Không nhận tiền Cúng Dường, tiền đâu Bác xây dựng chùa Thiền tông Tân Diệu?

Không nhận tiền Cúng Dường, tiền đâu Bác xây dựng chùa Thiền tông Tân Diệu?

Không nhận tiền Cúng Dường, tiền đâu Bác xây dựng chùa Thiền tông Tân Diệu?

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Phật tánh không nay không xưa

Phật tánh không thêm, không bớt, không thừa

Người thấy sanh tử dây dưa

Hai thứ không chạm chỗ xưa Niết Bàn.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm

Chẳng quán, chẳng tưởng nhận liền tánh nghe

Tánh nghe, tánh thấy là bè

Đưa Người Thanh tịnh về miền quê xưa.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Như Lai dạy rõ cụ rằng

Ngọc châu như ý ở hằng nơi ta

Dù tìm được gần hay xa

Ngọc châu như ý thật là bỏ đi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

​-Tri kiến lập tri tức vô minh bổn  

Tri kiến bất lập tri, tức tánh Niết Bàn.  

-Thiền tông không quán tưởng cầu  

Ngồi thiền vạn kiếp vẫn sâu luân hồi.​

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Vọng tưởng mà cầu huyền linh

Là tìm sanh tử để mình vui chơi

Thiền tông Phật bảo mình thôi

Thôi đi tất cả luân hồi không theo.

 

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Tu Thiền mà Quán hay cầu

Chẳng khác đốt lửa giữa bầu bão giông

Thiền tông mà cố dụng công

Dụng công mà được bỏ sông cho rồi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Cuộc sống hiện tại của ông

Là sống Nhân quả nên ông khổ sầu

Dù sống cao sang đến đâu

Cũng là luân chuyển không đâu an nhàn.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

ĐẦU TIÊN NHƯ LAI THUYẾT ĐẠO MẦU

CÁC ÔNG TRIỆT NGỘ CHỖ THÂM SÂU

NHƯ LAI MỪNG CÁC ÔNG THẤU HIỂU

NGỌC CHÂU NHƯ Ý CHẲNG TÌM, CẦU

ĐỨC LỤC TỔ HUỆ NĂNG DẠY

BỒ ĐỀ VỐN KHÔNG CÂY

SÁNG KHÔNG PHẢI NHỜ ĐÀI

XƯA NAY KHÔNG PHẢI VẬT

CHỖ NÀO DÍNH BỤI NHƠ.

NĂM ANH EM NGÀI KIỀU TRẦN NHƯ NÓI

DỤNG CÔNG TÌM KIẾM PHẬT LÀM CHI

TRỰC NHẬN CHÂN TÂM NGỘ TỨC THÌ

TRẦN KIA SAO SUYẾN PHẢI LÌA BỎ

TÂM KIA TỊNH SÁNG NHẬN NGAY ĐI.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

THIỀN THANH LÀ NHẤT TỰ THIỀN

BUÔNG, DỪNG, THÔI, DỨT HẾT LIỀN TỬ SANH

Ở TRONG VẬT LÝ ĐUA TRANH

ĐUA TRANH CÀNG MẠNH TỬ SANH, KÉO MÌNH.

ĐỨC PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG DẠY

THIỀN TÔNG THANH TỊNH MÀ TÙY DUYÊN

ĐÓI ĐẾN THÌ ĂN MỆT NGỦ LIỀN

TRONG NHÀ CÓ BÁU THÔI TÌM KIẾM

ĐỐI CẢNH VÔ TÂM CHỚ HỎI THIỀN.

Các bài khác
Không nhận tiền Cúng Dường, tiền đâu Bác xây dựng chùa Thiền tông Tân Diệu?

Xin chào bác Nhân, Cháu là Nguyễn T.K.T, hiện đang ở Hóc Môn. Cháu có người bạn X, được danh hiệu là Phật gia Thiền tông. Hôm trước cháu có dịp cùng bạn đi viếng đám tang của Phật gia Thiền tông Nguyễn Thị Riêm. Được biết Phật gia Nguyễn Thị Riêm là vợ của bác Nhân ở đây. Trước hết, cháu xin thành thật chia buồn cùng gia đình bác. Tuy nhiên, khi cháu đến viếng lễ tang đúng dịp có một đoàn mặc áo choàng nâu và xám, trên cổ đeo những sợi dây vàng, đỏ, xanh và bảng tên, đang đọc bài Kinh tiễn, cháu thấy rất lạ. Ngoài ra, chứng kiến một số cảnh ở lễ viếng, cháu cũng có một số điều hết sức ngạc nhiên và thấy hoàn toàn không giống như những đám tang thông thường khác. Vậy cháu xin được phép hỏi bác một số câu được không ạ? Các câu hỏi của cháu như sau: 

Câu 1: Cháu thấy không khí tang lễ tại nhà bác rất đơn giản như: – Không kèn trống – Không Thầy tụng – Không cúng cơm – Không đốt giấy tiền vàng bạc – Không coi ngày giờ tốt xấu, v.v… Theo cháu thấy: Các lễ tang theo nghi thức của bên Phật giáo thông thường không đơn giản như vậy, phải có tụng hay niệm Phật gì đó. Vậy, vì sao lại có sự khác biệt này? Vì hoàn cảnh Kinh tế nhà bác theo cháu nghĩ cũng không đến nỗi không mời được đội Kèn trống hay quí Thầy về tụng cho bác gái?

