loài A Tu La, tức cõi sống của Thần Nói tóm lại, Tánh Người ông phát sanh ra tần số nào là ông hòa nhập vào tần số đó. Đây chính là nghiệp lực tự nhiên của vũ trụ cuốn hút ông vào cảnh giới đó. Chứ không có bàn tay quyền năng nào sắp xếp hay làm việc này cả. Còn tâm vật lý của ông ở trạng thái “Vô sở trụ”, tức không dính mắc bất cứ vào chỗ nào, nên qui luật nhân quả trong vật lý không cuốn hút được. Ở trạng thái này, Đức Phật dạy, ai luôn thực hiện được như vậy, lâu ngày sẽ bắt được tần số Thanh tịnh trong Bể tánh Thanh tịnh của Phật tánh. Nếu được như vậy, lúc này Tánh Người của ông tạm mượn thân tứ đại để sinh hoạt vậy thôi. Trong Càn khôn Vũ trụ này có hai loại chánh: 1- Những thứ trong Phật tánh, mà chúng ta gọi là tinh thần, đó là cái Ý trong Tánh Phật. 2- Tứ đại và vạn vật, mà chúng ta gọi là Sắc uẩn. Trong càn khôn vũ trụ này nó không có thỉ cũng không có chung, mà nó có tự nhiên: 3- Ý trong Phật Tánh thanh tịnh gọi là Tánh Phật. 4- Ý vào trong Tam giới, nó phải luân chuyển theo dòng: Thành - Trụ - Hoại - Diệt, được gọi là Tánh luân hồi. - Ai muốn sống với Phật Tánh thì phải Thanh tịnh. - Ai muốn sống với các Tánh trong luân hồi thì suy tưởng, tức không Thanh tịnh. Chỉ đơn giản như vậy thôi. Còn ai đó, bày ra chuyện này, lập ra chuyện nọ là thách thức với nhân quả đó. Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa Đức Phật có dạy rõ: - Pháp “Trụ” là ở yên, tức Thanh tịnh. - Pháp “Dị” tức theo luân hồi. Dù pháp có “Trụ” hay “Dị” gì, Phật tánh vẫn là Phật Tánh, tướng Thế gian luân chuyển là của Thế gian, ông muốn sống với Tánh nào tùy ý ông, Đức Phật dạy nó là như vậy, ai biết nguyên lý này mới tu theo đạo Phật mới đúng được. Đức Phật dạy thật rõ: - Các tướng Thế gian thường còn là Đức Phật nói các tướng của vật lý tự nhiên. - Các tướng sinh diệt, Đức Phật nói là các tướng vật lý đi theo vòng luân chuyển trong Tam giới. Vì từ trước đến nay, ông chưa hiểu rõ chỗ trụ và dị này, nên ông không biết. Ông tu Thanh tịnh thiền, là ông đóng cửa Thọ và Tưởng. Sắc uẩn, tức thân ông ăn uống, được quân bình, cái thức được Thanh tịnh mà hằng thấy, hằng nghe, hằng biết, những việc xảy trước mắt, tiếng động bên lổ tai, nhưng ông chỉ thấy và nghe Thanh tịnh, đừng duyên theo vật thấy hay tiếng nghe là ông luôn luôn ở trong Phật tánh thanh tịnh. Khi nào cái Tánh thanh tịnh của ông thật sự được Thanh tịnh rồi, Điện từ Âm Dương không bám theo tâm vật lý ông được, nên Điện từ Âm Dương trong thân tâm ông được phai dần, nhờ vậy Điện Từ Quang tự nhiên trong vũ trụ được hút vào Người ông nên tự nhiên Người ông được nhẹ nhàng hơn, còn tâm vật lý của ông cũng được sáng nhiều hơn. Chỗ bí ẩn này, nên chúng tôi phải chỉ kỹ cho ông, nhờ ông hiểu thật rõ, nên tu theo Thiền tông mới không sai, còn ông không biết phần này, ngồi dụng công bất cứ hình thức nào cũng chỉ là đi tìm trong vật lý mà thôi. Vì chỗ bí ẩn này, Đức Phật luôn dạy: - Các ông sử dụng thân, tâm của vật lý để tìm ra Phật tánh, chẳng khác nào các ông nấu cát mà muốn thành cơm vậy! Đức Phật lại dạy: - Ai muốn nhận ra Phật tánh của chính mình, duy nhất chỉ có pháp môn Thanh tịnh thiền mới đưa các ông vào trong“Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh” được, khi các ông vào trong ấy rồi, mới biết tường tận những gì trong Phật tánh, và nhìn ngược trở lại trong Tam giới tự nhiên biết tất cả. Còn không rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh, các ông có dụng công ngồi Thiền tu theo kiểu vật lý, dù có tu 1.000 năm cũng không đi đến đâu cả!

