Thiền Tông

Thiền Tông

Thiền Tông

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Phật tánh không nay không xưa

Phật tánh không thêm, không bớt, không thừa

Người thấy sanh tử dây dưa

Hai thứ không chạm chỗ xưa Niết Bàn.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm

Chẳng quán, chẳng tưởng nhận liền tánh nghe

Tánh nghe, tánh thấy là bè

Đưa Người Thanh tịnh về miền quê xưa.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Như Lai dạy rõ cụ rằng

Ngọc châu như ý ở hằng nơi ta

Dù tìm được gần hay xa

Ngọc châu như ý thật là bỏ đi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

​-Tri kiến lập tri tức vô minh bổn  

Tri kiến bất lập tri, tức tánh Niết Bàn.  

-Thiền tông không quán tưởng cầu  

Ngồi thiền vạn kiếp vẫn sâu luân hồi.​

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Vọng tưởng mà cầu huyền linh

Là tìm sanh tử để mình vui chơi

Thiền tông Phật bảo mình thôi

Thôi đi tất cả luân hồi không theo.

 

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Tu Thiền mà Quán hay cầu

Chẳng khác đốt lửa giữa bầu bão giông

Thiền tông mà cố dụng công

Dụng công mà được bỏ sông cho rồi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Cuộc sống hiện tại của ông

Là sống Nhân quả nên ông khổ sầu

Dù sống cao sang đến đâu

Cũng là luân chuyển không đâu an nhàn.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

ĐẦU TIÊN NHƯ LAI THUYẾT ĐẠO MẦU

CÁC ÔNG TRIỆT NGỘ CHỖ THÂM SÂU

NHƯ LAI MỪNG CÁC ÔNG THẤU HIỂU

NGỌC CHÂU NHƯ Ý CHẲNG TÌM, CẦU

ĐỨC LỤC TỔ HUỆ NĂNG DẠY

BỒ ĐỀ VỐN KHÔNG CÂY

SÁNG KHÔNG PHẢI NHỜ ĐÀI

XƯA NAY KHÔNG PHẢI VẬT

CHỖ NÀO DÍNH BỤI NHƠ.

NĂM ANH EM NGÀI KIỀU TRẦN NHƯ NÓI

DỤNG CÔNG TÌM KIẾM PHẬT LÀM CHI

TRỰC NHẬN CHÂN TÂM NGỘ TỨC THÌ

TRẦN KIA SAO SUYẾN PHẢI LÌA BỎ

TÂM KIA TỊNH SÁNG NHẬN NGAY ĐI.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

THIỀN THANH LÀ NHẤT TỰ THIỀN

BUÔNG, DỪNG, THÔI, DỨT HẾT LIỀN TỬ SANH

Ở TRONG VẬT LÝ ĐUA TRANH

ĐUA TRANH CÀNG MẠNH TỬ SANH, KÉO MÌNH.

ĐỨC PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG DẠY

THIỀN TÔNG THANH TỊNH MÀ TÙY DUYÊN

ĐÓI ĐẾN THÌ ĂN MỆT NGỦ LIỀN

TRONG NHÀ CÓ BÁU THÔI TÌM KIẾM

ĐỐI CẢNH VÔ TÂM CHỚ HỎI THIỀN.

Các bài khác
ĐỨC VUA TRẦN NHÂN TÔNG DẠY CON CÁCH GIỮ NƯỚC, TÍN NGƯỠNG, CÔNG THỨC GIẢI THOÁT VÀ SỰ THẬT NƠI TRÁI ĐẤT NÀY

 

LỜI NÓI ĐẦU:

Kính thưa độc giả.

- Suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, chúng tôi sưu tầm chưa thấy có một vị Vua nào khi truyền ngôi Vua lại cho con mà dạy rất rõ ràng, rành mạch và đầy đủ như Đức vua Trần Nhân Tông.

 Chúng tôi rất may mắn tìm được 4 phần dạy con của Đức vua Trần Nhân Tông như dưới đây:

1. Dạy cách giữ nước rất hay.

2. Dạy cách tuyển dụng Người tham gia vào Bộ máy công quyền rất phải.

3. Dạy thuật đánh giặc ngoại xâm rất đặc biệt.

4. Dạy tín ngưỡng trong nhân dân rất minh bạch.

 Quả thật, Đức vua Trần Nhân Tông để lại cho nhân dân nước Việt Nam ta một tài sản vô cùng quý giá mà không có vị vua nào để lại.

Chúng tôi sưu tầm được tài liệu này, cá nhân chúng tôi thấy rất hay nên viết ra để quí vị cùng tham khảo. Nhưng khi quí vị đọc sách, xin quí vị hãy suy xét cho thật kỹ, thấy thuận lý tạm tin, còn không thuận lý xin bỏ quyển sách này.

Còn vị nào sưu tầm biết sách nào hay hơn, xin cung cấp cho chúng tôi để khi tái bản, chúng tôi xin ghi thêm vào để sách được phong phú hơn.

Chúng tôi xin thành thật biết ơn.

Cũng xin nói rõ:

- Khi chúng tôi sưu tầm được lời dạy của Đức vua Trần Nhân Tông 4 phần nói trên.

Năm 1.958, Thiền sư ni Đức Thảo là chủ chùa Thiền tông Tân Diệu, tọa lạc tại số 273, ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, có trao cho chúng tôi Tập Huyền Ký của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền theo dòng Thiền tông.

Hôm nay, chúng tôi tìm được 4 phần dạy của Đức vua Trần Nhân Tông nữa, nên chúng tôi có căn bản viết ra 10 quyển sách như dưới đây:

1. Tu theo pháp môn nào của đạo Phật dễ Giác ngộ.

2. Những câu hỏi Thiền tông quyền 1.

3. Hành đúng lời Đức Phật dạy chắc chắn được Giải thoát.

4. Những câu hỏi Thiền tông quyền 2.

5. Khai thị Thiền tông.

6. Huyền Ký của Đức Phật và những vị ngộ thiền.

7. Đức Phật dạy tu Thiền tông.

8. Cuộc đời và ngộ đạo của 36 vị Tổ Thiền tông: Ấn Độ - Trung Hoa và Việt Nam.

Tám quyển sách này, do Nhà Xuất bản Tôn Giáo, thuộc văn phòng Thủ tướng Chính phủ cấp phép xuất bản.

9. Sách trắng Thiền tông.

Do Nhà Xuất bản Hồng Đức, thuộc Hội Luật Gia Việt Nam cấp phép xuất bản.

10. Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiển tông.

Được 2 Nhà xuất bản:

Một: Nhà Xuất bản Tôn Giáo, thuộc văn phòng Thủ tướng Chính phủ cấp phép xuất bản.

Hai: Nhà xuất bản Hồng Đức, thuộc Hội Luật Gia Việt Nam, đồng cấp phép xuất bản.

Chúng tôi xin đính kèm hình bìa 10 quyển sách nơi mặt sau quyển sách này.

Vì chúng tôi được may mắn như nói trên, nên sách xuất bản ra bán rất chạy, nên có dư được một số tiền, chúng tôi không dám sử dụng riêng cho cá nhân mình mà làm 3 việc như sau:

Một: Trích ra 80% tiền lời tặng cho chùa Thiền tông Tân Diệu, tọa lạc tại số 273, ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, để Ban Quản trị chùa tiếp tục hoàn thành ngôi chùa Thiền tông Tân Diệu này đúng với lời dạy của Đức Phật về pháp môn Thiền tông.

Hai:  Trích ra 10% tiền lời để tặng 10 quyển sách này cho độc giả nào không có tiền.

Ba:  Trích ra 10% tiền lời, để xuất bản quyển sách này để tặng cho:

1. Cơ quan Văn hóa nào muốn nhận.

2. Các cơ sở tôn giáo nào muốn tìm hiểu.

3. Thư viện các tỉnh và thành phố hay quận huyện nào muốn nhận để nhân dân đọc.

4. Quí vị nào muốn tìm hiểu.

Người sưu tầm biên soạn và viết lại là

soạn giả Nguyễn Nhân.

 

 

 

 

XIN DẪN VÀO SÁCH:

Quyển sách này chúng tôi chia ra làm 4 phần:  

PHẦN I:

  GIỚI THIỆU BUỔI LỄ ĐỨC VUA TRẦN NHÂN TÔNG TRUYỀN NGÔI VUA LẠI CHO CON LÀ THÁI TỬ TRẦN ANH TÔNG:

Khai mạc buổi lễ:

Người dẫn chương trình là ông Triệu Khánh An, thay mặt Ban tổ chức đọc bài diễn văn như sau:

- Kính thưa Đức vua Trần Nhân Tông kính mến.

Theo ý nguyện của Đức vua. Hôm nay, Đức vua hành lễ truyền ngôi vua lại cho con là thái tử Trần Anh Tông, để Đức vua lên núi Trúc Lâm Yên Tử lập ra Thiền tông, phái Trúc Lâm Yên Tử, để dạy cho nhân dân, vị nào muốn tu Giải thoát lên núi Đức vua dạy cho. Chúng tôi xin phép Đức vua và Thái tử Trần Anh Tông giới thiệu thành phần tham dự buổi lễ truyền ngôi vua hôm nay gồm có:

- Những vị cao niên trong nước.

- Những quan chức trong triều và các địa phương.

- Những vị có công lớn với quốc gia.

- Những vị công dân ưu tú đại diện nhân dân.

- Những vị trong hoàng tộc.

Vậy  Ban Tổ chức buổi lễ chúng tôi trân trọng kính mời Đức vua lên lễ đài phát lời huấn từ dạy Thái tử Trần Anh Tông và chúng tôi những gì mà Đức vua muốn dạy, trước khi Đức vua rời kinh thành Thăng Long này lên núi Trúc Lâm Yên Tử.

Vậy trân trọng kính mời Đức vua kính mến lên lễ đài đọc lời huấn từ dạy thái tử Trần Anh Tông cũng như chúng tôi.

Trân trọng kính mời Đức vua.

Đức vua Trần Nhân Tông bước lên lễ đài và trịnh trọng nói:

- Thưa quí cụ cao niên.

- Thưa quan chức trong triều và địa phương.

- Thưa những vị có công lớn với quốc gia Đại Việt.

- Thưa những vị đại diện nhân dân.

- Thưa thân nhân trong hoàng tộc.

Tôi là Quốc vương Trần Nhân Tông, là vua của nước Đại Việt. Hôm nay, tôi tổ chức buổi lễ truyền ngôi vua lại cho con chúng tôi là thái tử Trần Anh Tông để thay tôi cai quản quốc gia Đại Việt này.

Trước tiên, tôi có lời thăm hỏi sức khỏe quí cụ, quí vị. Sau, tôi có đôi lời huấn từ dạy con chúng tôi về:

1/- Cách giữ nước.

2/- Tuyển Người vào làm việc trong Bộ máy công quyền.

3/- Dạy cho nhân dân trong nước tín ngưỡng.

4/- Thờ phượng các nơi trong nước Đại Việt.

Và một số vấn đề có liên quan.

 Sau cùng, thái tử và quí vị dự lễ hôm nay nếu có thắc mắc điều chi xin mời hỏi, tôi sẽ tận tình giải đáp.

Trước tiên, tôi dạy thái tử Trần Anh Tông:

- Này thái tử Trần Anh Tông, hôm nay là buổi lễ Phụ vương truyền ngôi vua lại cho con để lãnh đạo quốc gia Đại Việt thân thương của chúng ta.

Phụ vương dạy con các phần như sau:

Một là, cách giữ nước:

- Con phải thấu triệt và nghiêm chỉnh thực hiện 7 điều như sau:

Điều 1: Con phải hiểu nước Đại Việt thân yêu của chúng ta là một quốc gia có đa sắc tộc do các đời Vua Hùng và Tổ tiên ta lưu truyền lại.

Điều 2: Cá nhân con là một vị vua, con phải công minh, chính trực và thương dân như con.

Điều 3: Viên chức làm việc trong triều cũng như các địa phương con phải tổ chức thi tuyển, chọn ra những Người có tài có đức để phục vụ nhân dân. Tuyệt đối, không đem Người thân mà không có tài đức gì vào Bộ máy chính quyền làm việc.

Điều 4: Những Người gian dối, tham lam, con không thu nhận làm việc trong Bộ máy chính quyền.

Điều 5: Toàn dân ai cũng bình đẳng như nhau.

Điều 6: Hạnh phúc của mỗi công dân tuyệt đối con và những quan chức phải tôn trọng.

Điều 7: Tín ngưỡng trong nhân dân con phải cho tự do, nhưng phải chánh tín, còn Mê tín dị đoan con phải dẹp bỏ.

Để chi vậy?  Để dân nước Đại Việt ta Người dân nào cũng sáng suốt. Nếu dân nước Đại Việt ta Người dân nào cũng Mê tín dị đoan, khó bảo vệ nước Đại Việt này trường tồn được.

Trên đây là 7 phần con phải nghiêm chỉnh thực hiện cho bằng được.

     PHẦN II:

Thái tử Trần Anh Tông hứa với Phụ vương:

Thái tử Trần Anh Tông nghe Phụ vương dạy một loạt 7 điều nói trên liền đứng lên trình thưa với Phụ vương rằng:

- Kính thưa Phụ vương, con xin nghiêm chỉnh nghe và chấp hành lời của Phụ vương dạy, có sự chứng kiến của quí vị dự lễ hôm nay. Nếu tôi có làm sai lời Phụ vương tôi dạy, xin quí vị nhắc nhở, tôi vô cùng biết ơn.

Quốc vương Trần Nhân Tôn, nghe thái tử Trần Anh Tông hứa trước sự chứng kiến của nhiều Người nên có nói như sau:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, con đã hứa hành theo lời của Phụ vương dạy trước sự chứng kiến của quí vị đây con hãy giữ lời.

Khi Đức vua Trần Nhân Tông nói xong. Có cụ ông Nguyễn Quốc Trung, 65 tuổi, là cựu quan chức trong triều đứng lên trình với Đức vua Trần Nhân Tông:

- Kính thưa Đức vua, Thần xin thay mặt tất cả những vị ở đây, xin cám ơn Đức vua có lời dạy thái tử Trần Anh Tông rất rõ ràng như vậy, kính mong thái tử Trần Anh Tông cố gắng điều hành quốc gia Đại Việt đúng theo lời của của Đức vua dạy thái tử hôm nay.

Tất cả những vị có mặt đứng lên vỗ tay và chúc mừng Đức vua Trần Nhân Tông đã có những lời dạy rất chuẩn mực và tuyệt hay.

PHẦN III:

Vào chương trình hỏi.

Thái tử Trần Anh Tông đứng lên trình với Phụ vương:

- Kính thưa Phụ vương, để con có kiến thức điều hành quốc gia Đại Việt, kính xin Phụ vương cho con hỏi một số câu, kính xin Phụ vương dạy con?

Quốc vương Trần Nhân Tông nói:

- Con cứ tự do trình hỏi Phụ vương sẽ dạy cho.

* Thái tử Trần Anh Tông hỏi câu thứ nhất:

- Kính thưa Phụ vương:

Một: Mê tín là gì?  Hai: Chánh tín là sao? Ba: Dị đoan làm những gì? Bốn: Giác ngộ là Giác cái gì? Năm: Phải làm sao Giải thoát? Sáu: Viện chủ là nói danh của vị nào. Con sang nước Trung Hoa và nước Phù Tang có Thầy xưng với con là Viện chủ và tiếp con.

Kính xin Phụ vương dạy con?

     Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ nhất:

- Này Thái tử Trần Anh Tông:

Một: Mê tín: Tin sai sự thật, như:

* Cầu xin Đức Phật cho phước là Mê tín!

Vì sao? Vì Đức Phật đâu có phước mà cho.

* Cầu xin ông Trời cho phước là Mê tín!

Vì sao? Vì ông Trời đâu có ở Thế giới loài Người mà ban phước, xin ông Trời ban phước là Mê tín!

* Cầu xin ông Thần cho phước là Mê tín!

Vì sao? Vì ông Thần cũng đâu có phước mà cho, xin ông Thần ban phước là Mê tín!

* Xin Cô Hồn cho phước là Mê tín!

Vì sao? Vì Cô Hồn còn đi xin thức ăn của con Người có phước đâu mà cho con Người, xin Cô Hồn cho phước là Mê tín!

Hai: Chánh tín là tin đúng sự thật, như:

* Người đến chùa lễ Phật để nhớ ơn Đức Phật dạy cho loài Người biết 6 pháp môn tu, ai muốn tu theo pháp môn nào cũng tùy ý, đây gọi là Chánh tín.

Ba: Dị đoan: Làm những việc kỳ cục, quái dị, như:

* Giết trâu, bò, heo, dê để tế Thần.

- Người dân Đại Việt có trí sáng suốt không làm những chuyện kỳ quái này.

Bốn: Muốn Giác ngộ: Tìm học hỏi những vị biết nhân sinh và vũ trụ họ dạy cho.

Năm: Giải thoát: Tìm những vị biết công thức trở về Phật giới, họ dạy cho. 

Sáu: Viện chủ có 2 nơi được gọi:

1/- Người đứng ra xây dựng và quản lý chùa Thiền tông, dạy Giác ngộ, Giải thoát, vị này được gọi là Viện chủ. Danh từ Viện chủ này, phải đợi Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông được công bố ra, danh từ Viện chủ mới có, còn Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông chưa được công bố ra, danh từ Viện chủ không ai được quyền sử dụng.

2/- Tuy nhiên, ở nước Trung Hoa và nước Phù Tang danh từ Viện chủ này có 2 nơi sử dụng:

Một: Trưởng môn phái Võ Lâm, Người Trung Hoa họ gọi là Viện chủ.

Hai: Trưởng đền thờ các Anh Hùng Dân Tộc của nước họ, cũng được gọi là Viện chủ.

* Còn các Thầy đứng ra xây chùa, kêu gọi bá tánh đóng góp tiền và vật liệu được danh gọi như sau:

1- Xây chùa ngồi tu Thiền, gọi là Thầy chủ chùa Thiền.

2- Xây chùa giảng đạo, gọi là Thầy chủ chùa Bát Nhã.

3- Xây chùa Niệm Phật, gọi là Thầy chủ chùa Tịnh Độ.

4- Xây chùa Niệm Chú, gọi là Thầy chủ chùa Mật Chú.