ĐÁP CÂU 1: – Người tu theo pháp môn Thiền tông, mục đích là giác ngộ và giải thoát: * Giác ngộ là, hiểu biết từ con người và vạn vật, trái đất, tam giới và Phật giới hay Càn khôn vũ trụ. * Tu sao được giải thoát, tu sao còn bị luân hồi. * Giải thoát là, ra ngoài qui luật sức hút của nhân quả luân hồi của trái đất này để trở về Phật giới, nói theo tiếng bình dân gọi là thành Phật. * Về Tang lễ của người tu theo pháp môn Thiền tông mà qua đời, thì phải thực hành đúng với tinh thần Thiền tông như sau: 1/- Tang lễ người tu theo Thiền tông: – Không hành bất cứ lễ gì, của người ở thế gian này tổ chức. Vì sao? – Vì người tu Thiền tông, là đã thoát ra ngoài Lục đạo luân hồi của trái đất và Tam giới này, nên không hành lễ như những người còn luân hồi nơi trái đất này nữa. – Người ở thế gian này mà qua đời: * Thuê kèn, trống đến thổi và đánh: – Là tiễn người chết vào cõi Thần. * Thuê thầy đến tụng: – Là để đưa người chết vào Dòng tộc. * Cúng cơm: – Là để tiễn người chết vào loài Cô Hồn. * Đốt giấy tiền vàng bạc và coi ngày giờ tốt xấu, v.v… – Trong đạo Phật không có. – Đây là của đạo Lão bên nước Trung Hoa xưa. – Đức Phật dạy, người nào làm như vậy, là mê tín. Vì biết nguyên lý này nên người tu pháp môn Thiền tông tuyệt đối không làm những chuyện nêu trên.

Câu 2: Thùng phúng điếu cháu thấy có ghi: “Chỉ nhận phúng điếu của người biết tu Thiền tông”. Vậy, vì sao lại có câu này?

ĐÁP CÂU 2: – Đúng theo Tôn chỉ của pháp môn Thiền tông: – Người tu theo pháp môn Thiền tông mà qua đời: – Gia đình không nhận tiền phúng điếu của bất cứ ai, dù người đó tu theo pháp môn Thiền tông. – Nhưng vì, đám tang của Phật gia Thiền tông Nguyễn Thị Riêm, mới có 3 tiếng đồng hồ, mà tràng hoa, trái cây và nhang đèn không chỗ chứa. – Do đó, Ban quản trị Tổ đình chùa Thiền tông Tân Diệu quyết định: – Nhận tiền phúng điếu của những người biết tu Thiền tông. Để chi vậy? – Để gởi vào quỹ xây dựng tại Tổ đình chùa Thiền tông Tân Diệu. – Hồi hướng công đức cho những người này. – Nhờ vậy mà, tràng hoa, trái cây và nhang đèn bớt đi.

Câu 3: Cháu thấy phía trước bàn thờ có ghi câu: “Tiễn Phật gia … về Phật giới”. – Như vậy, Phật giới là ở đâu thưa bác? – Có khác với câu: “Cầu cho Vong Linh, Giác Linh vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc” ở các đám tang khác không?