Ông Trần Quế lại xen vào lời Trưởng ban: - Nhưng sao hiện tại có rất nhiều Thầy dạy nói đến chỗ này?

Trưởng ban nói tiếp: - Vì những vị này, muốn “câu” nhiều Người đến nghe, nên họ không có cách nào khác, là bịa ra mình dụng công tu kiểu này, hành thiền kiểu nọ, Thấy, Nghe và Biết bí ẩn của Đức Phật dạy! Trên đây là lối lừa Người phổ thông hiện nay. Họ cũng vì danh, vì lợi và nhiều thứ khác, nên họ phải làm như vậy thôi. Sự thật, Đức Phật dạy tu nơi Thế giới này có 2 phương pháp: Một: Đức Phật dạy tu dụng công theo chiều vật lý, để tạo nhân duyên, sau đó mới hình thành ra quả, gọi chung là nhân quả. Tu mà có kết quả, là kết quả trong luân hồi. Phương pháp tu này gọi là “Tu hành”, tức tu mà hành xác và hành tâm vật lý để có kết quả. Hai: Đức Phật dạy không dụng công tu, mà chỉ trực nhận lại Phật tánh của chính mình, tập sống từ từ một hay sáu thứ trong Phật tánh là phải. Chứng minh phần này, có 2 vị tu như: 1- Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, Ngài tu duy nhất chỉ có một căn tai được thành tựu, nên Đức Phật gọi Ngài tu được “Nhĩ Căn Viên Thông”, tức Ngài tu được thông căn Tai, do Ngài tu được Thanh tịnh, đồng nghĩa Điện từ Âm Dương nơi thế giới này không dính với Ngài. Do đó, Tánh Nghe của Ngài được Điện Từ Quang trong Phật Tánh đưa Tánh Nghe của Ngài đi trùm khắp, nên ai gọi Ngài, Ngài đều nghe được. 2- Còn Đức Đại Thế Chí Bồ Tát, Ngài tu thành tựu được sáu căn, nên Đức Phật gọi Ngài tu thành tựu được Lục căn viên thông. - Ai hiểu biết các phần trên gọi là Giác ngộ. Nói theo ngôn từ Thiền tông gọi là Giác ngộ được “Yếu chỉ Thiền tông”. - Ai hiểu được tất cả các pháp môn tu của Đức Phật dạy, được gọi là đạt được “Bí mật Thiền tông”. - Ai nhìn thấy được màn trong suốt ngăn cách bên trong là “Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh” bên ngoài là sức hút của vật lý Âm Dương, khi Người đó được sức hút của Điện Từ Quang vào trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh, Người đó được gọi là về đến quê xưa của mình. Ông hôm nay biết được chỗ cao xa này, cũng có nghĩa là vô số đời trước ông đã quyết chí tìm, nên hôm nay mới gặp. Trên đây, tôi đã hết tình hết lý chỉ cho ông, mong ông cố gắng, đừng đem lời nói của tôi nói bừa bãi không tốt, nếu ông muốn giúp Người khác, hãy tìm hiểu kỹ coi Người đối diện mình tu theo đạo Phật muốn Giải thoát, thì mới giúp họ, còn Người nào tìm hiểu pháp môn Thiền tông học này để đđi kiếm tiền, ông không được phép nói cho những Người này biết, dù là một một chữ cũng không nói, phần này Đức Lục Tổ dạy rất rõ trong kinh Pháp Bảo Đàn, chúc ông thật nhiều may mắn.