Chùa này, nếu Thầy nào được Thầy chủ chùa đó di chúc cho thì được thừa kế. Nếu không có di chúc, thì tự quý Thầy bầu chọn.

* Còn Người bình thường tự bỏ tiền đứng ra xây chùa, được gọi là ông hay bà chủ chùa. Tổ chức tu theo pháp môn nào như nói trên, được gọi chủ chùa pháp môn đó. Con cháu được quyền thừa kế.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi câu thứ 2:

- Kính xin Phụ vương dạy rõ con:

1. Nhiệm vụ của Đức Phật.

2. Nhiệm vụ của loài Trời.

3. Nhiệm vụ của loài Cô Hồn.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 2:

- Này Thái tử Trần Anh Tông:

1. Nhiệm vụ của Đức Phật: Dạy loài Người Giác ngộ và Giải thoát.

2. Nhiệm vụ của loài Trời chia ra làm 3 nơi:

- Một: Loài Trời Vô Sắc: Chuyên hưởng nghiệp phước đức Dương ở các hành tinh Vô Sắc, trong cảnh Thanh tịnh.

- Hai: Loài Trời Hữu Sắc: Chuyên hưởng nghiệp phước đức Dương ở các hành tinh Hữu Sắc rất vui tươi.

- Ba: Loài Trời Dục Giới: Chuyên hưởng nghiệp phước đức Dương ở các hành tinh Dục Giới, chia ra 3 nơi:

A. Trời Tứ Thiên Vương: Chuyên điều hành các hành tinh trong Tam giới.

B. Trời Dục Giới: Chuyên hưởng nghiệp phước Đức Dương rất mạnh. 

C. Trời Thượng Đế: Chuyên hưởng nghiệp phước Đức Dương rất mạnh thật trang nghiêm.

3. Nhiệm vụ của loài Cô Hồn:

A. Ở ngoài đường phố: Giành giựt thực phẩm của con Người cúng.

B. Ở các Miếu: Nhận thực phẩm cúng của những Người thương Cô Hồn.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi câu thứ 3:

- Kính xin Phụ vương Thần có mấy loại và nhiệm vụ như thế nào?

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 3:

- Này Thái tử Trần Anh Tông: Thần có 4 loại và nhiệm vụ như sau:

1. Thần chủ thế giới.

2. Thần chủ của mỗi quốc gia.

3. Thần chủ Vùng của mỗi quốc gia.

4. Thần Thừa hành của mỗi quốc gia. 

* Nhiệm vụ Thần chủ thế giới lập ra 3 đạo:

- Một là đạo Trời.

- Hai đạo Tiên.

- Ba là đạo Thần.

* Thần chủ của mỗi quốc gia có 1 nhiệm vụ:

- Tiếp rước đạo của Thần chủ thế giới đem vào quốc gia của mình để nhân dân ai tin thì tu theo.

* Thần chủ Vùng có 1 nhiệm vụ:

- Mượn thân Người thích linh thiêng lập ra đình để nhân dân trong làng có nơi tựu hội làm 3 việc:

- Một là, làm chứng cho nhân dân thề thốt với nhau.

- Hai là, để có nơi nhân dân tập hợp lo cho làng và Tổ quốc.

- Ba là, nơi tổ chức lễ hội nhân dân trong làng tổ chức.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi câu thứ 4:

- Kính xin Phụ vương ở trái đất này có mấy loài sống chung.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 4:

- Này Thái tử Trần Anh Tông: Ở trái đất này có 6 loài sống chung, gồm:

1/- Loài Thần.

2/- Loài Người.

3/- Loài Ngạ Qủy.

4/- Loài Súc Sanh.

5/- Loài Địa Ngục.

6/- Loài Thực Vật.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi câu thứ 5:

- Kính thưa Phụ vương, ở trái đất này có mấy đạo chánh.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 5:

- Này Thái tử Trần Anh Tông: Ở trái đất này có 4 đạo chánh, gồm:

1. Đạo Phật.

2/- Đạo Trời.

3/- Đạo Tiên.

4/- Đạo Thần.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi câu thứ 6:

- Kính thưa Phụ vương, đạo Phật do Đức Phật Thích Ca Mau Ni lập ra mục đích là để dạy gì.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 6:

- Này Thái tử Trần Anh Tông: Đức Phật Thích Ca Mau Ni lập ra đạo mục đích chánh là dạy cho ai muốn Giác ngộ và Giải thoát.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi câu thứ 7:

- Kính thưa Phụ vương, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lập ra đạo dạy Giác ngộ và Giải thoát, cớ sao các chùa ở kinh thành Thăng Long này chùa nào cũng cúng, vậy cúng Đức Phật Thích Ca có ăn không.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 7:

- Này Thái tử Trần Anh Tông: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lập ra đạo là giúp cho ai muốn Giải thoát ra ngoài súc hút luân hồi tạo ra nhân quả nơi trái đất này, chớ Đức Phật không phải lập ra đạo để ăn thức cúng của loài Người. Người nào lập chùa ra mà không biết lời của Đức Phật dạy, nên tưởng tượng cúng cho Phật ăn. Đức Phật đâu có ở Thế giới này mà ăn.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi câu thứ 8:

- Kính thưa Phụ vương, nếu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không ăn thức ăn cúng của con Người, vậy các chùa cúng cho ai ăn.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 8:

- Này Thái tử Trần Anh Tông: Chùa nào cúng là cúng cho Thần hay Cô Hồn ăn.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi câu thứ 9:

- Kính thưa Phụ vương, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lập ra đạo để dạy Giác ngộ và Giải thoát, cớ sao Phụ vương không ở kinh thành này dạy, phải lên tận núi Trúc Lâm Yên Tử dạy, có ai lên trên đó đâu mà Phụ vương dạy.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 9:

- Này Thái tử Trần Anh Tông: Pháp môn Giải thoát này không dạy ở kinh thành Thăng Long này được.

Vì sao?  Vì ở kinh thành Thăng Long này nhà nào, chùa nào không ai tu Giải thoát nên Phụ vương không dạy ở kinh thành Thăng Long này được.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi câu thứ 10:

- Kính thưa, Phụ vương ở kinh thành Thăng Long này dạy thử xem, sẽ có Người đến học.

Kính xin Phụ vương thử làm theo ý con xem sao?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 10:

- Này Thái tử Trần Anh Tông: Tháng trước, Phụ vương giả là một ông cụ bình thường ra bờ hồ Thăng Long ngồi đó chỉ nói có mấy câu như sau có rất nhiều Người chửi Phụ vương:

- Vị nào muốn tu Giải thoát đến đây Lão dạy cho.

- Tu Giải thoát không cần ngồi Thiền.

- Tu Giải thoát không cần lạy hay cầu ai chi cho mệt.  

Phụ vương vừa nói như trên mà rất nhiều Người chửi Phụ vương:

- Ông già này từ đâu đến đây mà nói điên như vậy?

Có Người chỉ vào mặt Phụ vương và nói:

- Ông già, ông bị điên rồi hở, tu Giải thoát mà không ngồi Thiền. Tôi thấy ông bị điên rất nặng rồi đó! Đi kiếm Thầy thuốc chữa bệnh điên đi!

Có vị Thầy mặc quần áo tu rất đẹp đến chửi Phụ vương một loạt như sau:

- Này ông già, ông vào rừng dạy cho khỉ nghe, tôi chưa thấy ai khùng như ông cả, tu Thiền mà không ngồi, ông thuộc loại điên nặng lắm đó!

Vị Thầy ấy nói tiếp:

- Ông từ đâu đến đây mà dạy Tà đạo như vậy!

- Ông hãy cút khỏi kinh thành Thăng Long này đi!

Đức vua Trần Nhân Tông nói với thái tử Trần Anh Tông:

- Người chửi Phụ vương thì rất nhiều, không thể nói hết cho con nghe được. !

- Phụ vương nói cho con nghe thêm:

- Một hôm, Phụ vương hóa trang thành Thầy tu khổ hạnh, đến chùa Quốc Sơn trình bày pháp môn Thiển tông học này cho Thầy Thích An Hảo nghe như sau:

- Kính thưa Thầy Trụ trì Thích An Hảo, tôi là Thầy  tu trên núi Hương Sơn, tu đã đắc đạo, xuống kinh thành Thăng Long này muốn dạy pháp môn Giải thoát của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Vậy xin Thầy cho tôi ở đây 1 tháng để hoằng dương pháp môn Giải thoát này được không?

Thầy Trụ trì chùa Thích An Hảo hỏi Phụ vương:

- Thầy dạy tu Giải thoát là tu làm sao?

Phụ vương trả lời:

- Người tu muốn Giải thoát chỉ cần làm 3 việc:

1. Ham muốn Giải thoát.

2. Tạo nhiều công đức.

3. Biết công thức trở về Phật giới.

Thầy Trụ trì Thích An Hảo hỏi Phụ vương:

- Cả đời tôi cất được 6 ngôi chùa thật to, công đức vô số. Vậy tôi có về Phật giới được không?

Phụ vương trả lời:

- Thứ  mà Thầy cho là “Công đức” do Thầy tạo ra đó nó không phải là “Công đức” nên không về Phật giới được!

Thầy Trụ trì Thích An Hảo liền gọi những Thầy trong chùa ra và nói:

- Thầy ăn mày này khùng rồi! Ta cất chùa nhiều như vậy mà không có công đức! Các Thầy đuổi Thầy khùng này đi!

Lập tức, có trên 10 Chú tiểu đẩy Phụ vương ra khỏi chùa!

Thái tử Trần Anh Tông nghe Phụ vương nói như vậy, liền nổi nóng, gọi Ngự lâm quân ra bảo đến chùa Quốc Sơn bắt Thầy Thích An Hảo về triều đình trị tội.

Đức vua Trần Nhân Tông nói:

- Việc như thế mà nổi nóng lên, làm sao con điều binh khiển tướng được?

Đức vua Trần Nhân Tông nói với thái tử Trần Anh Tông:

- Pháp môn Thiển tông học này chỉ phổ biến trên núi Trúc Lâm Yên Tử thôi, chớ ở kinh thành Thăng Long này không phổ biến được đâu con.  

Những Người có mặt, ai cũng than rằng: Pháp môn Thiền tông học này thật là khó ai chấp nhận được!

Thái tử Trần Anh Tông hỏi câu thứ 11:

- Kính thưa Phụ vương, Đức Phật Thích Ca là vị toàn năng và toàn giác sao không công khai dạy pháp môn Giải thoát này mà phải nhờ các vị Tổ truyền theo dòng Thiền tông.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 11:

- Này Thái tử Trần Anh Tông: Ngày xưa, thời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là thời kỳ “Đồ Đồng”, con Người chưa văn minh lên cao, nên Đức Phật không dạy pháp môn Giải thoát này được. Vì sao? Vì không ai hiểu.

Hiện tại nước Đại Việt ta cũng không ai hiểu, nên trong Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông, Đức Phật có dạy như sau:

- Khi loài Người văn minh lên thật cao, đến thời kỳ này, gọi là thời kỳ Nguyên tử và Điện tử. Ở tại Đất Rồng có Long Nữ nhận được Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông, Long Nữ này mới cho phổ biến ra, nhưng chỉ có 3 dạng người sau đây chấp nhận:

Một: Người không Mê tín.

Hai: Người có kiến thức thật cao.

Ba: Người hiểu về qui luật vật lý.

Tuy con Người trí óc lên thật cao rồi nhưng những Người sau đây không chấp nhận, gồm:

Một: Người lợi dụng đạo Phật để kiếm tiền.

Hai: Người Mê tín dị đoan quá mức.

Ba: Người chấp Ngã quá to.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi câu thứ 12:

- Kính thưa Phụ vương, ai cũng có Tánh Phật sáng suốt sao lại bị ngu, kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 12:

- Này Thái tử Trần Anh Tông: Ai cũng có Tánh Phật sáng suốt, nhưng vì Tánh Phật mượn Thân và Tánh Người tạo nghiệp:

- Người nào tạo nghiệp Âm quá dày, Người này tâm họ không sáng suốt.

- Người nào tạo nghiệp Dương nhiều, Người này họ chấp Ngã quá to.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi câu thứ 13:

- Kính thưa, khi Phụ vương lên núi Trúc Lâm Yên tử, có dạy trắng pháp môn Giải thoát này ra không.

Kính xin Phụ vương dạy con?

 Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 13:

- Này Thái tử Trần Anh Tông: Pháp môn Giải thoát này, Phụ vương không được phép dạy trắng ra. Vì sao? Vì thời của chúng ta trí khôn con Người cũng chưa lên cao, phải đợi đến thời kỳ Mạt Thượng pháp, trí khôn loài Người mới lên cao, pháp môn Giải thoát này mới công khai dạy ra.

Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa Đức Phật có dạy:

- Khi nào Long Nữ nhận được Tập Huyền Ký của Như Lai truyền theo dòng Thiền tông, Long Nữ mới cho đệ tử phổ biến ra. Do đó, Phụ vương không có nhiệm vụ này.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi câu thứ 14:

- Kính thưa Phụ vương dạy cho con các phần tuyệt mật của Đức Phật dạy được không.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 14:

- Này Thái tử Trần Anh Tông: Các phần tuyệt mật mà Đức Phật nêu trong Tập Huyền Ký truyền cho hậu thế, Phụ vương không dạy cho con được. Vì sao? Vì con không tiếp thu nổi.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi câu thứ 15:

- Kính thưa Phụ vương, khi nào pháp môn Giải thoát này mới được công bố ra.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 15:

- Này Thái tử Trần Anh Tông: Pháp môn Giải thoát này phải 730 năm sau Long Nữ ở Đất Rồng nước ta mới cho đệ tử công bố ra.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi câu thứ 16:

- Kính thưa Phụ vương, tại sao nước ta gọi là Nước Rồng.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 16:

- Này Thái tử Trần Anh Tông: Sở dĩ có danh từ Nước Rổng là có nguyên do như sau:

- Khi Đức Lạc Long Quân dựng nước Văn Lang có tuyên bố với các nước lân bang rằng:

- Nước Văn Lang là nước của con Rồng cháu Tiên, kẻ nào xâm phạm thì bị Trời quở phạt.

- Sở dĩ Đức Lạc Long Quân tuyên bố như vậy là để hù dọa các nước lân bang để không nước nào dám xâm chiếm nước Văn Lang ta.

- Khi Đức Lạc Long Quân tuyên bố như vậy. Nhân dân trong nước Văn Lang lại tuyên truyền thêm rằng:

- Người Nam của nước Văn Lang mạnh như Rồng.

- Người Nữ của nước Văn Lang đẹp như Tiên.

- Quốc gia Văn Lang này là Ý của Trời lập ra.

- Nước nào ngỗ nghịch mà dám xâm phạm.

- Sẽ bị Trời trừng phạt!

Nhờ ý này, danh tướng Lý Thường Kiệt nương theo đây làm bài thơ:

Nam quốc sơn hà Nam Đế cư

Tuyệt nhiên định phận tại Thiên thư

     Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

     Phụ vương dịch:

     Nước Nam, sông núi, vua Nam ở

Đây là định phận tại sách Trời

     Kẻ nào ngỗ nghịch sang xâm phạm

Chắc chắn thất bại bị đánh nhừ.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi câu thứ 17:

- Kính thưa Phụ vương, nước ta nơi nào gọi là Đất Rồng.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 17:

- Này Thái tử Trần Anh Tông: Sau mấy trăm năm nữa, các triều đại kế tiếp nước Đại Việt ta đổi danh là nước Việt Nam.

Vì sao gọi danh nước ta như vậy? Vì các triều đại kế tiếp cho mở mang nước ta về phương Nam nên mới có danh là nước Việt Nam, tức nước Đại Việt mở mang về phía Nam.

- Ở phía Nam này, có một tỉnh gọi là Long An, tức Rồng nằm nghỉ.

- Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông sẽ được công bố tại đây và phổ biến đi khắp Năm châu. Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa Đức Phật có dạy ẩn ý là  “Long Nữ dạy thành Phật”.

     - Đến đời này, Người tu theo đạo Phật mới biết công thức tu để trở về Phật giới, còn trước thời kỳ này Người tu theo đạo Phật không nơi nào dạy tu Giải thoát, chỉ dạy đi luân hồi mà thôi.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi câu thứ 18:

- Kính thưa Phụ vương, ở Trái đất này không ai tu thành Phật được, sao có nhiều Thầy nói là quý Thầy ấy tu đã thành Phật.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 18:

- Này Thái tử Trần Anh Tông: Ở trái đất này dụng công tu hành có 3 cái chứng hay đắc chớ không phải thành Phật:

- Một: Tu chứng được quả A La Hán, để vào hang Núi ở.

- Hai: Tu có Thần thông để làm Thần Thừa hành. Nếu có phước Âm thật lớn được làm Thần chủ Vùng.

- Ba: Chứng được Tha tâm thông, thành Nhà Tiên tri để xem tương lai, tức thời gian chưa đến.

Thái tử Trần Anh Tông thưa hỏi Phụ vương tiếp:

- Kính thưa Phụ vương, cho con hỏi thêm mấy câu nữa được không, kính xin Phụ vương cho phép con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy:

- Này Thái tử Trần Anh Tông: Con hỏi càng nhiều Phụ vương càng thương con. Vì sao? Vì Phụ vương có một đứa con biết học hỏi. Gia đình nào có con chịu học hỏi, gia đình đó có con cháu tiến bộ. Gia đình nào có con cháu không dám hỏi ai một điều gì, nghe ai nói gì cũng tin. Những gia đình này có con cháu ngu muội!

- Con cứ thoải mái hỏi, Phụ vương dạy con.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 19:

- Kính thưa Phụ vương, sao con đi đến các chùa nghe nhiều Người nói: Chùa này linh, chùa kia không linh, là có nguyên do gì.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 19:

- Này Thái tử Trần Anh Tông: Chùa nào linh thiêng, vị Thầy trụ trì chùa đó thỉnh vị Thần nhập vào tượng Phật, nên chùa đó mới linh thiêng như vậy.

Phụ vương dạy con: Đức Phật Thích Ca lập ra đạo cốt yếu dạy 2 phần:

- Một: Giác ngộ, tức hiểu biết.

- Hai: Giải thoát, tức thoát ra ngoài qui luật nhân quả luân hồi của Trái đất và Tam giới.

