Chuyển luân xa, nhân điện, trường sinh học?

Chuyển luân xa, nhân điện, trường sinh học?

Chuyển luân xa, nhân điện, trường sinh học?

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Phật tánh không nay không xưa

Phật tánh không thêm, không bớt, không thừa

Người thấy sanh tử dây dưa

Hai thứ không chạm chỗ xưa Niết Bàn.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm

Chẳng quán, chẳng tưởng nhận liền tánh nghe

Tánh nghe, tánh thấy là bè

Đưa Người Thanh tịnh về miền quê xưa.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Như Lai dạy rõ cụ rằng

Ngọc châu như ý ở hằng nơi ta

Dù tìm được gần hay xa

Ngọc châu như ý thật là bỏ đi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

​-Tri kiến lập tri tức vô minh bổn  

Tri kiến bất lập tri, tức tánh Niết Bàn.  

-Thiền tông không quán tưởng cầu  

Ngồi thiền vạn kiếp vẫn sâu luân hồi.​

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Vọng tưởng mà cầu huyền linh

Là tìm sanh tử để mình vui chơi

Thiền tông Phật bảo mình thôi

Thôi đi tất cả luân hồi không theo.

 

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Tu Thiền mà Quán hay cầu

Chẳng khác đốt lửa giữa bầu bão giông

Thiền tông mà cố dụng công

Dụng công mà được bỏ sông cho rồi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Cuộc sống hiện tại của ông

Là sống Nhân quả nên ông khổ sầu

Dù sống cao sang đến đâu

Cũng là luân chuyển không đâu an nhàn.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

ĐẦU TIÊN NHƯ LAI THUYẾT ĐẠO MẦU

CÁC ÔNG TRIỆT NGỘ CHỖ THÂM SÂU

NHƯ LAI MỪNG CÁC ÔNG THẤU HIỂU

NGỌC CHÂU NHƯ Ý CHẲNG TÌM, CẦU

ĐỨC LỤC TỔ HUỆ NĂNG DẠY

BỒ ĐỀ VỐN KHÔNG CÂY

SÁNG KHÔNG PHẢI NHỜ ĐÀI

XƯA NAY KHÔNG PHẢI VẬT

CHỖ NÀO DÍNH BỤI NHƠ.

NĂM ANH EM NGÀI KIỀU TRẦN NHƯ NÓI

DỤNG CÔNG TÌM KIẾM PHẬT LÀM CHI

TRỰC NHẬN CHÂN TÂM NGỘ TỨC THÌ

TRẦN KIA SAO SUYẾN PHẢI LÌA BỎ

TÂM KIA TỊNH SÁNG NHẬN NGAY ĐI.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

THIỀN THANH LÀ NHẤT TỰ THIỀN

BUÔNG, DỪNG, THÔI, DỨT HẾT LIỀN TỬ SANH

Ở TRONG VẬT LÝ ĐUA TRANH

ĐUA TRANH CÀNG MẠNH TỬ SANH, KÉO MÌNH.

ĐỨC PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG DẠY

THIỀN TÔNG THANH TỊNH MÀ TÙY DUYÊN

ĐÓI ĐẾN THÌ ĂN MỆT NGỦ LIỀN

TRONG NHÀ CÓ BÁU THÔI TÌM KIẾM

ĐỐI CẢNH VÔ TÂM CHỚ HỎI THIỀN.

Các bài khác
Chuyển luân xa, nhân điện, trường sinh học?

Hỏi: Chuyển luân xa, nhân điện, trường sinh học? 25/03/2016 5,989 Lượt xem Phật gia Thiền tông Trần Tất Dũng, sanh năm 1952, tại Hà Nội. Cư ngụ nhà số 475/14A, đường Hai Bà Trưng, phường 8, quận Ba, TP.HCM. có hỏi: 1/- Hiện nay, rất nhiều người tập thể dục, dưỡng sinh, để chữa, trị bệnh và nâng cao sức khỏe, trong đó có các bài tập thể dục như: – Tập võ. – Thái Cực quyền. – Thái Cực kiếm. – Yoga. – Phất Thủ quyền, của Tổ Bồ Đề Đạt Ma. – Thu năng lượng Trường sinh học. – V.v… Vậy, những người tu theo Thiền tông, có thể tập những bài tập dưỡng sinh này không? 2/- Những người tu Thiền tông, chẳng may nếu bị bệnh thì có thể nhờ người tập Trường sinh học chữa bệnh cho mình được không? 3/- Còn nếu biết về Trường sinh học, thì có thể chữa bệnh cho người khác được không?