Ông Trần Quế nghe xong rưng rưng nước mắt và hỏi thêm: - Xin trưởng ban vui lòng sắp xếp theo thứ tự việc tu theo Thiền tông đạo Phật, vì tôi là Người chỉ hiểu đạo Phật qua sách kinh chứ tôi chưa hề tu theo đạo Phật lần nào.

Trưởng ban nói tiếp: - Đây là căn bản tu theo Thiền tông: Thứ nhất: Phải học hỏi, suy tư, và thực tập gọi là VĂN, TƯ, TU. Thứ hai: Phải hiểu TÀI, SẮC, DANH, THỰC, THÙY là cái gì? Thứ ba: Phải biết SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC chiều sâu của nó ra làm sao? Tôi xin giải nghĩa 13 chữ nói trên để ông hiểu, ông muốn tu phải cố gắng, chắc chắn sẽ đạt theo ý nguyện của ông. 1- Chữ văn: Đọc kinh điển hoặc nghe lời giảng của pháp sư (phải đúng pháp sư, chứ giảng sư không ăn thua gì). 2- Chữ tư: Phải suy tư hiểu nghĩa cho đúng với ý pháp sư nói. 3- Chữ tu: Ông phải tu tập đúng ý chánh pháp của Đức Phật đã dạy. 4- Chữ tài: Tiền bạc, phải sử dụng cho đúng ý nghĩa của Người tu theo đạo Phật, chứ không phải từ bỏ tiền tài. 5- Chữ sắc: Về sắc đẹp của nam nữ ông đừng dính mắc vào, còn vật dụng có gì sử dụng cái ấy, không chê khen. 6- Chữ danh: Danh lợi ở Thế gian ông xem như ảo ảnh phù du. 7- Chữ thực: Ông phải ăn uống triệt để theo phương cách cân bằng Âm Dương là ông đã giải quyết được 50% của sự tu theo Thiền tông, gọi là tu thực. 8- Chữ thùy: Việc ngủ nghỉ của Người tu theo Thiền tông, đói thì ăn, mệt thì ngủ, không bận bịu trong lòng một chút nào, nhớ đừng ép thân. 9- Chữ sắc: Chữ sắc ở phần này không phải là chữ sắc của câu số 5, mà nói toàn bộ cơ thể của ông. Cơ thể khỏe mạnh, tinh thần rất sảng khoái thì việc tu theo Thiền tông rất thuận lợi, vì sắc thân ông được cân bằng và luôn vận hành Thanh tịnh theo Điện Từ Quang. Nhờ Điện Từ Quang này, nên thân, tâm vật lý của ông rất nhẹ nhàng. 10- Chữ thọ: Tức thọ khổ, thọ vui, hay không khổ không vui, ông không màng đến. 11- Chữ tưởng: Cái suy nghĩ, hay tưởng tượng mọi thứ trên đời, mà tưởng trong Thanh tịnh nên không sanh ra vọng. 12- Chữ hành: Đây là vận hành của từng tế bào nói riêng, còn nói chung là tổng thể sắc thân của ông. Hành này nó nhờ Điện Từ Quang trong Phật tánh bên trong, còn Điện từ Âm Dương nơi Thế giới này bao phủ bên ngoài, cho nên Người ở trong sức hút của Âm Dương thì phải theo qui luật của Âm Dương. Đức Phật dạy: Bình thường, Tâm vật lý suy nghĩ, hay vọng tưởng, nó tạo ra những “chông gai” nên điện từ Âm Dương khi di chuyển qua điện từ Âm Dương bị vướng lại, do đó điện từ Âm Dương nó mới bao phủ được. Nếu ông suy nghĩ hay vọng tưởng càng nhiều, thì điện từ Âm Dương