Còn chùa nào linh thiêng, do vị Thầy trụ trì mời Thần nhập tượng Phật nên chùa mới linh.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 20:

- Kính thưa Phụ vương, chùa linh thiêng để làm gì.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 20:

- Này Thái tử Trần Anh Tông: Chùa linh thiêng là để nhiều Người đến lạy và cúng tiền.

Phụ vương dạy con:

- Ở nước Đại Việt ta, vị Thầy nào tu chân chánh không cần chùa linh, vị Thầy đó chỉ mong Giác ngộ, Giải thoát thôi. Nhưng thời nay, không Thầy nào Giác ngộ, Giải thoát được đâu.Vì sao? Vì Giác ngộ và Giải thoát phải đợi đến khi Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông được Long Nữ ở Đất Rồng cho công bố ra, thì mới có Người Giác ngộ và Giải thoát.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 21:

- Kính thưa Phụ vương, về sau con lên ngôi vua có nên dẹp những chùa linh thiêng do “Hô Thần nhập tượng Phật” không.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 21:

- Này Thái tử Trần Anh Tông: Con không dẹp được. Vì sao?  Vì con dẹp các Thầy “Hô Thần nhập tượng Phật”, quý Thầy bảo vua nước Đại Việt, không cho họ tự do tín ngưỡng. Thôi, quý Thầy muốn Hô Thần nhập tượng Phật hay Hô Ma nhập tượng Phật cũng được. Phần này, quý Thầy tự tỉnh ngộ, chớ con đừng xen vào.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 22:

- Kính thưa Phụ vương, cớ sao ban đầu Phụ vương bảo con dẹp Mê tín đị đoan. Hô Thần nhập tượng Phật là Mê tín quá rõ ràng, sao không cho con dẹp.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 22:

- Này Thái tử Trần Anh Tông: Tuy là Hô Thần nhập tượng Phật là mê tín. Nếu con dẹp, quốc gia Đại Việt ta có còn chùa nữa không. Thôi con chỉ dẹp dị đoan thôi.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 23:

- Kính thưa Phụ vương, nếu con không dẹp mê tín, ngoại bang xâm chiếm nước ta, quý Thầy cứ ngồi đó Hô Thần nhập tượng Phật hoài, nhân dân cứ đến lạy liên tục, con làm sao vận động nhân dân tham gia đánh giặc được.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 23:

- Này Thái tử Trần Anh Tông: Khi quý Thầy và nhân dân thấy giặc đến, con chỉ cần nói cho quý Thầy và nhân dân biết như sau:

- Nước mất thì nhà phải tan! Ngồi đó mà Hô Thần nhập tượng hoài, Thần có đánh giặc giúp ta được không.Tự động quý Thầy và nhân dân lấy giáo mác ra chống giặc.

Vì sao Phụ vương dạy con ban đầu như vậy?

- Phụ vương suy nghĩ lại, nếu triều đình không cho họ Mê tín, họ rất ghét triều đình. Do vậy, cứ để cho họ Mê tín đi, họ rất mến triều đình. Khi triều đình cần đến họ, họ sẵn sàng ủng hộ.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 24:

- Kính thưa Phụ vương:

1. Người cuồng tín là sao? 2. Người đại cuồng tín là gì?

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 24:

- Này Thái tử Trần Anh Tông:

- Người cuồng tín: Người tin không suy nghĩ cho là đúng.

- Người đại cuồng tín: Người tin không suy nghĩ cho là đúng, có ai chê cười, đánh Người đó, có khi giết Người chê nữa!

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 25:

- Kính thưa Phụ vương, con thấy ở kinh thành Thăng Long này có nhiều nơi họ tổ chức cúng. Vậy họ cúng cho ai ăn.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 25:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, ở trái đất này là do Thần làm chủ tâm linh. Vì vậy, Người đứng ra tổ chức cúng, thì tuần tự các loài ăn như sau:

1/- Loài Thần ăn trước, khi thức ăn còn thật nóng.

2/- Kế tiếp, loài Cô Hồn ăn, khi thức ăn đã nguội bớt.

3/- Người tổ chức cúng ăn, khi thức ăn đã nguội ngắt.

4/- Khi loài Người ăn thừa đổ đi, loài Súc Sanh ăn.

5/- Loài Người và Súc Sanh ăn thải ra, loài Địa Ngục ăn.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 26:

- Kính thưa Phụ vương, như vậy nơi trái đất này cúng nơi nào là phải.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 26:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, ở trái đất này nếu có cúng, thì cúng các nơi như sau:

1/- Nếu ở chùa có cúng cho Cô Hồn ăn vào 5 giờ chiều mỗi ngày. Xin Cô Hồn đừng quậy phá những Người ở trong chùa để quý Thầy yên ổn tu hành.

2/- Ở đình cúng 8 giờ sáng mỗi ngày là thích hợp nhất.

- Khi nhân dân trong làng có việc gì cần Thần làm chứng, nhân dân phải đem rượu thịt đến cúng, xin Thần làm chứng.

3/- Ở miếu cúng vào 2 thời:

-  9 giờ sáng và 4 giờ chiều.

Người đứng ra cúng: Những Người lập ra miếu có bổn phận phải cúng, còn nếu Người đứng ra lập miếu không cúng phải đồn ra là miếu này rất linh, để những Người Mê tín đến cúng.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 27:

- Kính thưa Phụ vương, con Người ban đầu hình thành như thế nào.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 27:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, con Người ban đầu hình thành như sau:

1/- Tinh cha noãn mẹ vừa cuốn hút nhau, Thần quản lý Tánh Phật đẩy Tánh Phật vào tử cung của Người mẹ.

2/- Điện từ Âm Dương liền cuốn hút lại, Thân và Tánh Người bắt đầu hình thành.

3/- Đúng 9 tháng 10 ngày một đứa trẻ được mẹ sinh ra,  Thân và Tánh con Người đã hình thành xong.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 28:

- Kính thưa Phụ vương, Thân và Tánh Người có tan rã không.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 28:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, trên Trái đất này cái gì có  tướng duyên hợp là phải tan rã, không tướng nào mà tồn tại vĩnh viễn được. Vì sao? Vì Trái đất này luân chuyển theo qui luật vật lý của điện từ Âm Dương cuốn hút và kéo đi tạo thành vòng luân hồi. Có luân hồi nên sanh ra nhân quả. Không vật gì đứng ra ngoài vòng nhân quả luân hồi này được.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 29:

- Kính thưa Phụ vương, con Người muốn thoát ra ngoài qui luật luân hồi nhân quả của Trái đất phải làm sao.
     Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 29:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, con Người muốn thoát ra ngoài qui luật luân hồi nhân quả của Trái đất phải biết công thức thoát ra, mới thoát ra được.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 30:

- Kính thưa Phụ vương, xin Phụ vương dạy con cách thoát ra ngoài luân hồi nhân quả của trái đất.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 30:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, quy luật luân hồi nhân quả của trái đất Phụ vương không dạy con được. Vì sao? Vì phần này chỉ dạy cho Người nào đạt được “Bí mật Thiền tông” mới dạy được, còn con chưa biết gì về Thiền tông làm sao Phụ vương dạy con được. Nếu Phụ vương dạy con, khác nào đem viên ngọc quí mà trao cho đứa trẻ con còn dại vậy. Cách thoát ra ngoài nhân quả luân hồi, phải đợi khi nào Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông được công bố ra thì mới có người dạy. Nhưng phải đúng thời tiết nhân duyên mới dạy được con ạ.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 31:

- Kính thưa Phụ vương, hiện nay tại kinh thành Thăng Long này nhiều người bảo Thầy Thích An Lạc là Thiền sư, vậy phải làm sao biết Thầy Thích An Lạc là Thiền sư thật hay giả.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 31:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, muốn biết Thầy Thích An Lạc là Thiền sư thật hay giả con chỉ cần hỏi 1 câu như sau là biết:

- Kính thưa Thiền sư, xin Ngài dạy con cách tu Giải thoát. Nếu Thiền sư Thích An Lạc trả lời không suy nghĩ mà thuận lý, là Thiền sư thật; còn Thiền sư Thích An Lạc ấp úng trả lời là Thiền sư giả.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 32:

- Kính thưa Phụ vương, ở thế giới này không cầu ai được sao.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 32:

- Này thái tử Trần Anh Tông, Đức Phật có dạy: Ở trái đất này có 6 loài sống chung:

-  Loài Thần làm chủ tâm linh của trái đất này.

- Loài Thần có nhiệm vụ làm ra hiện tượng lạ, để cho con  Người tin là có Thần linh nên không Người nào dám làm sai trái.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 33:

- Kính thưa Phụ vương, Thần làm ra hiện tượng lạ gọi là linh thiêng, quý Thầy có biết việc này không.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 33:

- Này thái tử Trần Anh Tông, quý Thầy chủ trương cho chùa linh, nên mới thỉnh Thần nhập tượng. Quý Thầy dư biết chuyện này.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 34:

- Kính thưa, Phụ vương thường dạy con, Người nào dụng công tu là không ai Giải thoát được. Sao có chuyện lạ như vậy.
      Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 34:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, trái đất này luân hồi để sanh nhân quả, Do đó, Người nào dụng công tu hành thì bị nhân quả ngay, không Giải thoát được.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 35:

- Kính xin Phụ vương dạy con công thức Giải thoát?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 35:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, con muốn Phụ vương dạy con công thức Giải thoát, con phải đạt được “Bí mật Thiền tông”, Phụ vương mới dạy, con chưa hiểu làm sao Phụ vương dạy con. Con giống như Người không biết chữ, mà đòi Phụ vương mua bút và giấy cho con viết vậy.

 Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 36:

- Kính thưa Phụ vương, ở kinh thành Thăng Long này các chùa thường hay tổ chức cúng Phật, vậy Phật có ăn không.  

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 36:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, Phật đâu có ở thế giới này mà ăn, các chùa cúng lớn hay nhỏ gì cũng để Thần ăn.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 37:

- Kính thưa Phụ vương, Đức Phật có dạy Cầu siêu không. Con thấy các chùa thường hay tổ chức Cầu siêu. Vậy Cầu siêu có đạt theo ý muốn của Người Cầu siêu không.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 37:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, Cầu siêu là của mấy vị Thầy Đồ bên đạo Lão. Quý Thầy tu theo đạo Phật, thấy Cầu siêu dễ kiếm tiền, nên đem Cầu siêu vào đạo Phật để kiếm tiền, chớ có được gì đâu.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 38:

- Kính thưa Phụ vương, Thầy Thích Đức Tài có nói với nhiều Người hùn tiền cất chùa càng to công đức thật lớn, Thầy nói như vậy có đúng không.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 38:

- Này thái tử Trần Anh Tông, Thầy tu theo đạo Phật có duyên cất chùa to thì có 3 kết quả như sau:

1/- Cất chùa để phổ biến Giải thoát có công đức vô lượng.

2/- Cất chùa để phổ biến vãng sanh có phước đức nhiều.

3/- Cất chùa để gieo rắc Mê tín dị đoan, có ác đức vô số.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 39:

- Kính thưa Phụ vương, loài Người sống trên Trái đất này, phải làm sao sống trong bình đẳng với nhau.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 39:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, loài Người sống trên Trái đất này không khi nào sống bình đẳng với nhau được. Vì sao?  Vì ai cũng phải sống theo nghiệp riêng của mình. Nghiệp của mỗi Người có khác nhau nên phải có:

- Người cao kẻ thấp. Người mập kẻ gầy.

- Người khôn kẻ đần. Người lanh kẻ độn.

- Người giàu kẻ nghèo. V.v…Làm sao bình đẳng được.

- Qui luật nơi Trái đất này là “Mạnh được yếu thua”. Vì vậy, trên Trái đất này không một con Người nào hay một tổ chức nào thực thi bình đẳng được con ạ.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 40:

- Kính thưa Phụ vương, như vậy loài Người phải bị qui luật nhân quả luân hồi mãi sao.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 40:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, đây là qui luật của Trái đất  và Tam giới này, không ai thoát ra qui luật này được. Con Người sống trên Trái đất có 4 việc làm:

Một: Tạo nhân quả.

Hai: Làm chủ vạn vật.

Ba: Tạo ra vật chất.

Bốn: Hủy diệt vật chất.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 41:

- Kính thưa Phụ vương, như vậy loài Người khi nào mới hiểu biết rõ Chân lý này

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 41:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, Chân lý này 10 ngàn năm mới có 1 Vị Phật dạy, nhưng chỉ có vài ngàn Người biết và thực hành được mà thôi.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 42:

- Kính thưa Phụ vương, hiện nay có Thầy dạy là sống ở Cõi Trời Thượng Đế không bị qui luật luân hồi, thuyết này có rất nhiều Người tin, có đúng vậy không

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 42:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, đây là thuyết chớ làm sao đúng được. Vì sao? Vì Cõi Trời Thượng Đế còn nằm trong nhân quả luân hồi, tức vẫn còn nằm trong: Thành - Trụ - Hoại - Diệt! Làm sao sống đời đời được.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 43:

- Kính thưa Phụ vương, loài Người ai cũng Tưởng, Tham và Ác, về tín ngưỡng Phụ vương dạy con dẹp Mê tín thì làm sao con dẹp được.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 43:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, luật triều đình là dẹp Mê tín dị đoan, đây là Luật tín ngưỡng nói như vậy, dị đoan thì con dẹp được, còn Mê tín thì làm sao con dẹp được.

Phụ vương nói cho con biết:

- Nhân dân Đại Việt có đến 60% Người cúng.

- Chùa ở nước Đại Việt có đến 90% chùa cúng.

Cúng này chia ra làm 3 nơi:

Một: Chùa nào muốn cúng là cúng cho Cô Hồn ăn ở ngoài chùa, vì quý Thầy không hiểu nên cứ đem vào chùa cúng cho Phật ăn. Phật có ở Trái đất này đâu mà ăn. Trái đất này là do Thần quản lý về tâm linh. Vì vậy, tất cả các chùa thờ Phật, chùa nào cũng mời Thần nhập vào tượng cho chùa linh để nhiều Người đến lễ lạy cúng tiền, nên chùa phải cúng là vậy.

Cốt tủy Đức Phật dạy con Người Giác ngộ và Giải thoát

- Giác ngộ: Hiểu biết rõ ràng từ con Người, vạn vật, Trái đất, Tam giới, Phật giới và qui luật luân hồi và nhân quả.

- Giải thoát: Biết con đường thoát ra ngoài qui luật nhân quả luân hồi của Trái đất này để trở về Phật giới.

Nhưng vì loài Người ai cũng sử dụng cái Tưởng, Tham và Sợ, nên Người khôn nói như sau:

1/- Ồng Trời lập ra Càn khôn vũ trụ và Trái đất.

2/- Ồng Trời có nước gọi là Thiên đàng.

3/- Ồng Trời có Hằng hà sa số phước.

4/- Ai tin Ông Trời đổ phước lên đầu.

5/- Người khôn bịa ra như vậy có rất nhiều Người tin. Thật là khổ cho Người nào tin!

6/- Người nào muốn làm con Ông Trời và lên nước Thiên Đàng ở, phải đưa tiền cho Người đại diện ông Trời chuyển tiền lên Thiên Đàng trước.

* Như vậy cũng có Người tin thật là lạ!

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 44:

- Kính thưa Phụ vương, con thấy nhiều chùa rất linh còn có chùa không linh là lý do gì, kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 44:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, chùa nào linh nhiều, chùa đó có Thần chủ Vùng ngự. Còn chùa linh thiêng ít, Thần Thừa hành ngự mà thôi.

- Chùa không linh thiêng, không vị Thần nào ngự cả.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 45:

- Kính thưa Phụ vương, chùa tu theo đạo Phật lý do gì Thần vào ngự.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 45:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, lý do chùa linh là do các Thầy thỉnh Thần vào ngự, để chùa linh.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 46:

- Kính thưa Phụ vương, những vị Thầy thỉnh Thần vào chùa linh, có bị nhân quả không.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 46:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, trên trái đất này làm bất cứ thứ gì cũng bị nhân quả cả. Nhưng tiền che khuất nhân quả, nên không ai biết nhân quả là gì.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 47:

- Kính thưa Phụ vương, khi lên ngôi vua con phải làm sao với những vị Thầy lợi dụng đạo Phật để làm chuyện sai trái.  

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 47:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, chuyện nhân quả là của quí Thầy, con cứ lo việc nước của con đi.

muốn dẹp những vị Thầy này, con phải làm như sau:

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 48:

- Kính thưa Phụ vương, Người tu theo đạo Phật như thế nào gọi là tu chánh.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 48:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, Người tu chân chánh theo đạo Phật, tu pháp môn nào phải đề bảng hiệu pháp môn tu đó, người như vậy mới gọi là người tu chân chánh.

Phụ vương dạy con 6 pháp môn tu của đạo Phật và có thành tựu như sau:

1/- Pháp môn Tiểu thừa:

* Ngồi thiền được lâu gọi là “Thiền sư”.

2/- Pháp môn Trung thừa:

* Lý luận cho giỏi, được gọi là “Giảng sư”.

3/- Pháp môn Đại thừa:

* Tìm được hữu dụng vật chất, gọi  là “Kỹ sư Nhà Phật”.

4/- Pháp môn Niệm Phật:

* Niệm Phật thật hay, được gọi là Phật tử Tịnh Độ.

5/- Pháp môn Niệm Chú:

* Niệm Mật chú thật linh, được gọi là Phật tử Mật tông.

6/- Pháp môn Thiền tông:

* Học thông Giác ngộ.

* Hiểu công thức Giải thoát.

* Tạo công đức thật nhiều.

Được gọi là Phật tử Thiền tông. Sau khi chết được trở về Phật giới.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 49:

- Kính thưa Phụ vương, cụ Thầy Thích Trí Thành, 90 tuổi, cụ tu được 80 năm theo pháp môn Tịnh Độ. Vậy cụ có Giải thoát được không.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 49:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, cụ Thầy Thích Trí Thành không Giải thoát được. Vì sao? Vì cụ Thầy Thích Trí Thành tu vãng sanh lên nước Cực Lạc sống một thời gian rồi trở lại Trái đất làm Người để tạo nghiệp và đi luân hồi tiếp không Giải thoát được.