ĐÁP CÂU 3: – Tiễn Phật gia trở về Phật giới, là nơi quê cũ của Phật gia. Phật giới nó ở đâu? – Phật giới nằm ngoài Tam giới, tức nằm ngoài nhân quả luân hồi của trái đất này. Vì sao trái đất này tạo ra nhân quả? – Vì trái đất này luân chuyển theo dòng: Thành – Trụ – Hoại – Diệt. Do đó, vạn vật sống trên trái đất này, là phải sống theo nhân quả của trái đất. – Con người sống trên trái đất này, cũng phải sống theo nhân quả của trái đất. – Người tu theo pháp môn Thiền tông, ai cũng biết qui luật này. – Nên 3 không: Không cầu ai. – Cầu ai ở trái đất này. – Ai cũng bị luân hồi như mình mà cầu họ làm gì. Không lạy ai. – Ai cũng bị nhân quả như mình mà lạy ai cho mệt. – Những chuyện linh thiêng huyền bí, là do các vị Thần ở trái đất này làm ra. – Chớ đâu có ông Trời nào xuống đây làm. Vì sao? – Vì các cõi Trời, tần số điện từ Âm Dương không giống như tần số điện từ Âm Dương nơi trái đất này, nên các Ngài không đến trái đất này được. – Nếu trong chúng ta, nếu có ai lạy ông Trời cho phước. Đức Phật dạy: – Người đó mê tín Không mời Thầy cúng tụng. – Người tu Thiền tông, là đã biết đường trở về Phật giới. – Còn Thầy cúng hay Thầy tụng, là những Thầy Phàm phu mà mời cúng tụng cái gì. Đức Phật dạy: – Người tu theo pháp môn Thiền tông, là xóa sạch mê tín dị đoan. – Nếu mời Thầy cúng, tụng lại, là các ông mê tín đó. – Nếu mê tín, thì đừng tu theo pháp môn Thiền tông làm chi, làm mất đi Tinh hoa của pháp môn Thiền tông. Đức Phật dạy thêm: – Các ông bà muốn giác ngộ và giải thoát. – Khi nào Tập Huyền Ký của Như Lai truyền theo dòng Thiền tông. – Long Nữ ở nước Rồng nhận được. – Cho công bố ra. – Thì các ông bà mới có cơ may giác ngộ và giải thoát được. – Còn Tập Huyền Ký của Như Lai truyền theo dòng Thiền tông chưa công bố ra. – Các ông tu theo Ma Vương đó. * Bài kinh tiễn Phật gia Thiền tông trở về Phật giới là có 5 nguyên do như sau: 1/- Bài kinh này viết ra đầu tiên. 2/- Để tiễn Phật gia về Phật giới. 3/- Sau khi Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông được công bố ra. 4/- Để người tu theo pháp môn Thiền tông có căn bản mà thực hành sau này. 5/- Để người không phải tu Thiền tông họ biết rằng: * Pháp môn Thiền tông có căn bản như sau: 1/- Pháp môn Thiền tông học này, rất thực tế và khoa học. 2/- Có buổi lễ truyền thiền rõ ràng, rất trang nghiêm. 3/- Khi người tu theo pháp môn Thiền tông khi qua đời. Có bài kinh tiễn về Phật giới rất rõ ràng. * Còn: Cầu cho: Vong Linh, Giác Linh vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Xin trả lời như sau: * Cầu cho Vong Linh: – Người chết mà được làm Vong Linh, thì phải ở ngoài đường, không vào Dòng tộc được. – Vong Linh muốn có thức ăn, thì phải làm hiện tượng lạ, để có người tin là có linh thiêng. Họ làm hay mua thức ăn, cúng cho Vong Linh ăn. – Gia đình thấy Vong Linh này tội nghiệp. – Mới rước Thầy cúng đến nhà. – Xin Thầy cúng và tụng kinh để rước Vong Linh này trở vào Dòng tộc. – Để ăn thức ăn của gia đình trong Dòng tộc nấu nướng hằng ngày. Đức Phật dạy: – Dù các ông bà có rước 10 hay 100 hoặc 1.000 Thầy Phàm phu đến cầu, thì rước Vong Linh này cũng không vào Dòng tộc được. – Vì sao? – Vì các Thầy Phàm phu này, không biết tạo ra lực Như Lai Thanh tịnh thiền, thì làm sao xóa được nghiệp của người làm Vong Linh này. * Muốn rước Vong Linh này vào Dòng tộc. – Duy nhất, gia đình phải thực hiện đúng như sau: * Phải tìm và thỉnh cho được 10 vị Kiến tánh, do tu Thiền tông mà được. – Mười vị này gọi là 10 vị Thánh Tăng. – Thay phiên nhau ngồi Thiền Thanh tịnh. – Của Đức Phật dạy trong pháp môn Thiền tông. – Quý vị này, suốt 3 ngày 3 đêm. – Thì lực Thanh tịnh thiền mới phát ra được. – Nhìn thấy Vong Linh ở đâu. – Mời Vong Linh trở về Dòng tộc. – Nếu Vong Linh này đồng ý. – Thì Vong Linh này tự vô Dòng tộc. – Còn Vong Linh không muốn trở vào Dòng tộc. – Thì 10 vị Thánh Tăng này thay phiên nhau ngồi Thanh tịnh thiền, cũng vô ích. * Còn rước 10 hay 100 hoặc 1.000 Phàm Phu Tăng cầu, thì cũng chẳng ăn thua gì. Vì sao? – Vì Phàm Phu Tăng, tụng kinh cầu còn nằm trong qui luật nhân quả luân hồi của trái đất này, thì làm sao có tác dụng mà phá được nhân quả luân hồi của trái đất này. * Ở thế giới này, người chết đã thành Giác Linh rồi, tức làm Thực Vật. * Thôi, đừng rước Thánh Tăng hay Phàm Phu Tăng làm chi cho tốn tiền. * Dù có rước 1 triệu Thánh Tăng hay 1 tỷ Phàm Phu Tăng đi nữa, thì Giác Linh này, cũng không khi nào thoát làm loài Thực vật được. Vì sao vậy? – Vì người này khi còn sống bị phạm vào 3 cái lỗi như sau: Một: Không biết giác ngộ giải thoát là gì, mà nói mình biết, dụ người ngu khờ đến lấy tiền của họ. Hai: Không phải là Thiền sư, mà tự xưng mình là Thiền sư, để dụ người khờ dại đến cúng tiền. Ba: Trong đạo Phật không có Thiền viện hay Tu viện, mà đứng ra cất Thiền viện hay Tu viện, để dụ người không biết đến cúng tiền. Vì 3 cái lỗi thật nặng này, nên sau khi chết, phải làm Giác Linh để trả nhân quả. * Còn Thầy hay người ở gia đình nào, muốn vãng sanh Tây Phương Cực Lạc vui hưởng sung sướng, thì chỉ cần làm 2 việc như sau: – Một là, phải có ý chí ham muốn mãnh liệt. – Hai là, phải làm từ thiện cho thật nhiều. * Người này sau khi chết, chắc chắn 100%, được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc sinh ra và sống ở đây, không cần nhờ ai cầu xin cả. * Còn nếu không có 2 phần này, ỷ mình có nhiều tiền, thỉnh 100 ông Thánh Tăng đến cầu, cũng chưa chắc được, chớ nói chi là Phàm Phu Tăng. * Còn Thầy nào, bảo đưa cho Thầy ta: 3, 5 hay 7 triệu, Thầy cầu về Tây Phương Cực Lạc cho. Đây là ông Thầy đại lường gạt đó.