càng phủ kính, càng phủ kính thì Điện Từ Quang càng bị che khuất nên không phát huy công năng của nó. Vì nguyên lý này nên Đức Phật dạy: Người tu Thanh tịnh thiền, là để tâm vật lý mình Thanh tịnh, vì Tâm thanh tịnh nên “chông gai” không lú ra, do đó, khi điện từ Âm Dương chuyển động, nó không dính được, khi thuần thục, tự nhiên Điện Từ Quang của Phật tánh dần dần tự nhiên sáng ra. Vì nguyên này, mà Như Lai dạy pháp môn tu Thanh tịnh thiền là không được dụng công là vậy. 13- Chữ thức: Chữ thức này là hiểu biết do sự học hỏi của ông, nên gọi là học thức hay trí thức của vật lý; còn cái Biết của Ý trong Tánh, là cái Biết tự nhiên và trùm khắp. Trên đây là 13 phần dành riêng cho Người tu theo Thiền tông để Giác ngộ và Giải thoát, nếu ông thực hiện được chắc chắn sẽ có kết quả tốt. Một lần nữa xin ông lưu ý : 1- Ông sử dụng 13 thứ trên ở trạng thái Thanh tịnh là phải. Nếu ông sử dụng các thứ trên của vật lý Âm Dương, dù ông có dụng công tu hành 1.000 năm cũng chẳng đi đến đâu cả. 2- Ông tu theo Thiền tông, khi vọng tưởng nó có hiện ra, kệ nó, không màng đến, ông nhớ dừng dẹp nó. Vì sao vậy? Vì vọng tưởng là tự nhiên của vật lý Âm Dương nơi Thế giới này, nếu ông dẹp, ông bị cái lỗi là vi phạm sự luân chuyển của vật lý. Các vị đi trong đoàn thốt lên: - Quá tuyệt! Quá tuyệt! Không ngờ ở nơi xa xôi hẻo lánh này lại có vị thông làu và giải nghĩa tu theo pháp môn Thiền tông học lại rõ ràng và tường tận như vầy. Có nhiều vị không cầm được nước mắt và thốt lên: “Chúng tôi đi tìm lời dạy của Đức Phật, không đâu giảng rõ, đến đây, chúng tôi như vào “Bể giáo lý Thiền tông”. Chúng tôi đã ghi rõ từng lời, từng câu của Trưởng ban giải nghĩa, nhất định về áp dụng ngay công thức tu Thiền tông này, nhất là tu Thực và tu Tập. Một lần nữa chúng tôi xin hết lòng cám ơn Trưởng ban. Riêng ông Trần Quế cúi đầu và khóc!

Bất ngờ Giáo sư tiến sỹ vật lý học Tạ Quang Chung, sanh năm 1944, tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, cư ngụ tại thành phố San Diego, nam tiểu bang California, Hoa kỳ đứng lên hỏi chỗ đặc biệt như sau: - Thưa Trưởng ban, những gì mà Thầy lý giải, tác giả Nguyễn Nhân ghi âm lại, chúng tôi thấy rất hợp lý, nhưng chúng tôi còn hai thắc mắc nhỏ như dưới đây, xin Trưởng ban giải đáp cho, cám ơn:

1- Người tu dụng công là có kết quả theo vật lý, là rất thuận theo khoa học. Còn Người tu Thiền tông không cần dụng công, cứ để tâm vật lý mình tự nhiênThanh tịnh, thì sẽ nhận ra Niết bàn nơi tâm mình. Xin Trưởng ban giải thích theo khoa học để chúng tôi được thông?