Nếu cụ Thầy Thích Trí Thành muốn Giải thoát thì phải tu pháp môn khác.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 50:

- Kính thưa Phụ vương, hiện tại kinh thành Thăng Long này có chùa nào dạy tu Giải thoát không.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 50:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, hiện nay tại kinh thành Thăng Long này không chùa nào dạy tu Giải thoát cả, pháp môn Giải thoát này phải đợi đến đời Mạt Thượng pháp mới có Người dạy.

 Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 51:

- Kính thưa Phụ vương, vậy hiện nay tại kinh thành Thăng Long này các Thầy theo đạo Phật là tu gì.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 51:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, hiện nay tại kinh thành Thăng Long này các Thầy không tu theo đạo Phật. Các Thầy lập chùa ra để cúng kiếm tiền.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 52:

- Kính thưa Phụ vương, vậy Phụ vương truyền ngôi vua lại cho con lên núi Trúc Lâm Yên tử để tu cái gì, kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 52:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, Phụ vương lên núi Trúc Lâm Yên Tử không tu gì cả, Phụ vương chỉ làm có 2 việc:

- Một: Viết sách nói về ý nghĩa của pháp môn Thiển tông, để lưu lại hậu thế.  

- Hai: Trình bày rõ 6 pháp môn của Đức Phật dạy.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 53:

- Kính thưa Phụ vương, sao con thấy có nhiều vị Thầy tu lâu năm có bệnh nặng sao không biết cách tịch.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 53:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, vị Thầy nào tu mà muốn tịch, vị Thầy đó phải có nhiều công đức và đừng sơ chết mới tịch được.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 54:

- Kính thưa Phụ vương, Đức Phật có tu pháp Diệt Tận Định không mà Đức Phật cũng tự tịch được vậy.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 54:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, Đức Phật không tu pháp Diệt Tận Định, Đức Phật cũng không tu gì cả, Đức Phật là vị Toàn năng Toàn giác nên Đức Phật muốn làm gì cũng được. Còn chuyện tịch là chuyện nhỏ với Đức Phật mà thôi.

 Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 55:

- Kính thưa Phụ vương, như vậy Đức Phật lập ra đạo là để cúng có phải không, kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 55:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, con hỏi như vậy là vu oan cho Đức Phật rồi.

Đức Phật dạy đạo có 6 pháp môn tu, mỗi pháp môn đều có thành tựu rõ ràng:

- Ai tu muốn lên Trời sống cũng được.

- Ai tu muốn lên nước Cực Lạc sống cũng được.

- Ai tu muốn làm Thần cũng được.

- Ai muốn tu thành A La Hán cũng được.

- Ai muốn tu Giải thoát cũng được.

 Việc cúng này các Thầy lấy bên đạo Thần đem vào chùa cúng kiếm tiền chớ Đức Phật đâu có dạy cúng.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 56:

- Kính thưa Phụ vương, đạo cúng này là của ai.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 56:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, đạo cúng này là của đạo Thần, mấy vị Thầy Pháp sống bằng nghề cúng này.

- Các Thầy tu theo đạo Phật thấy đễ kiếm tiền nên đem vào chùa cúng để kiếm tiền.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu 57:

- Kính thưa Phụ vương, có nhiều chùa tổ chức cúng và xin phước, nhưng họ được toại nguyện như vậy là sao.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu 57:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, các chùa tổ chức cúng và cầu xin phước được toại nguyện là có nguyên do như sau:

- Trong số những Người đến cúng và cầu xin này.

- Có Người còn phước dự trữ trong vỏ bọc Tánh Người.

- Nên vị Thần phụ trách nhân quả của Người đó.

- Lấy phước của Người đó trao cho Người đó sử dụng.

- Người này tưởng là có Vị nào ban phước cho họ.

- Khi Người nào được toại nguyện như vậy, thời gian sau bị khốn khó hơn! Vì sao? Vì mình lạm phát sử dụng tiền của mình sau đó phải thiếu hụt. Đây là tự nhiên nhân quả của Trái đất này vậy.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu 58:

- Kính xin Phụ vương giải thích cho con rõ thêm chữ Mê tín là gì

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu 58:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, Người Mê tín gọi là tin lầm, tức tin sai sự thật. Phụ vương đưa ra ví dụ sau đây sẽ con hiểu:

- Đức Phật dạy: Chùa là nơi thực hiện tu 5 pháp môn tu hành và 1 pháp môn tu tập.

- Ai muốn tu theo pháp môn nào tùy ý.

Những Người làm sau đây là Mê tín:

1. Ngày nào cũng cúng cho Phật ăn. Phật đâu có ở Trái đất này mà ăn. Người này là Mê tín!

2. Ở Trái đất này cúng là cho Thần ăn hay Cô Hồn ăn. Nếu nói cho Phật ăn là Mê tín!

3. Kinh của Đức Phật dạy dành cho Người tu theo đạo Phật đọc để hiểu, ngày nào cũng đem ra tụng, không hiểu gì. Người này là Mê tín!

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu 59:

- Kính thưa Phụ vương dạy con, Người sao gọi là Cuồng tín, kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu 59:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, phải hiểu Người Cuồng tín như sau:

- Trái đấy này luân chuyển được là do điện từ Âm Dương cuốn hút và kéo đi tạo thành luân hồi. Trái đất luân hồi nên sanh ra nhân quả, Người nào tin là trái đất này là do:

- Ông Thượng Đế sinh ra.

- Ông Thượng Đế cho phước.  

- Người tin và quả quyết như vậy là Mê tín!

- Rủ nhiều Người mê tín nữa là Cuồng tín!

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu 60:

- Kính thưa Phụ vương, những Người tin sao gọi là đại Cuồng tín, kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu 60:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, Người đại Cuồng tín là tin những thứ mà không ai chấp nhận, còn đi rủ nhiều Người tin nữa, ai bảo gì cũng làm, kể cả hy sinh tánh mạng mình.  Người này gọi là kẻ đại Cuồng tín đó!  

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 61:

- Kính thưa Phụ vương dạy, làm sao cho những Người này không cuồng tín nữa

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu 61:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, khi nào Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông được công bố ra, nếu Người này chịu đọc và hiểu, tự nhiên họ hết Cuồng tín.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 62:

- Kính thưa Phụ vương, còn những Người chặt Lợn, đâm Trâu để tế Thần, con có cho tồn tại hay không.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 62:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, những nơi chặt Lợn, đâm Trâu để tế Thần, những nơi này làm chuyện man rợ không chấp nhận được, tức khắc con cho dẹp ngay mà không sợ ai oán trách. 

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 63:

- Kính thưa Phụ vương, Người tu theo đạo Phật là phải ít bệnh, cớ sao có vị Thiền sư ở phủ Đống Đa mới có 70 tuổi, mà sao bị bệnh đi không nổi, bắt đệ tử đút cơm, vậy vị Thiền sư này bị bệnh gì.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 63:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, Người tu theo đạo Phật mà muốn ít bệnh, thì phải ăn uống cân bằng Âm Dương, không lừa gạt ai, thì cơ thể ít bệnh.

- Còn Thiền sư con nói, là vị này mang bệnh nghiệp! Nghiệp như thế nào?  

- Thấy danh Thiền sư oai quá có nhiều Người đem tiền đến cúng, nên tự xưng mình là Thiền sư, không nơi nào kiểm và chứng cấp giấy.

- Hoặc thấy danh Giảng sư cũng oai quá có nhiều Người đem tiền đến cúng. Bỏ tiền ra mua bằng Giảng sư đi giảng, vài tháng lấy vốn lại.

Hai dạng Thiền sư và Giảng sư này chắc chắn bị nhân quả rất nặng.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 64:

- Kính thưa Phụ vương, Người tu theo đạo Phật chân chánh, phải tìm hiểu như thế nào

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 64:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, Người tu theo đạo Phật mà chân chánh phải tìm hiểu rõ tất cả các pháp môn tu, mỗi pháp môn có thành quả ra sao.

- Vị Thầy nào làm đúng như vậy, thì mới gọi là Thầy tu chân chánh. 

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 65:

- Kính thưa Phụ vương, Người tu mà giả Thiền sư có bị nhân quả không.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 65:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, Người tu mà giả làm Thiền sư, Người này bị nhân quả rất nặng. 100 Thầy giả Thiền sư, thì có đến 99 Thầy bị làm Hoa báo!

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 66:

- Kính thưa Phụ vương, Người tu theo đạo Phật cứ tìm chuyện này chuyện kia lừa gạt Người không biết có bị nhân quả gì không, kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 66:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, trên Trái đất này, Người nào mà tìm cách lừa gạt Người khác:

- Nếu Người không tu, bị nhân quả 50%.

- Còn Người có tu, nhân quả đủ 100%.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 67:

- Kính thưa Phụ vương, ở kinh thành Thăng Long này có Thiền sư Thích Long Tánh, tuyên bố là đã tu hành chứng quả vị Phật, cho nên khắp kinh thành Thăng Long có rất nhiều Người đến học:

Có Người hỏi:

- Kính thưa Thiền sư, Phật là gì?

Thiền sư Thích Long Tánh trả lời:

- Phật là Giác.

Cũng có Người hỏi:

- Kính thưa Thiền sư, Kiến tánh là sao?

Thiền sư Thích Long Tánh trả lời:

- Kiến tánh là nhận định. 

Lại cũng có Người hỏi:

- Kính thưa Thiền sư, giáo ngoại biệt truyền là sao?

Thiền sư Thích Long Tánh trả lời:

- Nói Đông phải hiểu Tây.

Lại cũng có Người hỏi:

- Kính thưa Thiền sư, nghiệp là gì?

Thiền sư Thích Long Tánh trả lời:

- Nghiệp là thói quen.

Thưa như vậy Thiền sư Thích Long Tánh có thành Phật chưa

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 67:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, Thiền sư Thích Long Tánh giả hoàn toàn. Chuyện sơ đẳng của đạo Phật mà trả lời không đúng chút nào dám tự xưng mình là Thiền sư. Thiền sư này chắc chắn đi vào loài Thực vật.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 68:

- Kính thưa Phụ vương, nếu một Thiền sư thật, vị ấy phải như thế nào.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 68:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, Thiền sư thật ai hỏi gì cũng trả lời rất thông, dù có hỏi khó đến đâu cũng trả lời được mà thuận lý.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 69:

- Kính thưa Phụ vương, nếu không phải là Giảng sư Nhà Phật, đi đây đi đó giảng cho Người khác nghe, có bị nhân quả không.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 69:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, Người không phải là Giảng sư Nhà Phật, đi đây đi đó giảng cho Người khác nghe mục đích là để kiếm tiền, Người này bị nhân quả gấp 100 lần Thầy cúng lừa Người.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 70:

- Kính thưa Phụ vương, trong kinh Pháp Bảo Đàn Đức Lục Tổ Huệ Năng có dạy:

- Khi nào pháp môn Thiền tông được công bố ra tất cả các Tông Tà bị phá, vậy Tông Tà là tông nào.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 70:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, các Tông Tà mà Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy là các pháp môn như sau:

1/- Các pháp môn của đạo khác:  Đem vào đạo Phật là Tông Tà!

2/- Cúng: Của đạo Thần, đem vào đạo Phật Cúng là Tông Tà!

3/- Cầu siêu: Của đạo Lão, đem vào đạo Phật Cầu siêu là Tông Tà!

4/- Cầu an: Cũng là của đạo Lão, đem vào đạo Phật Cầu an là Tông Tà!

5/- Cầu Vãng sanh: Trong đạo Phật không có, các Thầy tưởng tượng ra dạy các đệ tử là Tông Tà!

6/- Rước các Vong từ Địa ngục lên: Đức Phật còn không rước được, các Thầy tưởng tượng ra dạy các đệ tử rước Vong là Tông Tà!

7/- Tu xuất Hồn: Trong đạo Phật không có, các Thầy tưởng tượng ra dạy đệ tử là Tông Tà!

8/- Tu niệm Phật: Khi còn sống, được an vui. Sau khi chết, được vãng sanh lên nước Cực Lạc sống hưởng sung sướng một thời gian, nói là Giải thoát ra ngoài sinh tử luân hồi là Tông Tà!

9/- Tu Mật chú:  Khi còn sống, có Thần thông. Sau khi chết để được làm Thần, nói là Giải thoát ra ngoài sinh tử luân hồi là Tông Tà!

10/- Tu theo pháp môn Nguyên thủy: Hiện tại: Biến chuyển được vật chất. Sau khi chết, được làm A La Hán, nói là Giải thoát ra ngoài sinh tử luân hồi là Tông Tà!

11/- Tu theo pháp môn Trung thừa: Khi còn sống, được làm Giảng sư Nhà Phật. Sau khi chết, được làm Nhà Tiên tri,   nói là Giải thoát ra ngoài sinh tử luân hồi, là Tông Tà! V.v…

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 71:

- Kính thưa, Phụ vương có thể chứng minh Trái đất này sanh ra nhân quả được không.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 71:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, Phụ vương chứng minh Trái đất này sanh ra nhân quả như sau:

1/- Con đem hạt lê gieo xuống đất, từ từ hạt lê sanh ra cây lê, rồi từ từ sanh ra quả lê. Đây là nhân quả rõ ràng.

2/- Cây rừng ở Trái đất, có nhiệm vụ là ổn định khí hậu nơi Trái đất này. Nếu đốt hay phá cây rừng đi, khí hậu không còn ổn định được, nên sanh ra bão tố và ngập lụt. Đây là nhân quả rõ ràng.

3/- Nếu núi nào đó, con Người phá hết cây rừng, khi mưa xuống, rễ cây rừng không còn hút nước mưa được, Người sống dưới chân núi phải bị nước cuốn trôi bị chết. Đây là nhân quả rõ ràng.

4/- Nói tóm lại, con muốn ăn cay thì trồng ớt.

5/- Ăn ngọt trồng mía.

6/- Người cướp giựt của Người khác là phải ở tù.

7/- Người tu Giải thoát, lừa gạt Người khác bị quả báo rất nặng.

8/- Thiền sư là vị thông tất cả các pháp môn Thiển, còn Giác ngộ và Giải thoát là chuyện nhỏ. Không biết mà tự xưng mình là Thiền sư, Người này sau khi chết phải làm Hoa báo!

9/- Giảng sư là Người thông làu các kinh điển của Đức Phật dạy, không biết, tự xưng mình là Giảng sư để Người khác cúng tiền, Người này sau khi chết, chắc chắn phải làm loài Thực vật. V.v…  

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 72:

- Kính thưa Phụ vương, Đức Phật lập ra đạo, vậy các nơi sau đây dạy tu gì, kính xin Phụ vương dạy con?

1/- Chùa Thiền tông tu gì?

2/- Chùa tu hành là tu làm sao?

3/- Thiền viện tu những gì trong đó?

4/- Tu viện, cất ra để tu gì?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 72:

- Này Thái tử Trần Anh Tông:

1/- Chùa Thiền tông:

A- Nơi duy nhất dạy Giác ngộ và Giải thoát.

B- Không tu gì hết.

C- Duy nhất tạo công đức thôi.

D- Người nào quá kém thì tu tập.

2/- Chùa tu hành có 3 nơi:

Nơi 1: Vào đó dụng công ngồi Thiền.

Nơi 2: Vào đó niệm Phật.

Nơi 3: Vào đó niệm Chú.

3/- Thiền viện:

A- Trong đạo Phật không có.

B- Của các môn phái Võ Lâm của Người Trung Hoa họ lập ra để các Môn sinh vào đó ngồi dụng công tu để có công lực thật mạnh.

4/- Tu viện:

  • Trong đạo Phật không có.
  •  Của đạo Trời lập ra.
  •  Người tu hành vào cầu khẩn Đấng Bề trên ban phước.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 73:

- Kính thưa Phụ vương, nước Đại Việt ta có cho tồn tại Thiền viện hay Tu viện không.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 73:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, nước Đại Việt ta là cho tự do tín ngưỡng, con không dẹp Thiền viện hay Tu viện được. Vì sao? Nếu con dẹp những Người thích ngồi Thiền và cầu khẩn họ vào đâu. Đây thuộc về Văn hóa, để họ tự do tín ngưỡng.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 74:

- Kính thưa Phụ vương, như vậy nước Đại Việt ta phải làm sao cho đúng về Luật tín ngưỡng tôn giáo.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 74:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, trong Luật tín ngưỡng tôn giáo nước Đại Việt ta có ghi rõ:

- Chùa.

- Thiền viện.

- Tu viện.

- Các Cơ sở này tu gì phải ghi rõ ràng pháp môn đó và thành tựu như thế nào, để nhân dân hiểu, ai muốn tu gì tùy thích. Nơi nào lập cơ sở ra tu mà không ghi rõ Tôn chỉ và Cương lĩnh hay Nội qui rõ ràng, con cho Chính quyển địa phương nhắc nhở 3 lần, nếu Cơ sở nào không thực hiện đúng Luật tín ngưỡng tôn giáo đề nghị Cơ sở đó dẹp bỏ.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 75:

- Kính thưa Phụ vương, nếu các Cơ sở tôn giáo không chấp hành con phải làm sao.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 75:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, con là vua một nước mà những thứ lặt vặt như vậy con không làm được sao.

Để giúp con dễ giải quyết phần này, Phụ vương dạy con:

Ví dụ: Chùa thờ Phật, trong chùa không cúng, mà Thầy thích cúng, thì đề nghị Thầy này sửa bảng hiệu chùa thành đình hay miểu gì đó. Khi điều chỉnh xong, quý Thầy tự do cúng bao nhiêu tùy thích.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 76:

- Kính thưa Phụ vương, quí Thầy muốn xây dựng chùa, triều đình có qui định như thế nào.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 76:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, quí Thầy muốn xây chùa để tu thì phải đáp ứng đẩy đủ 8 phần như sau:

1/- Phải trình bày rõ về pháp môn tu.

2/- Phải trình bày rõ về thành tựu của pháp môn tu.

3/- Phải có bảng hiệu ghi rõ pháp môn tu.

4/- Phải trình bày rõ về Tôn chỉ.

5/- Phải trình bày rõ về Cương lĩnh.

6/- Phải trình bày rõ về Nội qui.

7/- Phải cam kết không lợi dụng tôn giáo làm chính trị.

8/- Phải có giấy cam kết 2 phần:

A- Nếu đem mê tín dị đoan vào chùa làm mất Tinh hoa đạo Phật bị đóng cửa.