Câu 4: Cháu thấy hầu hết ở các đám tang theo nghi thức Phật giáo, thông thường có một bàn thờ Phật: – Chính giữa là bức hình Đức Phật A Di Đà – Hai bên là 2 vị Bồ Tát Nhưng ở đây, cũng thờ 3 vị: – Đức Phật ở giữa cầm cành hoa sen đưa lên – 2 vị Bồ Tát hai bên. – Vậy ý nghĩa thờ 3 vị này giống hay khác với đám tang theo nghi thức Phật giáo thông thường? Sao lại có sự khác biệt? – Trên tay của một vị Bồ Tát có cầm quyển sách và đang đọc. Vậy đây là quyển sách gì? Tại sao Bồ Tát này lại đọc sách? Tên các vị này là gì thưa bác? Cháu thấy hai bên bức hình có ghi hai câu: – Thiền tông là Nhất tự Thiền – Đưa người thanh tịnh về miền quê xưa – Vậy, Nhất tự Thiền là sao? Miền quê xưa là ở đâu thưa bác?

ĐÁP CÂU 4: * Đám tang, người không tu theo đạo Phật. * Đám tang, người tu theo pháp môn Tịnh Độ của đạo Phật. Khi có người qua đời: * Thỉnh ông Thầy cúng và tụng đến. * Thì vị Thầy này trang trí bàn thờ Phật như sau: 1/- Ở chính giữa bàn thờ, là tượng hay hình của Đức Phật A Di Đà ở thế đứng. – Tay phải buông xuôi. – Tay trái cầm cành hoa sen đưa ra ngang vai. 2/- Bên phải của Đức Phật A Di Đà. – Hình hay tượng của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. – Tay phải cầm cành hoa sen, đưa lên ngang vai. – Tay trái cầm 1 hạt Minh châu. 3/- Bên trái của Đức Phật A Di Đà. – Hình hay tượng của Đức Đại Thế Chí Bồ Tát. – Tay phải cần cành hoa sen, đưa lên ngang bụng. – Tay trái cầm 1 chuỗi hạt Minh châu có 6 hạt. * Còn đám tang người tu theo pháp môn Thiền tông, thì bàn thờ Phật như sau: 1/- Ở chính giữa bàn thờ là hình của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở thế ngồi kiết già. – Tay phải cầm cành hoa sen đưa lên. – Tay trái để ở đầu gối úp xuống, ở thế tự nhiên thông thả. 2/- Bên phải của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. – Hình của Đức Bồ Tát Văn Thù cỡi con sư tử lông vàng. – Tay phải cầm cây kiếm bén đưa lên, tư thế chặt. – Tay trái cầm con số 16, đưa lên ngang tai. *Con sư tử lông vàng: – Tượng trương cho sức mạnh là thanh cao. * Cây kiếm bén: – Tượng trưng cho chặt đứt. * Con số 16: – Tượng trưng cho Tánh của con người. 3/- Bên trái của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. * Hình của Đức Phổ Hiền Bồ Tát. – Tượng trưng cho hạnh nguyện lớn, không thối lui. * Con voi: – Tượng trưng cho sức mạnh. * Màu trắng: – Tượng trưng cho thanh cao và trong sáng. * 6 ngà nhọn: – Tượng trưng cho đâm thủng 6 cái vô minh: Đâm thủng cái vô minh của Căn Mắt, nên mắt nhìn thấy được thông suốt. Đâm thủng cái vô minh của Căn Tai, nên tai nghe được viên thông. Đâm thủng cái vô minh của Căn Mũi, nên mũi ngữi được mùi hôi hay thơm được rõ ràng. Đâm thủng cái vô minh của Căn Lưỡi, nên lưỡi nếm được mùi vị, đắng, ngọt, mặn, chua, cay, v.v…được tận cùng . Đâm thủng cái vô minh của Căn Ý, nên ý: thấy, nghe, nói biết rõ ràng. Đâm thủng cái vô minh của Căn Thân, nên thân xúc chạm biết được đúng sự thật. * Hai tay cầm Tập Huyên Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiên tông. – Bồ Tát đọc Tập Huyền Ký của Đức Phật, để hiểu những lời dạy của Đức Phật về Nhân sinh quan và Vũ trụ quan. * Tu nhất tự thiền là tu 1 chữ: Buông – Dừng – Thôi hoặc Dứt. * Miền quê xưa: là Phật giới, cũng gọi là Bể tánh thanh tịnh.