BAN QUẢN TRỊ CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU PHÚC ĐÁP:

Câu 1: – Người tập thể dục có 3 mục đích chánh như sau: 1/- Để cho máu lưu thông điều hòa. 2/- Các khớp xương không bị cứng. 3/- Bắp thịt được rắn chắc. Nhờ 3 nguyên lý trên, nên: Nóng, lạnh của gió và nước khó xâm nhập vào cơ thể con người nên ít sanh ra bệnh. Tập Dưỡng sinh, Thái cực quyền, Thái cực kiếm, Yoga, mục đích là để thân thể ít sinh bệnh. Còn môn thể dục “Phất thủ quyền” nói là do Tổ Bồ Đề Đạt Ma dạy là không phải. Vì sao không phải? – Vì pháp môn thể dục “Phất thủ quyền” này, là của Hòa thượng Đông Viễn dạy cho các võ sinh ở chùa Thiếu Lâm. Mỗi khi tập võ xong, phải tập bài thể dục Phất thủ quyền này để chóng hồi sức. Nói cho thật rõ hơn: Tổ Bồ Đề Đạt Ma không dạy võ, nhưng Ngài có tham gia vào võ Thiếu Lâm đề tài như sau: Tổ nói: – Các Thầy, dù có võ nghệ cao cường đến đâu đi chăng nữa, mà không biết 2 căn này, thì võ nghệ tuyệt cao đó, bị mất đi phân nửa phần công năng của nó. Tổ nói thêm: – Muốn cho võ nghệ tuyệt cao của quí Thầy trọn vẹn. Quí Thầy đấu võ với đối phương bằng cái tâm lúc nào cũng không khởi, tức thanh tịnh. Khi tâm quí Thầy được như vậy có 2 phần công năng: 1/- Không sợ. 2/- Kiên cường nhìn thẳng đối phương mà ra võ. Đối phương thấy quí Thầy có ý chí như vậy, tự nhiên họ khiếp sợ, tinh thần họ tuột xuống 50%. Nhờ diệu thuật nầy, mà vỏ Thiếu Lâm được vang dội khắp nơi. Cũng nhờ tiếng vang dội đó, cộng với vỏ Thiếu Lâm có đội ngũ tuyên truyền rất mạnh, nên võ Thiếu Lâm tự được xem là vô địch thời đó. Thuật này, ở Việt Nam chúng ta, được Đức vua Trần Nhân Tông đem ra áp dụng triệt để, nên đánh đuổi quân Nguyên – Mông rất dễ dàng. Còn thời đương đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp của chúng ta, Ngài có viết trong quyển “Binh Thư Việt Nam” có 4 câu đặc biệt như sau: – Trong Binh thư Việt Nam không có chữ Sợ trong đó; mà trong Binh thư Việt Nam chỉ có: – Thà hy sinh tất cả để cho Tổ Quốc trường tồn! – Không tuổi nhục nào bằng tuổi nhục của người mất nước! – Không xấu hổ nào bằng, làm nô lệ cho ngoại bang! Văn thư Chân lý này, Việt Nam chúng ta có một Thiên tài là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biết và đem ra áp dụng, kêu gọi toàn dân theo Người để cứu lấy Sơn Hà…

Câu 2 & 3: Về Trường sinh học, đây là pháp môn mà Đức Phật dạy một trong 37 pháp quán của pháp môn Tiểu thừa. Mục đích chánh của pháp môn này: dụng công và sử dụng cái “Tưởng” của Tánh người, cho 2 dòng điện từ Âm Dương đang duy trì thân tứ đại của con người, luân chuyển mạnh hơn để làm thông các huyệt đạo, để giúp người bệnh vượt qua cơn bệnh do tắt nghẽn mạch máu. Pháp môn này, chánh của nó là sử dụng Tâm duyên hợp của vật lý, để Quán và Tưởng điện từ Âm Dương đang duy trì cơ thể con người bình thường, chạy mạnh và tràn khắp ra, như: 1/- Cho điện từ Âm Dương chạy vòng vòng cơ thể từ phải sang trái hay từ trái sang phải, quí Thầy gọi là “Chuyển luân xa”. 2/- Cho điện từ Âm Dương từ dưới chân hay từ nơi rốn chạy lên đầu tỏa lên, cơ thể nghe có 2 dòng điện chạy, quí thầy gọi là “Nhân điện”. 3/- Cho điện từ Âm Dương loan và tràn khắp châu thân, làm cho thân người sảng khoái, quí thầy gọi là “Trường sinh điện”, gọi cho có văn hay một chút là “Trường sinh học”. Nói tóm lại, thân và tâm vật lý của con người sử dụng điện từ Âm Dương duy trì cơ thể con người, có rất nhiều cách, chứ không phải có 3 cách nói trên đâu. Nếu Phật gia Thiền tông giúp người khác trị bệnh là tốt, nhưng phải nhớ một điều là, người tu theo pháp môn Thiền tông có 3 mục đích chánh: – Một: Giúp mình giác ngộ, tức hiểu biết rõ ràng qui luật của thế giới này. – Hai: Tự mình phải thoát ra ngoài vòng Nhân quả luân hồi nơi thế giới vật lý Âm Dương này. – Ba: Giúp người khác hiểu như mình để có công đức; chỉ có công đức mới giúp mình giải thoát được. Còn tất cả việc làm trong vật lý, giống như con Dã Tràng xe cát biển vậy thôi.

Bản quyền thuộc về: CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU
Website: https://www.chuatandieu.com - Email: chuathientongtandieu@gmail.com - Nơi dành cho những Người muốn Giác ngộ - Giải thoát.
            

Copyright © 2017 THIENTONG. All Rights Reserved.Design by Nina Co, Ltd
Đang online: 4 | Hôm nay: 191 | Hôm qua: 387 | Tổng truy cập: 903404
Đặt câu hỏi trực tuyến