B- Nếu lợi dụng chùa làm chính trị bị truy tố theo pháp luật của nước Đại Việt.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 77:

- Kính thưa Phụ vương, nếu có Thầy xin cấp giấy chứng nhận là Thiền sư hay Giảng sư con phải làm sao.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 77:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, nếu có vị Thầy nào xin cấp giấy chứng nhận là Thiền sư hay Giảng sư con lập ra Hội đồng kiểm tra năng lực của vị Thầy xin cấp Giấy hay Bằng như sau:

1/- Giao Bộ Văn hóa đứng ra thành lập Hội đồng kiểm tra.

2/- Mời Giáo hội Phật giáo đứng ra kiểm tra năng lực.

Nếu vị Thầy này đạt được trình độ như xin cấp giấy, Bộ Văn hóa đứng ra cấp Giấy Chứng nhận là Thiền sư hay Giảng sư. (Phần này Phụ vương cung cấp tài liệu riêng cho con).

Đặc biệt, Thiền tông gia. Phật gia Thiền tông. Phật tử Thiền tông.

Ba phần này, khi Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông được công bố ra. Người đứng ra công bố, thực thi theo theo lời dạy của Đức Phật, Chính quyền không dính vào, chỉ cấp phép nơi này hoạt động thôi.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 78:

- Kính thưa Phụ vương, vị Thầy xin cất chùa ra có cần xin Giáo hội Phật giáo cho ý kiến không, kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 78:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, vị Thầy xin cất chùa, nếu qui mô thì xin ý kiến Giáo hội Phật giáo. Còn cất chùa nhỏ, dưới 80 mét vuông hay Thất hoặc Am thì không cần ý kiến của Giáo hội Phật giáo. Còn vị Thầy hay Cư sỹ nào muốn xin gia nhập Giáo hội là tùy ý họ, không bắt buộc.

Thái tử Trần Anh Tông thưa hỏi:

- Kính thưa Phụ vương, Người Cư sỹ muốn đứng ra xin xây dựng chùa có qui mô con có cho phép không.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy: 

- Này Thái tử Trần Anh Tông, vị Cư sỹ nào muốn đứng ra xây chùa qui mô hay đại qui mô thì phải đáp ứng như một vị Tu sỹ, không cần ý kiến của Giáo hội, nhưng phải có thêm 2 giấy:

1. Chứng minh tài chánh của mình đủ sức đứng ra xây chùa.

2. Giấy cam kết là không vận động tiền của nhân dân xây dựng chùa. 

Thái tử Trần Anh Tông lại thưa hỏi:

- Kính thưa Phụ vương, còn những nơi tổ chức:

A- Đồng. Bóng. Múa Bông. V.v…

B- Xem ngày giời tốt xấu.

C- Xem bói.

Con có cấm không.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy: 

- Này Thái tử Trần Anh Tông, những nơi tổ chức:

A- Đồng. Bóng. Múa Bông. V.v…

B- Xem ngày giờ tốt xấu.

C- Xem bói.

Đây là Văn hóa của nhân dân, con cho tự do tín ngưỡng của họ. Tuy nhiên, Người nào lợi dụng các phần nói trên mà gieo rắc mê tín dị đoan hoặc làm tiền Người khác, con xử theo Bộ Hình nước Đại Việt ta là tội lừa đảo.

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 79:

- Kính thưa Phụ vương, con có nghe Phụ vương nói, dòng Thiền tông Đức Phật và các Tổ Thiền tông có tổ chức lễ truyền “Bí mật Thiền tông”, vậy nước ta có chùa nào tổ chức không.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 79:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, , dòng Thiền tông Đức Phật và các Tổ Thiền tông có tổ chức lễ truyền “Bí mật Thiền tông”, nước ta chưa có chùa nào tổ chức truyền. Vì lễ truyền “Bí mật Thiền tông” này, khi nào Long Nữ ở Đất Rồng nhận được Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông mới có tài liệu. Vào thời kỳ này, vị nào có đủ: Tâm - Tài - Lực mới đứng ra tổ chức lễ truyền “Bí mật Thiền tông” được.

Con cũng nên biết, trong Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông, Thế Tôn có dạy: Vị nào có: Tâm - Tài - Lực mới nối dòng Như Lai được. Còn Người nào lợi dụng pháp môn Thiền tông học này mà kiếm tiền, quả báo không thể lường hết được!

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 80:

- Kính thưa Phụ vương, Người lợi dụng tự do tín ngưỡng làm hại quốc gia Đại Việt, con xử lý như thế nào.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 80:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, Người lợi dụng tự do tín ngưỡng làm hại quốc gia Đại Việt ta, con xử theo Bộ Hình là tội phản quốc!

Thái tử Trần Anh Tông hỏi tiếp câu thứ 81:

- Kính thưa Phụ vương, Thần chủ Thế giới lập ra 3 đạo: Trời. Tiên và Thần. Vậy, 3 đạo này nằm ở đâu trên Trái đất này.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 81:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, Trái đất này là do Thần làm chủ về tâm linh. Thần chủ thế giới ngự ở đỉnh núi Hy Mã Lạp Sơn. Mượn xác Người thích linh thiêng để lập ra 3 đạo lớn. Tính trung điểm là núi Hy Mã Lạp Sơn:

1/-  Đạo Trời  nằm phía Tây núi.

2/- Đạo Tiên nằm phía Bắc núi.

3/-  Đạo Thần nằm phía Đông núi.

Thái tử Trần Anh Tông lại hỏi:

 - Kính xin Phụ vương giải nghĩa cho con rõ Người tu theo 3 đạo này được thành tựu gì.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy:

Này thái tử Trần Anh Tông:

* Đạo Trời:

- Tu sau cùng để được phong Thánh.

* Đạo Tiên:

- Tu sau cùng để được thành Tiên.

* Đạo Thần:

- Tu sau cùng để được phong Thần.

Thái tử Trần Anh Tông trình với Phụ vương:

- Kính thưa Phụ vương, đạo Phật là một Tôn giáo lớn, sau Phụ vương không đề cập đến.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, đạo Phật tuy là một Đạo lớn, nhưng sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, đạo Phật không còn là đạo Phật nữa, nên Phụ vương không dạy con là vậy.

Thái tử Trần Anh Tông trình với Phụ vương:

- Kính thưa Phụ vương, sao đạo Phật không còn là đạo Phật nữa.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, đạo Phật là đạo Giác ngộ và Giải thoát, nhưng khi Đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn, các đệ tử của Đức Phật không tu theo Ngài nữa, chuyển đạo Phật thành là đạo Cúng và Tụng. V.v... Phụ vương thấy rất buồn, nên không nói cho con nghe là vậy.

Thôi con bỏ qua câu hỏi này đi, nếu con hỏi thì Phụ vương càng buồn nhiều hơn!

Thái tử Trần Anh Tông trình với Phụ vương câu 82:

- Kính thưa Phụ vương, con đã hỏi Phụ vương quá nhiều, kính xin Phụ vương chấp thuận cho con hỏi câu sau cùng về cầu Vãng sanh:

- Tại kinh thành Thăng Long này hiện có quá nhiều Thầy cầu Vãng sanh, không biết cầu như vậy có kết quả gì không,

Kính xin Phụ vương dạy con câu sau cùng?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy Thái tử Trần Anh Tông câu hỏi sau cùng 82:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, Đức Phật đâu có dạy cầu Vãng sanh cho ai. Việc cầu Vãng sanh này là của những vị Thầy bày ra để kiếm tiền, Đức Phật mà còn không cầu Vãng sanh được, Thầy Phàm phu làm sao cầu Vãng sanh được.

Đức vua liền nhìn ông quan Lý Long Thành và nói:

- Này quan phủ Long Biên, Lý Long Thành, ông hãy ra trước đại sảnh kể vụ án lừa đảo về cầu Vãng sanh cho Trẫm, Thái tử  Anh Tông và các vị Trưởng lão nghe, tháng trước ông đã xử?

Ông quan phủ Lý Long Thành ra trước Đức vua Trần Nhân Tông, thái tử Trần Anh Tông và các vị Trưởng lão trình  như sau:

- Tháng trước, có cậu con trai tên Đinh Quốc Thái, 25 tuổi, có đến trình Phủ Long Biên chúng tôi một việc như sau:

- Năm trước, mẹ cậu bệnh mất, có Người hàng xóm tên Trịnh Thiện Thanh, 50 tuổi, ở gần nhà nói với cậu:

- Ở kinh thành Thăng Long này, có Thầy Thích Ân Đức, trụ trì chùa Thiên Phước rất tài giỏi, Thầy cầu gì được nấy. Nay mẹ cậu đã quá vãng, cậu đến nhờ Thầy Thích Ân Đức đến cúng và cầu Vãng sanh cho mẹ cậu lên nước Cực Lạc sống hưởng sung sướng đời đời.

Cậu Đinh Quốc Thái là người con rất thương mẹ, nên nghe ông hàng xóm Trịnh Thiện Thanh nói vậy. Cậu liền đến chùa Thiên Phước, thỉnh Thầy Thích Ân Đức đến nhà cúng và cầu Vãng sanh cho mẹ lên nước Cực Lạc hưởng sung sướng đời đời.

- Ông Thầy Thích Ân Đức ra giá là 50 quan tiền.

- Cậu Đinh Quốc Thái trả giá 30 quan rồi 40 quan.

- Nhưng Thầy Thích Ân Đức quả quyết là 50 quan.

Thầy Thích Ân Đức nói:

- Nếu cậu không đồng ý, thì Thầy đi cúng đám khác.   Thầy cúng và cầu Vãng sanh cho người nào, người đó chắc chắn 100% Vãng sanh lên nước Cực Lạc sống đời đời trên đó và hưởng sung sướng.

Thầy Thích Ân Đức nói tiếp:

- Lên nước Cực Lạc sống đời đời hưởng sung sướng có 50 quan tiền mà tiếc, vậy cậu có phải là Người con hiếu thảo không. Thầy cũng nói cho cậu biết, mỗi lần Thầy cúng và cầu Vãng sanh lên nước Cực Lạc là 100 quan tiền chớ không phải 50 quan tiền đâu.

Cậu Đinh Quốc Thái nghe Thầy Thích Ân Đức nói vậy,  đi vay 50 quan tiền để nhờ Thầy Thích Ân Đức đến cúng và cầu Vãng sanh cho mẹ.

 Đúng một năm sau, Thầy Thích Ân Đức trở lại nhà cậu Đinh Quốc Thái nói với cậu:

- Mẹ cậu hiện đang làm loài Cô Hồn rất đói khát. Vậy cậu mau mau chạy mua giấy tiền vàng mã và quần áo, Thầy đến cúng cho, lần này Thầy chỉ lấy cậu 30 quan tiền thôi.

Cậu Đinh Quốc Thái nghe Thầy Thích Ân Đức nói như vậy, suy nghĩ một hồi rồi trả lời với Thầy Thích Ân Đức:

- Vậy ngày mai Thầy mời thêm vài Thầy nữa đến cúng và cầu cho mẹ tôi thoát khỏi làm kiếp Cô Hồn, tôi sẽ trả cho mỗi Thầy 50 quan tiền chớ không phải là 30 quan tiền.

Nghe cậu Đinh Quốc Thái nói như vậy, Thầy Thích Ân Đức rất mừng và ra về. Khi Thầy Thích Ân Đức ra về, cậu Đinh Quốc Thái đến Phủ tôi trình mọi sự việc.

Tôi mới hỏi cậu Đinh Quốc Thái:

- Vậy ý định của cậu là muốn tôi xử ông Thầy này như thế nào?

Cậu Đinh Quốc Thái thưa trình:

- Kính thưa quan Phủ: Ở kinh thành Thăng Long này, hiện nay có rất nhiều Thầy tu theo đạo Phật, mà không chịu tu, mượn áo Người tu theo đạo Phật để đi lừa đảo Người dại dột như tôi. Hôm nay, tôi mới hiểu những Thầy tu tại kinh thành Thăng Long này có đến 40% Thầy lợi dụng đạo Phật để đi lừa Người khờ dại như tôi. Thầy Thích Ân Đức này cũng là Thầy nằm trong 40% những Thầy lừa đảo này. Tôi đến đây xin quan Phủ một việc như sau:

- Đề cử 2 vị Sai nha mặc thường phục, ngày mai đến nhà tôi để ghi lại tất cả những gì mà tôi và Thầy Thích Ân Đức nói chuyện với nhau, còn chuyện xử lý như thế nào đó, quan Phủ xử đúng theo luật pháp nước Đại Việt ta là được.

 Thế là ngày hôm sau, 2 vị Sai nha mặc thường phục đến nhà cậu Đinh Quốc Thái để chứng kiến việc Thầy Thích Ân Đức và cậu Đinh Quốc Thái nói chuyện với nhau.

Đứng theo lời hẹn, ngày sau Thầy Thích Ân Đức mời thêm 5 vị Thầy nữa đến nhà cậu Đinh Quốc Thái cúng và cầu cho mẹ cậu Đinh Quốc Thái khỏi làm kiếp Cô Hồn.

Khi Thầy Thích Ân Đức và 5 vị Thầy cúng và cầu xong. Cậu Đinh Quốc Thái mới mời Thấy Thích Ân Đức và 5 vị Thầy nữa cũng như những người có mặt trong nhà đến bàn ăn bánh và uống nước.

Cậu Đinh Quốc Thái nói:

- Kính thưa Thầy Thích Ân Đức và quý Thầy cũng như các vị có mặt hôm nay. Trước tiên, tôi xin cám ơn Thầy Thích Ân Đức cũng như quí Thầy đã cúng và cầu cho mẹ tôi thoát khỏi làm kiếp Cô Hồn.

Cậu Đinh Quốc Thái nói tiếp:

- Trước khi tôi gửi tiền cho Thầy Thích Ân Đức và quí Thầy đây. Tôi xin hỏi quí vị có mặt trong bàn này như sau:

- Theo qui định luật pháp nước Đại Việt ta, nếu công dân nào lừa Người khác lấy 10 quan tiền, bị tội như thế nào?

Sai nha mặc thường phục Lý An Thành đứng lên nói:

- Theo Bộ Hình nước Đại Việt ta, Người nào lừa đảo Người khách lấy 10 quan tiền bị 3 năm tù!

Cậu Đinh Quốc Thái đứng lên nói:

- Kính thưa 2 vị Sai nha Lý An Thành và Trần Quốc Cang cũng như các vị có mặt. Tôi xin kể trường hợp của mẹ tôi, năm rồi bị bệnh mất. Thầy Thích Ân Đức có cam kết với tôi rằng: Thầy cúng và cầu cho mẹ tôi Vãng sanh lên nước Cực Lạc sinh sống hưởng sung sướng đời đời. Thầy hứa với tôi có mặt 2 chú Trần Quang Thành và chú Trịnh An Trung đây làm chứng, với giá là 50 quan tiền.

Hôm nay, Thầy Thích Ân Đức đến nói với tôi, là mẹ tôi hiện đang làm kiếp Cô Hồn rất khổ sở! Bảo tôi mua nhang đèn và giấy tiền vàng mã để Thầy cúng và rước mẹ tôi lên. Như vậy, năm rồi Thầy cúng và cầu Vãng sanh cho mẹ tôi lên nước Cực Lạc không được như theo lời hứa với tôi có 2 chú Trần Quang Thành và chú Trịnh An Trung làm chứng.

Ngày hôm qua, tôi có đến phủ Long Biên trình với quan Phủ việc này, quan phủ Long Biên mới đề cử 2 vị Sai nha Lý An Thành và Trần Quốc Cang này đến chứng kiến lời trình bày của tôi coi có đúng sự thật không.

Mọi việc tôi trình với quan Phủ là sự thật 100%. Vậy kính mời 2 vị Sai nha xử lý sự việc này như thế nào là túy ý 2 vị.

Nghe cậu Đinh Quốc Thái trình sự việc có 2 vị Sai nha cũng như 2 chú  Trần Quang Thành và chú Trịnh An Trung chứng kiến, nên Thầy Thích Ân Đức và 5 vị Thầy nữa được mời về phủ Long Biên để quan Phủ xử theo pháp luật của nước Đại Việt.

Khi tôi đem Điều 6 Bộ Hình nước Đại Việt ra định tội: Thầy Thích Ân Đức phải ở tù 15 năm vì tội lửa đảo!

- Thầy Thích Ân Đức liền nhận hết tội lỗi của mình và năn nỉ cậu Đinh Quốc Thái bãi nại và Thầy xin bồi thường cho cậu Đinh Quốc Thái 500 quan tiền. Cậu Đinh Quốc Thái đồng ý. Sự việc này, Phủ tôi có trình báo cáo lên Triều đình và Đức vua.

Khi quan phủ Long Biên trình câu chuyện xong, tất cả những vị có mặt trong đại sảnh ai cũng cười và có Người nói:

- Đã vào chùa rồi mà không chịu tu. Bày ra cúng cầu để lừa Người Thế gian, thật là xấu hổ cho Người tu theo đạo Phật quá!

Trong đại sanh có cụ Trương Trọng Mỹ đứng lên nói:

- Xin Thái tử, khi nhậm chức, ra lệnh các chùa tu gì phải ghi bảng hiệu rõ ràng. Còn chùa nào cúng hay cầu chuyển sang đạo khác, không thể làm ô danh đạo Phật được.

Tất cả những vị có mặt ai ai cũng tán thành ý kiến của cụ Trương Trọng Mỹ.

Thái tử Trần Anh Tông thưa trình với Phụ vương: 

- Kính thưa, nghe Phụ vương dạy, chắc sau khi lên ngôi vua con không dám phổ biến những lời của Phụ vương dạy hôm nay.

Kính xin Phụ vương dạy con phải làm sao?

 Thái tử Trần Anh Tông vừa nói vừa khóc!

Đức vua Trần Nhân Tông dạy:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, đây là sự thật mà Phụ vương dạy cho con biết vậy thôi, chớ làm sao con thực thi được? Vì sao? Vì loài Người ai cũng sống có 2 phần:

- Một là sống với cái Tưởng và Tham của Tánh Người.

- Hai là ai cũng muốm gom vật chất hết về cho mình.

Nên Người khôn lanh thì lừa Người ngu. Còn Người ngu Tưởng Người khôn lanh nói thật nên tin.

Phụ vương dạy cho con hiểu như vậy thôi, chớ thực hành thì không khả thi.