Câu 5: – Xin bác cho cháu biết ý nghĩa của các danh từ Phật gia Thiền tông, Thiền gia và Phật tử Thiền tông? – Các danh từ này từ đâu mà có? – Cũng như đồng phục của Thiền tông như các dây vàng, đỏ, xanh bắt nguồn từ đâu?

ĐÁP CÂU 5: Câu hỏi này phải hỏi như sau: – Phật tử Thiền tông là gọi danh của ai? – Phật gia Thiền tông cũng gọi danh của người nào? – Thiền tông gia, là người như thế nào? ĐÁP: 1/- Phật tử Thiền tông: – Người này, tu theo pháp môn Thiền tông, đã hiểu căn bản của pháp môn Thiền tông. – Người này, được cấp giấy chứng nhận giác ngộ “Yếu chỉ Thiên tông”. – Người này, được cấp dây phái có màu xanh lá cây non. – Người này, mặc quần áo màu xanh nước biển. * Khi đủ 4 phần qui định nói trên. – Người này, được danh gọi là “Phật tử Thiền tông”. 2/- Phật gia Thiền tông: – Người này, tu theo pháp môn Thiền tông, hiểu được ý sâu mầu của pháp môn Thiền tông. – Người này, có kệ ít nhất 12 câu. Lưu xuất ra từ trong Tánh Phật thanh tịnh của chính mình. – Người này, có bài văn kiến giải. Thật rõ ràng về pháp môn Thiền tông học này. – Người này, phải trả lời 26 câu hỏi về pháp môn Thiền tông, đạt trên 60%. – Người này, nếu muốn được truyền “Bí mật Thiền tông”. * Thì Ban quản trị Tổ đình chùa Thiền tông Tân Diệu. – Tổ chức một buổi lễ trước Chánh điện Tổ đình chùa Thiền tông Tân Diệu. – Truyền “Bí mật Thiên tông” cho người này. * Khi người này, được truyền “Bí mật Thiền tông” rồi. * Thì Ban quản trị Tổ đình chùa Thiền tông Tân Diệu. – Trao 1 bảng gỗ 40×50 cm. – Bảng gỗ này, chứng nhận là vị này đã đạt được “Bí mật Thiên tông”. – Người này, được nhận 1 dây phái màu đỏ. – Người này, mặc quần áo màu xanh nước biển. * Khi đủ 4 phần qui định nói trên. – Người này, có danh gọi là, “Phật gia Thiền tông”. 3/- Thiền tông gia: * Muốn thành là một Thiền tông gia vị này phải thực hiện được các phần như sau: Một: Giúp cho trên 30 người, giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”. Hai: Giúp cho trên 15 người, đạt được “Bí mật Thiền tông”. * Nếu vị này có yêu cầu phong Thiền tông gia thì vị này sẽ được phong là Thiền tông gia. * Ban quản trị Tổ đình chùa Thiền tông Tân Diệu sẽ: Một: Tổ chức một buổi lễ trước Chánh điện Tổ đình chùa Thiền tông Tân Diệu. Hai: Phong Thiền tông gia cho vị này. * Cấp cho vị này Bằng chứng nhận, bằng 1 bảng gỗ 40 x 50 cm. * Cấp 1 dây phái màu vàng. * Vị này, mặc quần áo màu nâu. * Thiền tông gia nào muốn cất chùa Thiền tông. * Thì phải thực hành đúng 3 phần như sau: Một: Căn cứ theo Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013. – Là mọi công dân nước CHXHCN Việt Nam. – Được tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một Tôn giáo nào. – Nhà nước, bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng của mỗi công dân. Hai: Căn cứ theo Nghị định 92/2012/NĐ-CP, ngày 8-11-2012 của Thủ tướng Chính phủ; – Mọi công dân nước CHXHCN Việt Nam. – Được tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một Tôn giáo nào. – Nhà nước bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng của mỗi công dân. Ba: Để việc tự do tín ngưỡng của mỗi công dân. * Thì tín ngưỡng của công dân ấy phải có: Tôn chỉ – Cương lĩnh và Nội qui rõ ràng. Bốn: Tổ đình chùa Thiền tông Tân Diệu có: * Tôn chỉ – Cương lĩnh và Nội qui như sau để áp dụng cho người tu theo pháp môn Thiền tông mà được cấp Giấy hay Bằng Chứng nhận như nêu ở trên. * TÔN CHỈ: 1/- Tu theo pháp môn Thiền