2- Tại sao Ý trong Tánh khi vào trong Tam giới bị biến đổi, mà biến đổi như thế nào?

Trưởng ban trả lời: - Phần này được xếp vào hàng “Tuyệt mật trong Thiền tông” mà Như Lai đã dạy trong pháp môn Thiền tông học này. Theo lời dạy của Như Lai trong Huyền ký về pháp môn Thiền tông học này như sau: 1- Người nào muốn biết được chỗ “Tuyệt bí mật” này, người đó ít nhất phải đạt được “Bí mật Thiền tông” thì mới nghe được chỗ giải thích này. Ở nơi pháp hội Thiền tông này, hiện có đến 8 người đã đạt được “Bí mật Thiền tông”, nên chúng tôi nương theo công đức của các vị này, giải thích chỗ sâu mầu mà Tiến sỹ hỏi, nhưng phải có điều kiện như sau: - Vị nào muốn nghe nên ngồi yên tại chỗ, còn vị nào không muốn nghe, xin xuống nhà dưới uống nước. Vì sao có chỗ phân biệt khắt khe này? Xin thưa, vì trong Huyền ký của Đức Phật có dạy: Vị nào đã đạt được “Bí mật Thiền tông” rồi, thì vị đó mới được phép nghe chỗ “Bí truyền” này, còn người bình thường hay không thích, không được phép nghe. Vì sao vậy? Đức Phật có dạy, khi Như Lai chỉ nói bình thường của pháp môn Thanh tịnh thiền này, mà còn bị chửi, thì các đời sau, vị nào đứng ra dạy pháp môn này phải nghe lời dạy của Như Lai. Vì chỗ Như Lai dạy kỹ như vậy, nên chúng tôi mới ra điều kiện như trên. Trưởng ban nói xong điều kiện ra, không ai rời chỗ giảng Thiền tông cả, nên Trưởng ban nói: - Người muốn biết thật rõ ràng về chỗ cao sâu này, vị đó phải đạt được “Bí mật Thiền tông” thì mới hiểu được, còn  Người không biết gì về Thiền tông, khi họ nghe, họ sẽ chửi Người giảng ngay. Phần này Đức Phật đã bị chửi rồi, cũng như Ngài Tổ sư Thiền tông đời thứ 28 và nhiều vị khác nữa. Vậy, các ông bà có mặt tại đây nên cố gắng nghe: Người tu theo Thiền tông phải hiểu 3 phần của điện từ như sau: 1- Điện Từ Quang trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh, là điện từ tự nhiên, nó là như vậy. Công dụng là sáng, mát dịu, không màu sắc và trùm khắp, có công dụng đưa những thứ trong Ý đi trùm khắp như: - Tiếng nói do Ý phát ra. - Nhận tiếng nói của Người khác nói. - Đưa cái hằng Thấy của Ý phát ra đi trùm khắp. - Biết này là trợ giúp cho 3 thứ trên, nhờ Điện Từ Quang nên nói Biết được trùm khắp. 2- Điện từ Âm Dương ở các hành tinh: A- Điện từ Âm có nhiệm vụ hút cứng lại. B- Điện từ Dương có bổn phận đẩy các hành tinh chung quanh không va chạm với nhau. C- Nếu nó va chạm với nhau sẽ bị tan ra từng mảnh thành bụi không gian và khi đến nơi lỗ đen Vũ trụ là cái máy tạo ra hành tinh khác. D- Điện từ Âm Dương ở nơi các động vật: A- Điện từ Âm có bổn phận hút các tế bào dính cứng lại với nhau, do đó động vật không bị tan rã ra. Nhưng ở các loài động vật chia ra làm 2 phái cực Âm và Dương. Vì vậy, khi 2 phái này hút cứng với nhau sẽ sanh ra con. 3- Điện từ vật lý: - Điện từ trợ giúp cho loài Người sinh hoạt và chế tạo lực đẩy và lực kéo. Người tu theo pháp môn Thiền tông cần phải biết thật rõ như sau thì mới tu Thiền tông đúng được: 1- Trong Phật tánh Ý là chủ, có nhiện vụ là hằng Thấy, hằng Nghe, hằng Pháp và hằng Biết, nhờ Điện Từ Quang chở đi trùm khắp. Vì sao được trùm khắp? Vì các thứ này luôn ở trong Thanh tịnh, không bị dính của vật lý. Khi chúng ta suy nghĩ hay phát ra vọng tưởng, tức khắc những thứ trong Ý liền khởi lên, thì chông gai liền nhô ra, do vậy dòng điện từ Âm Dương dính vào những chông gai đó, nên ánh sáng Điện Từ Quang bị che khuất, nên những thứ trong Ý như Thấy, Nghe, Pháp, và Biết không còn sáng nữa. - Vì nguyên lý này nên Đức Phật dạy Người tu theo pháp môn Thiền tông không được dụng công là vậy. Trưởng ban hỏi tiến sỹ Tạ Quang Chung: - Tiến sỹ là Người học cao hiểu rộng, chúng tôi xin nêu và phân tích 3 loại điện từ nói trên để tiến sỹ biết tại sao loài Người bị luân hồi và tại sao tu theo Thiền tông của Đức Phật dạy được giải thoát?