Phụ vương dạy con:

- Đến đời Mạt Thượng pháp, ở tại Đất Rồng nước ta sẽ có Người sưu tầm và viết lại những lời Phụ vương dạy con hôm nay. Các thế hệ sau, Người nào dám đứng ra thực thi lời dạy của Phụ vương hôm nay, Người này được gọi Người gan dạ đó!

Thái tử Trần Anh Tông hỏi đến đây, hết muốn hỏi gì  nữa, nên trình với Phụ vương:

- Kính xin Phụ vương trả lời cho các cụ cao niên, còn phần con không còn gì để hỏi nữa. Xin cám ơn Phụ vương.

Liền khi đó, Người dẫn chương trình kính mời các cụ cao niên, vị nào muốn hỏi gì đứng lên thưa hỏi.

PHẦN IV:

Những vị cao niên hỏi:  

Vị thứ nhất: Cụ ông Lê Trọng Chính, 75 tuổi, Người ở nội thành Thăng Long đứng lên trình như sau:

- Kính thưa Đức vua, Thần xin thay mặt cho những vị cao niên trong nước, xin nguyện hứa với Đức vua và Thái tử Trần Anh Tông:

- Chúng Thần sẽ dạy con cháu và Người thân 6 điều như sau:

  1. Tuyệt đối phải trung thành với Tổ quốc Đại Việt.

2. Bất cứ ai cũng phải có bổn phận bảo vệ Tổ quốc Đại Việt.

3. Tuyệt đối, không cho ngoại bang xâm chiếm 1 tất đất nào.

4. Biết điều hay lẽ phải.

5. Biết tôn trọng luật pháp.

6. Thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc Đại Việt.

Cụ Lê Trọng Chính vừa dứt lời, những Người dự lễ đều đứng lên vỗ tay và nói:

- Chúng Thần được Đức vua mời dự lễ là một danh dự rất lớn, xin hứa với Đức vua và Thái tử, chúng Thần xin làm tròn 6 phần mà cụ Lê Trọng Chính hứa với Đức vua và Thái tử nơi đại sảnh này.

Vị thứ hai: Cụ ông Võ Quốc Trọng, 69 tuổi, ở Gia Lâm, ngoại thành Thăng Long đứng lên nói:

- Kính thưa Đức vua, hôm nay Đức vua truyền ngôi vua lại cho thái tử Trần Anh Tông để lên núi Trúc Lâm Yên Tử khai lập đạo Thiền tông, mang phong cách Đại Việt. Công lao tuyệt vời này muôn đời sau mãi còn ghi nhớ rằng: Nước Đại Việt ta có một vị vua tu Thiền tông được thành Phật. Vậy Thần xin thay mặt những vị tham dự buổi lễ truyền ngôi vua hôm nay, kính chúc Đức vua được hoàn thành ý nguyện của Ngài.

Đức vua Trần Nhân Tông, đáp lời cám ơn cụ Võ Quốc Trọng.

Vị thứ ba: Cụ Lê Khánh Truyền, 68 tuổi, ở Ninh Bình, đứng lên trình thưa hỏi:

Kính thưa Đức vua, Ngài đã dạy: Trái đất này nằm trong vòng Hoàn đạo 1 của Tam giới. Vậy Phật giới ở đâu trong Tam giới này, kính xin Đức vua dạy thật rõ cho chúng Thần hiểu, kính xin cám ơn Đức vua?

Đức vua trả lời cho cụ Lê Khánh Truyền:

- Này cụ Lê Khánh Truyền, câu hỏi của cụ thật là cao xa. Ở nơi đại sảnh này, theo Trẫm biết chưa có vị nào hiểu Thiền tông rõ cả. Nhờ câu hỏi của cụ, Trẫm nói ra nếu vị nào chăm chú nghe sẽ hiểu, vị đó coi như Giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”.

Vậy cụ hãy lắng nghe cho rõ: 

- Trong vòng Hoàn đạo. 1 Tam giới có 6 hành tinh cấu tạo bằng tứ đại và điện từ Âm Dương.

- Còn Phật giới nằm ngoài Tam giới.

- Người muốn thoát ra ngoài Tam giới phải biết công thức mới thoát ra được, Người nào tu theo đạo Phật mà không biết công thức tu, chắc chắn phải tu sai lời của Đức Phật dạy, cũng gọi là tu mù!

Nhưng phần này, Trẫm sẽ tặng cụ Bản đồ Tam giới cho cụ sẽ rõ hơn.

Vị thứ tư: Cụ ông Lý Trung Kiên, 78 tuổi, ở Quốc Oai hỏi:

- Thưa Đức vua kính mến, bảo vệ quốc gia Ngài đã làm tròn, đó là việc làm của Ngài đối với Quốc gia và dân tộc Đại Việt.

- Thần nghe Ngài đạt được “Bí mật Thiền tông” và hằng sống với Tánh Phật Thanh tịnh của chính Ngài. Vậy kính xin Ngài dạy chúng tôi về tín ngưỡng trong nhân dân, thế nào là mê tín thế nào là chánh tín, kính xin cám ơn Đức vua?

Đức vua Trần Nhân Tông trả lời cụ ông Lý Trung Kiên:

Này cụ Lý Trung Kiên:

- Mê tín: Cầu xin và lạy Người khác ban phước cho mình, cứu mình thoát ra ngoài vòng luân hồi sanh tử, vân vân, đó là mê tín.

- Chánh tín: Cụ đến những nơi thờ phụng để nhớ ơn và chiêm ngưỡng đức hạnh của những Vị đó, là chánh tín.

Cụ Lý Trung Kiên hỏi tiếp:

Hiện nay, nhiều Người cầu Thần, Thánh hay ai đó là mê tín hết sao. Kính xin Đức vua dạy Thần?

Đức vua Trần Nhân Tông giải thích:

Ở trái đất này có 6 loài sống chung:

Một: Loài Thần có 4 loại, mỗi loại có nhiệm vụ riêng:

  1. Thần chủ Thế giới:

- Có nhiệm vụ là lập ra đạo lớn.

2. Thần chủ của mỗi quốc gia:

- Có nhiệm vụ tiếp nhận đạo lớn của Thần chủ Thế giới đem vào quốc gia mình truyền bá.

3. Thần chủ Vùng của mỗi quốc gia:

- Có nhiệm vụ là lập ra đình để nhân dân trong Vùng có nơi cúng, cầu xin Thần Vùng làm chứng cho họ một điều gì mà họ đến xin Thần làm chứng.

4. Thần Thừa hành của mỗi quốc gia:

- Làm việc theo sự phân công của Thần chủ Vùng.

Hai: Loài Người có 4 nhiệm vụ:

1. Sử dụng cái Tưởng và Tham của Tánh Người để dẫn Tánh Phật đi luân hồi nơi Trái đất và Tam giới này.

2. Sử dụng cái Tưởng thanh tịnh của Tánh Người để dẫn Tánh Phật trở về Phật giới.

3. Sử dụng cái Tưởng của Tánh Người sản xuất ra vật chất để cho con Người bớt vất vả.

4. Sử dụng cái Tưởng và Ác của Tánh Người, tiêu diệt Người khác và muôn thú. V.v…

Ba: Loài Ngạ Quỷ có 2 nhiệm vụ:

1. Tiếp nhận Trung ấm thân từ con Người trở vào dòng tộc để đi luân hồi tiếp, nếu Trung ấm thân này đồng ý theo sự sắp xếp của dòng tộc.

2. Đẩy Trung ấm thân của con Người nào không chịu ở trong dòng tộc ra ngoài đường phố để làm loài Cô Hồn.

Bốn: Loài Súc Sanh có 2 nhiệm vụ:

1. Làm thức ăn cho muôn loài.

2. Trả nhân quả khi còn làm con Người mà mang nghiệp sát hại động vật.

Năm: Loài Địa Ngục có 1 nhiệm vụ:

1. Trả nhân quả khi còn làm con Người mà gây trọng tội.

Sáu: Loài Thực vật có 2 nhiệm vụ:

1. Làm thức ăn cho các động vật khác.

2. Trả nhân quả khi còn làm con Người mà đi lường gạt Người khác.

Đặc biệt, có hai trường hợp sau đây làm thực vật:

1. Không biết Giác ngộ là gì nói mình biết. Đứng ra dạy Người khác để họ cúng tiền. 

2. Không biết Giải thoát là sao nói mình biết. Đứng ra dạy Người khác cũng để họ cúng tiền. 

Đặc biệt: Thiền sư đạo Phật có 2 loại:

- Một: Ngồi Thiền được lâu gọi là Thiền sư.

- Hai: Tu theo pháp môn Thiền tông đạt được “Bí mật Thiền tông”, được phong là Thiền tông sư, gọi tắt là Thiền sư.

Vì danh và tiền đứng ra xưng mình là Thiều sư để những người không biết đến cúng tiền nên bị mang tội lừa đảo làm loài Thực vật! 

Cụ ông Lý Trung Kiên hết sức vui mừng và cám ơn Đức vua.

Vị thứ năm: Cụ ông Đinh Thành Phát, 76 tuổi, ở Phú Thọ, đứng lên thưa hỏi:

Kính thưa Đức vua, mỗi con Người tạo ra phước đức và công đức, hai thứ này được lưu giữ ở đâu, kính thưa Đức vua dạy Thần?

Đức vua trả lời:

- Công đức được lưu giữ trong vỏ bọc của Tánh Phật.

- Còn phước đức được lưu giữ ở trong vỏ bọc của Tánh Người.

Cụ Lý Trung Kiên vui mừng và cám ơn Đức vua.

Vị hỏi thứ sáu: Cụ ông Lương Thành Đạt, 78 tuổi, ở Thái Bình hỏi:

- Kính thưa Đức vua, làm sao tạo ra công đức và làm sao tạo ra phước đức?

Đức vua trả lời:

- Muốn tạo công đức cụ phải tìm hiểu 4 phần như sau:

1. Tánh Phật là gì và cấu tạo như thế nào?

2. Tánh Người là sao và có mấy thứ?

3. Tu sao được Giải thoát?

  1. Tu sao còn bị Luân hồi?

- Chỉ cần cụ thông hiểu 4 phần trên đi nói lại cho Người khác biết, nếu Người khác cũng thông hiểu như cụ là cụ có công đức.

- Còn muốn có phước đức, cụ bố thí hay giúp đỡ Người khác bớt khổ là cụ có phước đức.

Cụ Lương Thành Đạt lại hỏi thêm:

- Kính thưa Đức vua, công dụng của công đức và công dụng của phước đức như thế nào, kính xin Đức vua dạy Thần?

Đức vua trả lời:

- Công đức: Là để khi trở về Phật giới định hình ra 1 Ngôi nhà Pháp Thân Thanh Tịnh và hình thành ra 1 Kim thân Phật.

- Phước đức: Ở trái đất này: Cụ mua nhà cửa ruộng vườn.

- Còn nếu cụ ham muốn vãng sanh lên các cõi Trời hay nước Cực Lạc để hưởng nghiệp phước đức Dương sống ở đây.

- Nếu cụ ham muốn làm Thần hay Người giàu sang gọi là nghiệp phước đức Âm.

Đức vua liền tặng cho cụ Đinh Thành Phát 12 câu kệ như sau:

Trong nhà có báu không xài

Cầu xin, khấn lạy, lạy hoài mệt thân

Thiền tông, Phật dạy không cần

Chỉ cần Thanh tịnh thoát vòng trầm luân!

Cắm đầu mà lạy không ngừng

Lạy chi phí sức không “Dừng” được đâu

Thiền tông Phật dạy không cầu

Muốn về quê cũ không cầu lạy ai.

Muốn thoát sanh tử Trần ai

Sống với Phật tánh Trần ai không màng

Bỏ đi những chuyện thế gian  

Tức khắc Giải thoát Niết bàn hiện ra.

Cụ Lương Thành Đạt nghe Đức vua giải thích quá rõ, vô cùng cám ơn.

Vị thứ bảy: Cụ ông Lý Chánh Trung, 69 tuổi, ở Nam Định, thưa hỏi:

- Ngài chỉ hơn 45 tuổi, tức còn quá trẻ, Ngài thấy ngôi vua và pháp môn Thiền tông, phần nào quí hơn?

Đức vua trả lời:

- Người ham chức ham quyền nơi thế giới này thì ngôi Vua là quí nhất.

- Người thích Giác ngộ và Giải thoát thì pháp môn Thiền tông này là quí nhất.

Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa Đức Phật có dạy:

- Dù các ông có làm Vua loài Người.

- Dù các ông có làm Chúa cõi Trời.

Ở đâu cũng bị Luân hồi cả.

- Các ông chỉ cần Kiến Tánh Phật của chính mình, các ông có làm Vua hay làm Chúa, các ông cũng chỉ là kẻ bần cùng nghèo khó mà thôi!

Vị thứ tám: Cụ ông Nguyễn Chí Dân, 75 tuổi, ở Hải Dương hỏi:

- Kính thưa Đức vua, ngoài đạo Phật ra có những nơi thờ phụng nào nữa, kính xin Ngài dạy Thần rõ?

Đức vua trả lời:

- Ngoài đạo Phật ra, trong nước ta có thêm 3 cách thờ nữa:

1. Đền: Nơi thờ những vị có công đánh trận lớn với quốc gia.

2. Đình: Nơi thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh, tức Hồn Thiêng Sông Núi, hoặc Người có công đánh trận lớn với địa phương.

3. Miếu: Những Người có tấm lòng thương Cô Hồn lập ra thờ Cô Hồn để Cô Hồn có nơi nương tựa.

Trên đây là căn bản việc thờ phụng nơi đất nước Đại Việt.

Đức vua dạy thêm:

- Những nơi thờ như sau là mê tín:

1. Thờ để Người khác đến lạy, là mê tín.

2. Thờ để Người khác đến cầu xin, là mê tín.

3. Nơi nào thờ mà nói ban phước là càng mê tín hơn!

Nghe xong những câu hỏi của mình, cụ Nguyễn Chí Dân hết sức vui mừng và cám ơn Đức vua.

Vị thứ chín: Cụ ông Trương Thế Hoành, 80 tuổi, ở Ninh Bình, có hỏi:

- Kính thưa Đức vua, Thần trước kia làm quan trong Triều, đã nghỉ hưu 15 năm nay. Đức vua là Người đạt được “Bí mật Thiền tông”, tức không sát sanh, khi quân Nguyên - Mông xâm chiếm nước ta, Đức vua phải đánh giặc; đánh giặc là phải giết giặc, vậy Đức vua có mang nghiệp sát sanh không, kính xin cám ơn Đức vua?

Đức vua dạy cụ Trương Thế Hoành:

- Người tu theo Thiền tông Phật giáo phải hiểu mỗi con người có 2 tánh:

1. Tánh Phật Thanh tịnh: Người nào hằng sống với Tánh Phật Thanh tịnh của chính mình là Người không dính mắc.

2. Tánh người: Người nào sống với Tánh Người thì dính mắc chuyện Thế gian.

Trẫm nói cho khanh rõ:

- Người tu Thiền tông, nếu muốn giúp người Giác ngộ và Giải thoát, sử dụng Tánh Phật.

- Còn người bảo vệ Tổ quốc, gia đình và làng xóm, sử dụng Tánh Người, nhưng phải kèm theo ý chí là không sợ, tức để Tâm vật lý tự nhiên Thanh tịnh mà pháp môn Thiền tông của Đức Phật dạy, việc gì cũng dễ thành công cả.

Trẫm cũng nói cho khanh rõ:

- Người tu theo pháp môn Thiền tông có 4 cái lợi:

1. Không mê tín dị đoan.

2. Không cầu khẩn và lạy ai.

3. Không mất công việc làm hằng ngày của mình.

4. Không đi cầu Người này lạy Người kia chi cho mệt.

Cái đặc biệt của Người tu theo pháp môn Thiền tông là phải thực hiện 2 phần như sau:

1. Mình có gia đình, phải lo cho gia đình mình.

2. Mình có Tổ quốc, phải lo cho Tổ quốc mình.

Vì vậy, kẻ nào cướp tài sản của mình, mình phải đánh họ.

- Kẻ nào cướp nước mình, mình phải đánh đuổi họ đi.

Còn Người tu theo các pháp môn khác:

- Thấy kẻ cướp vào làng họ, họ năn nỉ!

- Thấy giặc cướp nước họ, họ run sợ và lạy giặc, có khi xin làm tôi tớ cho giặc nữa!

Đặc biệt, giặc đem tín ngưỡng vào nước mình, để nhồi vào đầu mình là cuồng tín rồi. Những Người cuồng tín này, thấy giặc đến là họ đem dâng tài sản và xin làm tôi tớ cho giặc, giặc muốn sai họ làm gì cũng được, kể cả giết cha mẹ hay bà con mình cũng giết!

Trẫm cho Khanh biết:

- Nước ta có nhiều người lợi dụng Trẫm cho tự do tín ngưỡng, lợi dụng  tín ngưỡng mưu đồ bán nước.

- Nước Đại Việt ta là của các Vua Hùng và Tổ tiên ta truyền lại, không gìn giữ để nước Đại Việt ta trường tồn, lợi dụng đạo để mưu đồ riêng tư cho cá nhân mình.

- Có gia đình không chịu lo. Có tổ quốc không chịu gìn giữ, lo chuyện trên Trời hay phương nào đó. Các Khanh nghĩ sao, có phải là dân nước Đại Việt ta không?

Cụ Trương Thế Hoành đứng lên thưa:

- Kẻ nào lợi dụng tín ngưỡng mà rước giặc về giày xéo nước Đại Việt ta, Đức vua xử theo Bộ hình thật nặng, tử hình cũng được.

Tất cả những vị có mặt ai cũng đồng tình ủng hộ.

Vị thứ mười: Cụ ông Lê Quốc Trang, 72 tuổi, ở Hưng Yên có hỏi:

- Kính thưa Đức vua, Người tu theo pháp môn Thiền tông có cầu xin hay lạy Phật không, có gõ mõ tụng kinh không?

- Kính xin Đức vua dạy Thần?

Đức vua trả lời:

- Cụ chưa nghe rõ lời của Trẫm dạy.

Đức Phật có dạy: “Ta là Phật đã thành, còn các ông là Phật sẽ thành như ta. Tức ai cũng có Phật tánh như nhau, lạy hay cầu xin ai bây giờ”?  