tông của Đức Phật dạy. 2/- Tìm hiểu giác ngộ là gì. 3/- Tìm hiểu giải thoát là sao. 4/- Giúp cho ai muốn tìm hiểu pháp môn Thiền tông học này. 5/- Không quyến rũ ai. * CƯƠNG LĨNH: 1/- Không mê tín dị đoan. 2/- Không cúng, không cầu cũng như không lạy ai. 3/- Phải lo cho gia đình và Tổ quốc mình. *NỘI QUI: 1/- Không tranh luận với ai. 2/- Không bè phái. 3/- Không nói xấu người khác. 4/- Không nghe người khác làm tổn hại Quốc gia mình. 5/- Không làm tổn hại môi trường. * VỀ THỰC HIỆN: 1/- Là một công dân nước CHXHCN Việt Nam. 2/- Phải triệt để tôn trong Luật pháp. 3/- Muốn thành lập Cơ sở để tu tập theo pháp môn Thiền tông học này. 4/- Phải đề nghị với Chính quyền 1 trong 4 cấp sau đây cấp phép hoạt động: 1/- Phường hay Xã. 2/- Quận hay Huyện. 3/- Tỉnh hay Thành phố trực thuộc Trung Ương. 4/- Trung Ương. * Hoạt động tu theo pháp môn Thiền tông: 1/- Người đứng đầu phải là Thiền tông gia hay Phật gia Thiền tông. 2/- Người đứng đầu này, phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, nếu sai: Tôn chỉ – Cương lĩnh và Nội qui. 3/- Khi nào Chính quyền cho phép mới hoạt động. Là một người tu theo pháp môn Thiền tông, thì phải tuân thủ 3 phần: 1/- Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam, năm 2013. 2/- Nghị định 92/2012/NĐ-CP, ngày 8-11-2012 của Thủ tướng Chính phủ. 3/- Luật Tín ngưỡng Tôn giáo của Quốc hội đã ban hành ngày 18-11-2016, có hiệu lực từ ngày 01-01-2018. * Điều kiện, một Thiền tông gia hay Phật gia Thiền tông nào muốn xây dựng chùa Thiền tông hay Thiền tông thất để tu tập, thì phải có: Tâm – Tài – Lực thật vững mạnh, thì mới đứng ra xây chùa Thiền tông hay Thiền tông thất được. 1/- Tâm phải như thế nào? * Tâm phải có 4 phần: – Một là, phải hiểu thật rõ ràng pháp môn Thiền tông học này. – Hai là, không mê tín dị đoan. – Ba là, phải lo gia đình và Tổ quốc mình. – Bốn là, không nghe lời xúi giục của kẻ xấu. 2/- Tài phải như thế nào? * Tài phải thực hiện 2 phần: – Một là, phải có Tài điều hành chùa Thiền tông hay Thiền tông thất. – Hai là, phải có Tài chánh dồi dào, không nhận của ai một đồng nào. 3/- Lực phải như thế nào? * Lực phải thực hiện 2 phần: – Một là, phải có sức Lực khỏe mạnh, điều hành chùa Thiền tông hay Thiền tông thất ít nhất 20 năm. – Hai là, khi tu theo pháp môn Thiền tông rồi. 1/- Không có sức Lực khỏe mạnh, thì đừng xây chùa Thiền tông hay Thiền tông thất làm chi. 2/- Pháp môn Thiền tông học này là Cực Dương, người mà mê tín dị đoan, nghe mình phổ biến pháp môn Thiền tông học này ra, họ chửi mình, mình phải có Lực chịu đựng, không oán hận người chửi. * Tất cả những Thiền tông gia hay Phật gia Thiền tông, hãy lượng: Tâm – Tài – Lực của mình, mà xin Chính quyền cấp phép xây dựng chùa Thiền tông hay Thiền tông thất. * Nếu xây dựng chùa Thiền tông hay Thiền tông thất ra, mà không có đủ 3 phần nói trên, thì làm mất thanh danh của pháp môn Thiền tông học này; nói một đàng làm một nẻo. * Thì người này, không xứng đáng là một Thiền tông gia hay một Phật gia Thiền tông, đứng trong hàng ngũ của pháp môn Thiền tông.

Câu 6: Cháu nghe các câu trong bài kinh Tiễn Phật gia Về Phật giới rất hay và xúc động, cũng như rất lạ lẫm. Điển hình cháu nhớ hai câu như: – Thuở xưa tánh Phật vào đây – Mượn thân Tứ Đại nên gây luân hồi … – Cháu nghe rất lạ, dường như chưa thấy Kinh nào đề cập đến. Vậy, Kinh này bác sưu tầm từ đâu? Tánh Phật là gì? Từ đâu vào đây và để làm gì?