Tiến sỹ Tạ Quang Chung nghe Trưởng ban nêu và nói 3 thứ điện Tiến sỹ liền nói: - Nhờ Trưởng ban phân tích 3 loại điện từ nói trên, nên chúng tôi đã biết nguyên lý tu theo Thiền tông Nhà Phật rồi.

Trưởng ban hỏi: - Tiến sỹ biết như thế nào? Tiến sỹ Tạ Quang Chung trả lời:

  • Trưởng ban đã giải thích quá rõ, Người nào tu theo pháp môn Thiền tông Nhà Phật nếu chú ý một chút là biết ngay:

1- Ai sử dụng cái suy nghĩ của vật lý, tức sử dụng điện từ của Âm Dương, thì bị nó kéo đi trong 6 nẻo luân hồi!

2- Ai để tâm vật lý mình tự nhiên Thanh tịnh, tức điện từ Âm Dương không kéo đi được. Do đó, điện từ Âm Dương không bám được với tâm vật lý, tự nhiên nó phải đi theo dòng sinh diệt của nó, nhờ vậy mà Điện Từ Quang trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh tự động phát huy được tự nhiên của nó, nên những thứ trong Ý là Thấy, Nghe, Pháp, Biết tự nhiên được trùm khắp. Chính chỗ này khi Ngài Xá Lợi Phất được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh” có trình Đức Phật và được Đức Phật xác nhận là phải.

Nguyên lý này là “Tuyệt bí mật” của pháp môn Thiền tông học đó, ai có duyên thật lớn mới biết chỗ này.

Đức Phật dạy:

  • Vị nào biết và may mắn được “Rơi” thì mới cảm nhận rõ ràng được, còn không được “Rơi” thì khó mà biết được.

Tiến sỹ Tạ Quang Chung và những Người có mặt nghe Trưởng ban giải thích tường tận, ông hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban, trong đó cũng có rất nhiều Người xúc động khi nghe lời giải thích “Tuyệt bí mật” này.

Bản quyền thuộc về: CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU
Website: https://www.chuatandieu.com - Email: chuathientongtandieu@gmail.com - Nơi dành cho những Người muốn Giác ngộ - Giải thoát.
            

Copyright © 2017 THIENTONG. All Rights Reserved.Design by Nina Co, Ltd
Đang online: 5 | Hôm nay: 3 | Hôm qua: 580 | Tổng truy cập: 920501
Đặt câu hỏi trực tuyến