Đức Phật có dạy rõ: “Các ông lạy Như Lai, khi nào các ông nhận được Tánh Phật thanh tịnh của chính mình, các ông lạy cám ơn Như Lai nhận, còn các ông không hiểu Như Lai dạy cái gì, cứ cắm đầu lạy Như Lai, các ông là Người chửi Như Lai đó!”

Đức Phật có dạy:

- Tụng kinh là đọc kinh để hiểu ai cũng có Tánh Phật.

- Ai cũng có Tánh Phật như nhau mà cầu xin ai bây giờ.

- Nếu Người nào cứ cắm đầu lạy và cầu xin, chắc chắn có kẻ lường gạt xuất hiện ngay!

Đức vua dạy thêm:

- Các cụ nghĩ xem: Trẫm là một vị vua cai quản cả một quốc gia Đại Việt, muốn gì được nấy. Chẳng lẽ từ bỏ ngôi vua lên núi Trúc Lân Yên Tử, gõ mõ tụng kinh, để cầu xin cái gì hay để Người dưới núi trèo lên cúng tiền cho Trẫm ư?

 Đức vua dạy tiếp:

- Pháp môn Thiền tông là pháp môn ở Thế gian này không có gì so sánh được, Trẫm mới từ bỏ ngôi vua, nhận pháp môn Thiền tông học này để được Giải thoát. Chớ Trẫm đâu phải là Người ngu khờ mà bỏ ngôi vua?

Cụ Lê Quốc Trang, nghe lời dạy của Đức Vua, cụ rất hổ thẹn về câu hỏi của mình.

Vị thứ mười một: Cụ ông Trịnh Đình Khang, 74 tuổi, ở Hà Đông, hỏi 4 câu:

Câu 1: Kính thưa Đức vua, Ngài tu theo pháp môn Thiền tông sao không ở kinh thành Thăng Long tu mà phải lên núi Yên Tử tu. Nơi đây là núi cao, rừng thiêng, nước độc, làm sao Ngài sống nổi?

Câu 2: Đức vua đã Kiến tánh, Ngài thấy bằng tánh Phật thanh tịnh của chính Ngài, chúng Thần cũng muốn tu theo Ngài để Kiến tánh như Ngài, có được không?

Câu 3: Ngài dạy, ai Kiến tánh rồi muốn nhìn thấy Phật giới thì phải có công đức thật nhiều. Vậy làm sao để có công đức?

Câu 4: Ngài dạy tu Thiền tông không cầu khẩn hay lạy ai, xin Ngài giải thích lý do?

Xin cám ơn?

Đức vua Trần Nhân tông trả lời:

Câu 1: Ở kinh thành Thăng Long này không phổ biến pháp môn Thiền tông được.

Vì sao? Vì ở kinh thành Thăng Long này Người tu theo đạo Phật, không ai muốn Giác ngộ và Giải thoát, họ chỉ muốn 2 phần::

- Một:  Cất chùa ra để kiếm tiền, kiếm danh, chớ không ai muốn Giác ngộ và Giải thoát, làm sao Trẫm phổ biến pháp môn Thiền tông học này được.

- Cụ thấy đó, ở kinh thành Thăng Long này 100 ngôi chùa cất ra:

- Cúng cho Thần ăn để Thần làm ra chuyện linh thiêng để nhiều Người đến cúng tiền!

- Lạy Thần để Thần cho phước.

Thử hỏi, Trẫm làm sao phổ biến pháp môn Thiền tông học này được. Vì lẽ đó, Trẫm phải trèo lên núi Trúc Lâm Yên Tử phổ biến, ai gan dạ lên núi, Trẫm dạy cho.

Còn ở kinh thành Thăng Long này, Trẫm phổ biến pháp môn Thiển tông học này ra sẽ có Người giết Trẫm ngay!

Vì sao? Vì Trẫm phá chuyện làm ăn của quý Thầy.

- Trẫm lên núi Trúc Lâm Yên Tử  chuyện sống chết Trẫm không màng.

- Mục đích của Trẫm lên núi Trúc Lâm Yên Tử là để dạy những lời tuyệt mật của pháp môn Thiền tông học mà Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông cho hậu thế biết 5 phần.

- Một: Sự thật trái đất này là gì?

- Hai: Chánh tín để được cái gì?

- Ba: Mê tín bị tổn hại ra sao?

- Bốn: Con đường luân hồi đi đâu?

- Năm:  Giải thoát công thức ra sao?

Câu 2: Này cụ Trịnh Đình Khang, Kiến tánh ở Hội của Đức Phật mấy có ngàn Người, chỉ có 1 Người Kiến tánh, cụ chưa biết danh từ Thiền tông là gì, cụ làm sao Kiến tánh được? 

Câu 3: Người tu theo pháp môn Thiền tông Kiến tánh rồi, dạy cho Người khác cũng Kiến tánh như mình, là mình mới có công đức.

Câu 4: Người tu theo pháp môn Thiền tông phải hiểu căn bản:

Một: Trái đất này có 6 loài sống chung:

- Một: Loài Thần.

- Hai: Loài Người.

- Ba: Loài Ngạ Quỷ.

- Bốn: Loài Súc Sanh.

- Năm: Loài Địa Ngục.

- Sáu: Loài Thực Vật.

Cụ suy nghĩ, cầu hay lạy ai bây giờ ở nơi trái đất này.

Lạy Thần ư?

- Tu theo Phật mà lạy Thần là sao.

Còn lạy Phật ư?

- Phật ở Phật giới, có biết cụ lạy Ngài không?

Trong kinh Kim Cang Đức Phật có dạy 2 câu:

1. Ai nhìn thấy hình hay tượng Ta, mà cầu hay lạy Ta, người ấy hành đạo Tà!

2. Ai lấy âm thanh cầu Ta, tức lấy kinh ra tụng, chuông mõ ra đánh, Người này hành đạo Ma!

Cụ Trịnh Đình Khang nghe Đức vua Trần Nhân Tông dạy như vậy, Người tu theo đạo Giải thoát thì không cúng hay cầu lạy ai ở trái đất này là phải.

Vị thứ mười hai: Cụ bà Trương Thị Hoa, 68 tuổi, ở nội thành Thăng Long, có hỏi 2 câu:

Câu 1: Kính thưa Đức vua, đạo Phật là đạo Giác ngộ và Giải thoát, cớ sao ở kinh thành Thăng Long này có nhiều chùa đem ông Quan Thánh là Người của nước Trung Hoa vào thờ, xin Đức vua cho Thần biết.

Câu 2: Chùa thờ như vậy chánh tín hay là mê tín?

Đức vua Trần Nhân tông trả lời:

Câu 1: Này cụ bà Trương Thị Hoa, chùa nào cất ra thờ Ngài Quan Thánh của nước Trung Hoa là có lý do như sau:

- Một: Người cất chùa đó không biết Giác ngộ, Giải thoát là gì nên thỉnh ông tướng của nước Trung Hoa vào chùa thờ, cốt yếu là để Người thích linh thiêng đến lạy và cúng tiền.

- Hai: Đây là ý đồ của Người Trung Hoa họ tuyên truyền là ông tướng của họ rất linh, ai cầu gì được nấy.

Vì sao Người Trung Hoa tuyên truyền như vậy?

Đây là thuật nhồi sọ của các nước lân bang.

Khi mà dân của nước lân bang mê tín hết rồi, họ đem quân qua xâm chiếm rất dễ dàng.

Trẫm đưa bằng chứng sau đây cụ hiểu:

- Ở biên giới phía Bắc nước ta, có cả một làng thờ ông Quan Thánh này. Một hôm, có một số Người lạ mang hình của ông Quan Thánh đi vào làng, họ vừa đi vừa đánh trống và thổi kèn, dân làng thấy vậy ra lạy.

Những Người mang hình ông Quan Thánh, xin vào nhà để ông Quan Thánh nghỉ mệt và xin Người nhà nấu cơm cúng cho ông Quan Thánh ăn.

Ông Quan Thánh ăn xong, họ xin ngủ qua đêm. Tối đêm đó, những Người mang hình Ông Quan Thánh này giết hết cả làng và cướp đi hết tài sản!

Sự việc này có trình lên triều đình.

 Trẫm có nói:

- Đây là hậu quả của việc mê tín thì rang mà chịu!

- Đức Phật mà còn không cho cúng và lạy Ngài. Thử hỏi, ông QuanThánh là tướng của nước lân bang mà lạy cái gì?

- Ông QuanThánh là tướng của nước Trung Hoa, Người Trung Hoa ngưỡng mộ và ca tụng là tướng trung cang nghĩa khí của quốc gia họ.

- Còn nước Đại Việt chúng ta ai muốn ngưỡng mộ vị tướng này thì qua nước Trung Hoa lạy, đây là tự do tín ngưỡng đó.

Đức vua Trần Nhân Tông dạy:

- Vì mê tín mà cả làng bị chết Trẫm biết xử làm sao đây về chuyện mê tín này?

Đức vua Trần Nhân Tông có dạy thêm:

- Trong các cụ, có cụ nào ra ngoài phố nghe ai nói gì cũng tin, chắc chắn cụ đó bị kẻ lừa gạt xuất hiện và lừa gạt  ngay!

- Còn các cụ nghe Thầy nói gì cũng tin, chắc chắn các cụ bị mắc bẫy của ông Thần này!

Thế gian này nó là như vậy.

Câu 2: Chùa nào thờ ông Quan Thánh của nước Trung Hoa, chùa đó xúi nhân dân mê tín!

Vị thứ mười ba : Cụ ông Trịnh An Huy, 71 tuổi, ở Hà Tây, hỏi:

- Kính thưa Đức vua, vợ Thần tu theo pháp môn Tịnh Độ với vị Thầy Thích Thanh Trí, trụ trì chùa Thiên Ân ở Hà Tây, ngày nào vợ Thần cũng đến chùa làm 3 việc:

1- Ngày nào cũng cúng Phật.

2- Ngày nào cũng lạy Phật 84 lạy.

3- Ngày nào cũng tụng trọn quyển kinh A Di Đà.

 Thầy Thích Thanh Trí dạy vợ Thần, ngày nào cũng hành đủ 3 phần nói trên, khi chết chắc chắn được vãng sanh lên Tây phương Cực Lạc sống, không còn luân hồi nữa. Thầy Thích Thanh Trí dạy như vậy không biết có đúng không, kính xin Đức vua dạy Thần?

 Đức vua Trần Nhân tông trả lời:

- Này cụ Trịnh An Huy, Trẫm trả lời theo 3 ý câu hỏi:

1- Ngày nào vợ cụ cũng cúng Phật. Trẫm phân tích cho cụ rõ:

- Đức Phật đâu có ở trái đất này ăn thức ăn cúng của vợ cụ cúng? vợ cụ cúng là cho Thần ăn, vợ cụ xếp vào loại Người mê tín!

2- Ngày nào vợ cụ cũng lạy Đức Phật 84 lạy. Trong kinh Kim Cang Đức Phật có dạy: Ai lạy Như Lai mà không hiểu lời của Như Lai dạy, người ấy hành đạo Ma! 

3- Ngày nào cũng đem quyển kinh A Di Đà ra tụng mà không hiểu nghĩa kinh, người này hành đạo Tà!

Cụ Trịnh An Huy trình hỏi thêm:  

- Vậy kính xin Đức vua giải thích cho Thần hiểu pháp môn Tịnh Độ này, xin cám ơn Đức vua?

Đức vua Trần Nhân Tông trả lời:

- Này cụ Trịnh An Huy, Người tu theo pháp môn tu Tịnh Độ phải hiểu 2 nguyên tắc như sau:

Câu 1: Muốn tu vãng sanh lên Tây phương Cực Lạc thì phải thực hiện 2 phần như sau:

Một: Phải ham muốn thật mãnh liệt về sống trên cảnh vui tươi tột độ này sau khi chết!

Hai: Phải tạo phước đức cho thật nhiều. Sau khi chết chắc chắn 100% được Thần phụ trách nhân quả của mình ném Trung ấm thân của mình trực chỉ đến nước Cực Lạc vào Cõi này sinh ra và sống ở đây.

Câu 2: Muốn trở về Phật giới phải hành 3 phần:

1. Phải ham muốn thật mãnh liệt sau khi chết mong được trở về Phật giới.

2. Phải tạo công đức cho thật nhiều.

3. Phải biết công thức trở về Phật giới.

Đức vua Trẩn Nhân Tông dạy cụ Trịnh An Huy:

- Người tu theo pháp môn Tịnh Độ muốn trở về Phật giới  phải hiều 2 câu trong kinh A Di Đà:

Câu 1:  Nguyện sanh Tây phương Tịnh Độ trung.

Câu 2: Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh.

Trẫm phân tích 2 câu này cho cụ rõ:

- Câu 1:  Nguyện sanh Tây phương Tịnh Độ trung.

- Người tu phải nguyện sanh vào cõi Tịnh Độ nơi Trung tâm não bộ của chính mình, nơi Tánh Phật của mình ngự.

Câu 2: Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh.

- Khi nào nhìn thấy hoa nở, mình thấy bằng Tánh Phật thanh tịnh của chính mình, mình được gọi là người đã “Kiến Tánh”.

Người nào biết được 2 phẩn nói trên, Người này đã bước vào đầu đường trở về Phật giới rồi vậy. Còn không biết, ngồi đó tụng rách 10 ngàn quyển kinh Di Đà cũng không Giải thoát được.

Vị thứ mười bốn : Cụ ông Triệu Quốc Ánh, 69 tuổi, ở Gia Lâm hỏi:

- Kính thưa Đức vua, Thần hiện đang tu theo pháp môn ngồi Thiền của Thiền sư Thích Trọng Thiên ở kinh thành Thăng Long này. Thiền sư là một danh Tăng có rất nhiều người đến học ngồi Thiền.

 Thiền sư Thích Trọng Thiên dạy ngồi Thiền “Biết vọng không theo, khi nào hết vọng tưởng là Giải thoát. Vậy có đúng với pháp môn Thiền tông không, kính xin Đức vua dạy Thần?

Đức vua Trần Nhân Tông trả lời:

- Này cụ Triệu Quốc Ánh, pháp môn Thiền “Biết vọng không theo” là 1 trong 37 pháp Quán của pháp môn Tiểu thừa không phải là của Thiền tông.

Trẫm cũng nói cho cụ rõ:

- Pháp môn Thiền tông này, ngoài Trẫm ra không ai biết được. Sau này, có 2 đệ tử của Trẫm biết được pháp môn Thiền tông học này mà thôi. Phải đợi gần 700 năm sau, ở tại Đất Rồng nước ta mới có 1 Long Nữ nhận được Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông. Long Nữ cho phổ biết Tập Huyền Ký này ra, pháp môn Thiền tông mới có nhiều Người biết được.

Trẫm cũng nói cho Khanh rõ:

- Ở kinh thành Thăng Long này rất nhiều Người tự xưng mình là Thiền tông sư, nhưng những Người này là giả hoàn toàn. Vì sao có nhiều Thiền tông sư giả như vậy? Vì danh từ này nghe oai quá! Dễ kiếm tiền quá! Dễ có danh quá! Không cần ai cấp Bằng . Nên nhiều người tu theo đạo Phật, chỉ cần nói lưu lót một chút, tự xưng mình danh gì cũng được. Còn chuyện nhân quả như thế nào, tính sau.

Vị thứ mười lăm: Cụ ông Lê Trọng Nhàn, 68 tuổi, ở Hà Nam, hỏi:

- Kính thưa Đức vua, Thần hiện đang tu theo pháp môn Mật Chú tông của Thiền sư Thích Danh An, trụ trì Thiền viện Khánh Đức, cũng là vị Sư có danh tiếng ở kinh thành Thăng Long này. Thiền sư Thích Danh An có dạy:

- Dẹp hết Vọng tưởng là thành Phật. Kính thưa Đức vua, Thiền sư Thích Danh An dạy như vậy có đúng không, kính xin Đức vua dạy Thần?

Đức vua Trần Nhân Tông trả lời:

- Này cụ ông Lê Trọng Nhàn, theo Trẫm được biết, tại kinh thành Thăng Long này hay cả nước Đại Việt, không có 1 Thiền sư nào là thật cả. Vì sao? Vì Người tu tại kinh thành hay cả nước Đại Việt, không Thầy nào có trong tay Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông, làm gì biết tu Thiền tông mà xưng mình là Thiền sư. Vì vậy, Người nào xưng Thiền sư là giả.

Trẫm cũng nói rõ: Khanh tu theo pháp môn Mật Chú tông khi hết vọng tưởng là thành A La Hán, vào trong hang núi sống, chớ không thành Phật.

Vị thứ mười sáu: Cụ ông Lương Quốc Cang, 77 tuổi, ở Ninh Bình, hỏi:

- Kính thưa Đức vua, cho Thần hỏi 3 câu như sau:

Câu 1: Vị Thiển sư đúng nghĩa phải có tiêu chuẩn nào?

Câu 2: Viị Giảng sư đúng nghĩa phải như thế nào?

Câu 3: Những vị nói trên, Triều đình có cấp giấy chứng nhận cho họ không. Kính xin Đức vua dạy Thần?

Đức vua Trần Nhân Tông trả lời:

- Này cụ ông Lương Quốc Cang, Trẫm trả lời cho cụ:

 Câu 1: Trong đạo Phật Thiển sư chia ra 2 loại:

- Loại 1: Thầy dụng công tu hành đạt được trình độ ngồi Thiền lâu trên 3 giờ, không bị đau lưng hay tê chân. Vị này gọi là Thầy ngồi Thiền giỏi, nhân dân gọi là Thiền sư.

- Loại 2: Thầy rõ thông pháp môn Thiền tông của Đức Phật dạy truyền theo dòng Thiền tông, được Triều đình phối hợp cùng với Giáo hội Phật giáo nước Đại Việt đồng kiểm chứng. Nếu vị này đã hiểu hết lời của Đức Phật dạy trong pháp môn Thiền tông. Vị Thầy được Triều đình và Giáo hội Phật giáo Đại Việt phong là Thiền tông sư, gọi tắt là Thiển sư.

Câu 2: Một giảng sư đúng nghĩa phải như sau:

- Một: Hiểu rành mạch 6 pháp môn của Đức Phật dạy.

- Hai: Có đề nghị Triều đình và Giáo hội Phật giáo Đại Việt cấp Bằng chứng nhận là một Giảng sư.