ĐÁP CÂU 6: Hai câu: – Thuở xưa tánh Phật vào đây – Mượn thân Tứ Đại nên gây luân hồi … * Đây là 2 câu nhắc lại, đầu tiên Tánh Phật vào thế giới loài người mượn thân tứ đại của con người để tạo công đức mang về Phật giới để định hình ra một Ngôi nhà pháp thân thanh tịnh và một Kim thân Phật. * Nhưng vì, Tánh Phật muốn mượn thân người, thì phải vào tử cung của mẹ ngủ suốt 9 tháng 10 ngày, nên quên hết ý ban đầu mà Tánh Phật ham muốn là tạo công đức. * Tánh người, là cái Tánh hay tưởng tượng nhưng lại Tham, nên phải bị đi luân hồi theo lực luân chuyển của trái đất. * Còn thân và tâm con người, chỉ cần suy nghĩ hay hành động một chút là bị nhân quả rồi. * Vì thân và tâm con người không biết nguyên lý này, mà suy nghĩ và hành động tối đa, nên phải mang Tánh Phật đi khắp trong trái đất và tam giới này. * Đặc biệt, thân và tánh con người thích lường gạt người khác, nên tạo nhân quả, đi luân hồi không ngày cùng. * Hiện nay nhờ pháp môn Thiền tông học của Đức Phật được công bố ra. – Người nào có nhiều công đức là mới trở về Phật giới được. * Phần này không sưu tầm gì cả, mà ai đọc đượcTập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông, thì biết phần này, chứ không cầu xin hay lạy lục ai.

Câu 7: Lúc sáng, cháu có tham quan một vòng ở chùa Thiền tông Tân Diệu này. Tuy nhiên, ở chánh điện cháu thấy có ghi câu, có thể nói là hơi sốc như: “Tu theo pháp môn Thiền tông cốt để thành Phật”. – Vậy, tu Thiền tông là tu làm sao? – Làm gì có thể thành Phật được? – Dường như chưa có nơi nào hoặc chùa nào dám để câu này. Sao bác lại dám? Bác căn cứ vào Kinh nào để nói câu này?

ĐÁP CÂU 7: * Câu Tu theo pháp môn Thiền tông cốt để thành Phật. * Câu này lấy trong kinh Đại Bát Niết Bàn. Đức Phật có dạy: – Ta là Phật đã thành, còn các ông, bà là Phật sẽ thành. – Nhưng muốn thành Phật, khi nào Long Nữ ở nước Rồng nhận được Tập Huyền Ký của Như Lai truyền theo dòng Thiền tông, công bố ra, thì mới biết công thức trở về Phật giới, mới thành Phật được. – Còn Tập Huyền Ký của Như Lai chưa công bố ra, các ông, bà ngồi đó tu 1 vạn năm cũng không thành Phật được. – Ông, bà tu Giải thoát, mà không biết công thức, thì chắc chắn Ma Vương dẫn các ông đi luân hồi nơi trái đất này mãi mãi, còn thành Phật, các ông, bà không khi nào biết. – Vậy, tu Thiền tông là tu làm sao? * Tu Thiền tông, là mượn danh từ thế gian này nói cho người đời dễ hiểu như vậy thôi. – Chớ ở trái đất này, người vừa mái động suy nghĩ và một chút hành động, là đã bị nghiệp rồi, thì làm sao thành Phật được. – Làm sao có thể thành Phật được? * Muốn thành Phật chỉ cần làm có 3 việc như sau, mà phải quyết liệt, thì thành Phật rất dễ, như: Ham muốn không thối chí. Tạo công đức cho thật nhiều. Tìm học cho được công thức trở về Phật giới. * Thì thành Phật dễ như trở bàn tay. – Dường như chưa có nơi nào hoặc chùa nào dám để câu này. – Sao bác lại dám? – Bác căn cứ vào Kinh nào để nói câu này? ĐÁP: – Người nào có trong tay Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông: – Thì người đó biết tất cả các đường vãng sanh lên các cõi Trời. – Còn chuyện trở về Phật giới là chuyện nhỏ. – Thì chuyện đề câu: “Tu theo pháp môn Thiền tông cốt để thành Phật”, đâu có gì khó.

Câu 8: Trước cổng chùa cháu có thấy để câu: “Thiền tông Việt Nam – Chuyên dạy Giải thoát”. – Vậy ở các nơi khác không có dạy Giải thoát hay sao? Căn cứ vào đâu mà chùa lại dám khẳng định là “Chuyên dạy Giải thoát”?

ĐÁP CÂU 8: Các nơi khác có ai chịu tu giải thoát đâu, mà người tu họ chỉ muốn: 1/- Làm Thầy để có tiền xài. 2/- Nơi nào dạy giải thoát là họ chửi. 3/- Dạy thành Phật, họ bảo là bị điên! 4/- Chùa nào dạy tu Thiền tông, là họ bảo gỡ bảng đi. Còn các nơi dạy như sau họ rất ủng hộ, gồm: 1/- Tu thành A La Hán, họ rất ưa. 2/- Tu để làm loài thực vật, họ rất thích. 3/- Tu cúng cho Thần ăn, họ rất mê. 4/- Tu lạy Cô Hồn, họ rất khoái. * Như nói ở trên: – Vị nào có trong tay Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông. – Ai hỏi gì, đều trả lời được cả. – Còn giải thoát, là chuyện nhỏ mà thôi. 

Câu 9: Cháu thấy một phù điêu ở sân chùa có ghi: – “Từ thuở xa xưa, tại phòng nghi lễ cõi trời Đâu Suất. Thời gian này, trời Thường Hộ Quân làm chúa. Đức Phật Nhiên Đăng làm lễ Thọ ký cho Thái tử Thường Hộ Minh: Nhiều đời sau tại nước Ca Tỳ La Vệ, cõi Nam Diêm Phù Đề sẽ thành Phật hiệu là Thích Ca Văn, đến đời Mạt pháp gọi là Thích Ca Mâu Ni” – Vậy, sự tích này từ đâu có. Cháu mới nghe danh từ Thích Ca Văn? Bác có thể giải thích giúp cháu?

ĐÁP CÂU 9: * Cháu hãy tìm đọc trong Pháp Bảo Đàn. – Đoạn Lục Tổ Huệ Năng dạy về các đời Phật quá khứ dạy đạo nơi trái đất này, có nói đến danh từ Thích Ca Văn.

Câu 10: – Cháu thấy chùa Thiền tông Tân Diệu có một điểm đặc biệt là không nhận cúng dường tiền và của của Phật tử. Như vậy, tiền đâu chùa xây dựng được như ngày hôm nay?

ĐÁP CÂU 10: * Trong Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông. Đức Phật có dạy: – Người nào muốn xây dựng chùa Thiền tông, để phổ biến pháp môn Thiền tông của Như Lai truyền theo dòng Thiền tông, thì người này tự bỏ tiền ra xây dựng, không nhận của ai 1 đồng nào. – Vì vậy, tôi tự nguyện bỏ tiền ra xây dựng ngôi chùa Thiền tông Tân Diệu này. – Tôi chữa răng và trồng răng, có bao nhiêu tiền, tôi bỏ ra xây dựng ngôi chùa Thiền tông Tân Diệu này hết, chỉ để vừa đủ ăn thôi. – Còn hiện nay, Thiền tông gia, hay Phật gia Thiền tông nào, muốn xây dựng chùa Thiên tông, thì phải có đủ: Tâm – Tài – Lực như nói ở trên. Còn không đủ: Tâm – Tài – Lực, thì bỏ ý định này đi. Kẻo dính vào qui luật nhân quả luân hồi nơi trái đất này. – Cũng nói cho cháu biết: – Hiện nay, trên thế giới này, duy nhất chỉ có Tổ đình chùa Thiền tông Tân Diệu, mới dám phổ biến pháp môn Thiền tông học này ra mà thôi. – Không có nơi thứ hai. – Cũng nói cho cháu biết nữa: – Có nhiều người thấy pháp môn Thiền tông học này rất thực tế và khoa học, cũng muốn cất chùa ra để phổ biến pháp môn Thiền tông học này, nhưng không thực hiện được. Vì sao? – Vì bị dính vào qui định: Tâm – Tài – Lực.

Câu 11: Cháu thấy miếng đất bên cạnh chùa, bác dự định xây gì đó để mở rộng thêm? Bác có thể nói rõ hơn dự định của bác trong tương lai sắp tới? Cháu xin chân thành cám ơn.

ĐÁP CÂU 11: – Đây là miếng đất bác dự định có 2 phần: – Một là, bác đã làm móng có tất cả là 10 căn nhà: 5m x 5,5m. – Người nào tu theo pháp môn Thiền tông mà muốn ở gần chùa Tổ đình chùa Thiền tông Tân Diệu này. – Bác làm giấy tặng cho một nền. – Bác đang xin phép Chính quyền xây 1 ngôi nhà ở giữa miếng đất này, khi nghỉ làm việc, bác về đây ở.

Cám ơn cháu đã đặt câu hỏi với bác.

Ngày 6-9-2017 Chia sẻ

Bản quyền thuộc về: CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU
Website: https://www.chuatandieu.com - Email: chuathientongtandieu@gmail.com - Nơi dành cho những Người muốn Giác ngộ - Giải thoát.
            

Copyright © 2017 THIENTONG. All Rights Reserved.Design by Nina Co, Ltd
Đang online: 7 | Hôm nay: 92 | Hôm qua: 387 | Tổng truy cập: 903293
Đặt câu hỏi trực tuyến