 Triều đình phối hợp cùng Giáo hội Phật giáo Đại Việt lập ra Ban kiểm trình độ của vị Thầy này. Nếu đạt, Triều đình cấp cho 1 Giấy chứng nhận là “Giảng sư Phật học”.

Câu 3: Như nói ở trên, vị nào mà được Triều đình và Giáo hội Phật giáo kiểm tra đạt. Triều đình cấp cho Giấy chứng nhận là Giảng sư Phật học.

Cụ ông Lương Quốc Cang hỏi Đức vua tiếp:

- Kính thưa Đức vua, vị Thầy đi đây đi đó giảng pháp Phật, không có Giấy chứng nhận, vị Thầy đó có bị Triều đình phạt không, kính thưa Đức vua?

Đức vua Trần Nhân tông trả lời:

- Này cụ ông Lương Quốc Cang, Triều đình có nêu trong Điều 6 Luật tín ngưỡng như sau:

- Vị Thầy tu nào đi lừa gạt lấy của Ngưới khác 10 quan tiền. Thầy này bị phạt tiền 50 quan. Bồi thường cho Người bị lừa gạt 100 quan tiền nữa và ở tù 3 năm!

- Còn Người nào hay vị Thầy nào cất chùa ra:

1/- Đem kinh sách được Triều đình cho phép ra giảng.

Dù Người hay Thầy này giảng đúng hay sai, không có lỗi gì cả. Vì sao? Vì trình độ của Người hay Thầy này có giới hạn.

2/- Còn Người thường hay Thầy tu nào, đi các nơi giảng pháp Phật không có giấy phép, Người hay Thầy này bị phạt 500 quan tiền và ở tù 5 năm.

Vị thứ mười bảy: Cụ ông Thái Hữu Dụng, 75 tuổi, ở Cổ Loa, hỏi 2 câu:

Câu 1: Các chùa hiện nay tu theo đạo Phật sao lại thỉnh quá nhiều tượng khác vào thờ thưa như vậy có đúng không.

Câu 2: Sao Đức vua không nói cho các vị Trụ trì chùa biết về thờ theo đạo Phật để các Thầy tu hành đúng chánh pháp của Đức Phật dạy, kính xin Đức vua dạy Thần?

 Đức vua Trần Nhân tông trả lời:

Câu 1: Các Thầy tu theo đạo Phật hiện nay có 3 cái sai:

- Một: Không biết Giác ngộ, Giải thoát là gì, không đi tìm hiểu học để biết.

- Hai: Ham chùa to Phật lớn. Ông Thầy thể hiện cái Ngã quá to của mình!

- Ba: Cất chùa ra để kiếm tiền.  Ông Thầy này quá Tham.

Vì vậy, các Thầy này phải tìm đủ thứ hình hay tượng đem vào chùa thờ, để những Người mê tín đến lạy và cúng tiền.

Đức vua nói với thái tử Trần Anh Tông:

- Này thái tử, chùa nào mà thờ như vậy con ra lệnh cho các địa phương dẹp bỏ ngay, không để làm mất đi thanh danh của đạo Phật.

Câu 2: Luật pháp của nước Đại Việt ta cho tự do tín ngưỡng. Việc tu hành hay tu tập là do các vị Thầy Trụ trì tự tìm hiểu. Tu đúng hay tu sai là chuyện của quý Thầy, Triều đình không xen vào. Nhưng chỉ xen vào làm những chuyện quá sai và làm những việc dị đoan quá mức mà thôi.

 Còn việc của quý Thầy làm phải chịu trách nhiệm với Tín đồ của mình. Triều đình chỉ xét xử khi nào nhân dân thưa kiện là ông Thầy nào lừa đảo họ mà thôi.

Vị thứ mười tám: Cụ ông Trịnh Văn Hữu, 78 tuổi, ở Hà Nam, hỏi 3 câu:

Câu 1: Thánh Mẫu là vị nào?

Câu 2: Linh Sơn Thánh Mẫu là nói danh của ai?

Câu 3: Đức vua từng nói: Hiện nay trong nước Đại Việt ta các Thầy tu theo đạo Phật mà đem đạo khác vào chùa để kiếm tiền, vậy họ có bị Triều đình phạt không, kính xin Đức vua dạy Thần?

Đức vua Trần Nhân tông trả lời:

Câu 1: Thánh Mẫu là vị vợ của Thẩn chủ Thế giới.

Câu 2: Linh Sơn Thánh Mẫu là vợ của Thần núi ở Vùng.

Câu 3: Trẫm chứng minh cho Khanh là lời nói của Trẫm các Thầy tu theo đạo Phật để kiếm tiền như:

1/- Cúng là của đạo Thần mà quý Thầy đem vào đạo Phật cúng để kiếm tiền!

2/- Tụng là của đạo Tiên mà quý Thầy cũng đem vào đạo Phật tụng để kiếm tiền!

3/- Xin xăm bói quẻ, xem ngày giờ tốt xấu, của đạo Lão  mà quý Thầy cũng đem vào đạo Phật để kiếm tiền!

Đó là đem đạo khác vào đạo Phật.

- Còn quý Thầy tu theo đạo Phật không chịu tìm hiểu kỹ nên dạy sai như sau:

 1/- Tu Thiền 37 pháp Quán và Tưởng, để đạt nhân quả nơi trái đất này, quý Thầy gọi là tu Giải thoát.

2/- Niệm Phật A Di Đà, mong vãng sanh lên nước Cực Lạc sống, nói là Giải thoát.

3/- Tu Thiền Diệt Tận Định, để diệt hết những suy nghĩ của mình thành A La Hán, nói là Giải thoát.

4/- Tu niệm câu Thần chú để có thần thông, sau khi chết được làm Thần, nói là tu Giải thoát.

V.v…

Trẫm chỉ cho cụ một việc nhỏ như sau:

- Bất cứ cụ vào chùa ở kinh thành Thăng Long này hỏi tu Giải thoát không chùa nào biết được.

- Đạo Phật là đạo Giác ngộ và Giải thoát, quý Thầy không biết, như vậy quý Thầy cất chùa ra để làm gì? Nếu không phải là để kiếm tiền! Thử hỏi, Người trí thức có chê cười đạo Phật không?

Cụ ông Trịnh Văn Hữu nghe Đức vua Trần Nhân Tông dạy như vậy hết sức buồn cho đạo Phật!

Tinh hoa của nhân loại, bị các Môn đồ của Đức Phật chôn vùi xuống bùn nhơ!

Thật là xấu hổ quá!

Vị thứ mười chín: Cụ ông Cao Văn Phú, 71 tuổi, ở Hà Tây, hỏi:

- Kính thưa Đức vua, tu theo Thiền tông là tu làm sao kính xin Đức vua dạy Thần?

Đức vua Trần Nhân tông trả lời:

- Người tu Thiền tông, nếu dụng công tu là mang họa!

- Vì sao Trẫm nói như vậy? Vì ở trái đất này, chỉ cần khởi Niệm tu nhỏ, nhân quả nơi trái đất này kéo đi luân hồi ngay! Trẫm hôm nay phá luật Thiền mà trả lời cho cụ biết như vậy, chớ Trẫm không nói sâu được. Vì sao? Vì pháp môn Thiền tông học này, duy nhất chỉ có Long Nữ ở Đất Rồng mới nói ra sự thật thôi. Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa Đức Phật có Huyến Ký như vậy. 

Vị thứ hai mươi: Cụ ông Lý Văn An, 73 tuổi, ở Hà Bắc, hỏi:

- Kính thưa Đức vua, Thần có đứa con trai 22 tuổi, nó xin Thần vào chùa tu. Thần có hỏi nó: Vậy con tu để làm gì? Nó trả lời: Con tu để Giải thoát. Vậy con Thần tu có Giải thoát được không, kính xin Đức vua dạy Thần?

Đức vua Trần Nhân tông trả lời:

- Khanh về khuyên nó, nếu con muốn tu Giải thoát, phải đợi khi nào Long Nữ ở Đất Rồng công bố Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông ra, mới có Người dạy Giải thoát. Còn hiện nay, không chùa nào dạy tu Giải thoát cả, quý Thầy ở trong chùa chỉ làm 2 việc như sau:

1. Ngày nào cũng cúng cho Thần ăn.

2. Ngày nào cũng tụng kinh cho Thần nghe.

Cúng tụng hoài không Giải thoát được, rồi bày ra chuyện mê tín khác, bị nhân quả kéo vào làm loài Thực vật đó.

Lời nói của Trẫm như vậy, Khanh lựa lời khuyên nó. Muốn tu Giải thoát phải đợi 730 năm nữa, mới có Người dạy.

Vị thứ hai mươi mốt: Cụ ông Trương Văn Quí, 72 tuổi, ở Hải Dương, hỏi:

- Kính thưa Đức vua, cho Thần hỏi 4 câu:

Câu 1: Muốn tu thành Phật phải tu làm sao?

Câu 2: Đức Phật sao không cạo đầu mà các để tử Ngài cạo đầu?

Câu 3: Đặc biệt Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông dạy cái gì?

Câu 4: Tại sao Người tu theo pháp môn Thiền tông không cần lạy Phật nhiều?

Đức vua Trần Nhân tông trả lời:

Câu 1: Người muốn tu thành Phật phải tìm hiểu 10 phần:

1. Tánh Phật của mình là gì?

2. Tánh Người của mình có mấy thứ?

3. Tại sao có luân hồi?

4. Nhân quả do đâu mà có?

5. Muốn thoát ra ngoài nhân quả luân hồi phải làm sao?

6. Thần có nhiệm vụ gì nơi trái đất này?

7. Người sống trên trái đất này là để làm gì?

8. Đức Phật dạy đạo có mấy pháp môn?

9. Tu sao Giải thoát?

10.Tu sao còn bị Luân hồi?

Người tu theo đạo Phật chỉ cần hiểu rõ 10 phần nói trên được 4 cái lợi:

- Lợi thứ nhất: Không mê tín dị đoan!

- Lợi thứ hai: Không bị ai lừa mình.

- Lợi thứ ba: Không mất việc làm hằng ngày.

- Lợi thứ tư: Không bị Người khác chê cười mình khờ dại!

Người muốn thành Phật phải thấu hiểu 14 phần nói trên, còn Người không hiểu, tu theo đạo Phật 1.000 năm cũng vô ích!

Câu 2: Đức Phật không cạo đầu là có nguyên do như sau:

- Đức Phật muốn trở về Phật giới, nên Tánh Phật của Ngài mượn thân tứ đại của con Người có sao phải để vậy, tìm đường  trở về Phật giới là được. Vì vậy Đức Phật phải để tóc.

- Người tu mà cạo đầu là có nguyên do như sau:

- Người tu theo đạo Phật muốn làm Thầy, nên phải cạo đầu. Để chi vậy?  Để cho Người xung quanh biết mình là Thầy tu.

  Câu 3: Đặc biệt Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông duy có 6 phần:

- Phần 1: Phân tích sự thật của Trái đất.

- Phần 2: Giải thích lý do có Luân hồi.

- Phần 3: Dạy con Người tại sao có nhân quả.

- Phần 4: Dạy con Người công thức Giải thoát.

- Phần 5: Nhiệm vụ loài Thần.

- Phần 6: Nhiệm vụ loài Người.

Đặc biệt Tập Huyển Ký của Đức Phật ra đời có 3 phần chánh:

- Một: Chuẩn hóa lại lời dạy của Đức Phật cho đúng.

- Hai: Phá các tông Tà Người lợi dụng đạo Phật bày ra.

- Ba:  Dạy rõ con đường trở về Phật giới.

 Câu 4: Người tu theo pháp môn Thiền tông không cần lạy Phật là có 2 nguyên do:

1. Phật có Tánh Phật, con Người cũng có Tánh Phật. Không lẽ mang Tánh Phật đi lại Tánh Phật?

2. Phật Thích Ca đã trở về Phật giới, đâu có ở Trái đất này mà lạy Ngài. Ở Trái đất này là do Thần làm chủ. Vì vậy, bất cứ nơi nào thờ phụng đều là thờ Thần. Chẳng lẽ con Người mang Tánh Phật đi lạy ông Thần.

Do đó, Người tu theo đạo Phật chân chính không lạy bất cứ ai nơi Trái đất này. Nếu có lạy Phật, mình phải Kiến tánh, lạy Đức Phật cám ơn Ngài, Đức Phật mới chấp nhận.   

     Vị thứ hai mươi hai: Cụ bà Lê Thị Ánh, 75 tuổi, ở Hà Đông, hỏi:

     - Nếu như vậy chúng Thần không có phần tu theo pháp môn Thiền tông sao, kính xin Đức vua dạy Thần?

Đức vua Trần Nhân tông trả lời:

     - Nếu cụ muốn tu theo pháp môn Thiền tông, cụ hãy đợi 660 sau, pháp môn Thiền tông học này được Long Nữ tại Đất Rồng nhận được Tập Huyển Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông, rồi mới cho phổ biền ra, nhưng phải 60 năm sau, tức cụ phải đợi đúng 730 năm nữa, mới tu theo pháp môn Thiền tông này được.

    Cụ bà Lê Thị Ánh thưa:

    - Như vậy Thần bị luân hồi đi nơi khác rồi làm sao tu được?

Đức vua Trần Nhân tông trả lời:

     - Nếu cụ muốn tu theo pháp môn Thiền tông học này, từ nay cụ không làm phước hay làm ác gì. Ngày nào cũng kỉnh nguyện Mười phương chư Phật như sau:

     - Con kính xin Mười phương chư Phật:

     - Xin cho con ở mãi trong dòng tộc, để đợi Tập Huyền Ký của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền theo dòng Thiền tông, khi nào Tập Huyển Ký của của Đức Phật Thíc Ca Mâu Ni, Long Nữ ở Đấr Rồng phổ biến ra, cho con ra làm Người, để nhận được Mạch nguồn Thiển tông tu tập Giải thoát. Kính xin Mười phương chư Phật giúp con.

     Nếu cụ thực hiện đúng, thì chắc chắn Mười phương chư Phật giúp cụ.

     Còn cụ ham ra làm Người để tu Vãng sanh lên các cõi Trời hay nước Tịnh Độ, chắc chắn khó mà gặp được pháp môn Giải thoát lần thứ hai. Vì sao? Vì cụ vãng sanh nước Cực Lạc  hay cõi trời Thượng Đế sống, cụ chưa hết tuổi thọ, pháp môn Giải thoát này đã qua rồi!

    Trẫm cũng nói cho cụ biết: Nếu cụ có lời nguyện như vậy, khi Long Nữ ở Đất Rồng phổ biến ra, chắc chắn cụ có công đức thật lớn. Vì sao? Vì cụ có lởi nguyện như thế, khi cụ sanh ra, cụ là Người dẫn đạo tràng Nhiệm Phật rất lớn. Nhờ vậy, chư Phật mới khiến cho cụ gặp được pháp môn Thiền tông học này, cụ dẫn nguyên một đạo tràng chuyển sang pháp môn Giải thoát, thì cụ có công đức vô lượng đó.

    Trẫm cũng nói cho cụ biết: Suốt chiều dài Đức Phật truyền pháp môn Thiền tông học này đi, không có 1 Người Nữ nào mà có duyên lớn như cụ được.

     Đức vua Trần Nhân Tông nói thêm:

     - Trẫm cũng nói cho cụ biết: Đến đời Mạt Thượng pháp, Long Nữ ở Đất Rồng nhận được Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông phổ biến ra, thì những Người ở kinh thành Thăng Long này ngộ Thiền tông nhiều nhất.

      Trẫm cũng nói cho cụ rõ: Dòng Thiền tông của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền đi theo dòng Thiền tông, không có Người nào giúp cho nhiều Người Giác ngộ Thiền tông bằng Người nữ ở kinh thành Thăng Long này. Ở các nơi khác, Người mà giúp cho Người khác ngộ thiền cao lắm chỉ là một hay hai chục Người. Còn Người nữ ở kinh thành Thăng Long này, có Người giúp được cho cả ngàn Người khác Giác ngộ Thiền tông rất dễ dàng!

     Cụ có biết tại sao không? Vì đất Thăng Long là nơi sản sanh ra những Anh Hùng Dân Tộc, cũng là nơi duy nhất một quốc gia có đến 3 vị Tổ Thiền tông ở một nơi. Nhờ vậy, nước Đại Việt ta, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chọn là nơi công bố Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông. Thậm chí, Người dân trở về Phật giới đầu tiên cũng là một người Nữ.

     Cụ bà Lê Thị Ánh nghe Đức vua Trần Nhân Tông dạy như vậy, bỗng cụ khóc rất lâu, làm ai ai cũng khóc theo cụ!

      Cụ bà Lê Thị Ánh còn nghẹn ngào và nói lời chân thành cám ơn Đức vua.

Vị thứ hai mươi ba: Cụ bà Lê Thị Liên, 68 tuổi, ở Hà Nam, hỏi:

     - Kính thưa Đức vua, Thần có đọc trong kinh Kim Cang có 2 ý như sau Thần không hiểu, kính tin Đức vua dạy Thần?

     - Ý một: Quá khứ tâm bất khả đắc. Hiện tại tâm bất khả đắc. Vị lai tâm khất khả đắc.

     Ý hai: Lấy sắc cầu ta. Lấy âm thanh cầu ta. Người ấy hành Ta đạo!

     Thần không hiểu, kính xin Đức vua dạy Thần?

Đức vua Trần Nhân tông trả lời:

     - Này cụ Lê Thị Liên, đây là 2 câu then chốt trong kinh Kim Cang Đức Phật dạy Người tu theo đạo Phật muốn Giải thoát. Người nào tu theo đạo Phật không hiểu hay cố ý không hiểu, ngồi đó tu 1.000 năm cũng không Giải thoát được. Trẫm giải thích cho cụ nghe 2 ý trong kinh Kinh Kim Cang này:

     - Ý một: Quá khứ tâm bất khả đắc. Hiện tại tâm bất khả đắc. Vị lai tâm khất khả đắc có ý nghĩa như sau:

     - Trên Trái đất này lúc nào cũng luân chuyển để sanh ra nhân quả. Do đó, Người nào muốn tu Giải thoát thì đừng sử dụng tâm 3 thời gian này tu. Vì sao? Vì 3 thời gian này, tâm của của mỗi con ai cũng bị sức luân chuyển vật lý của trái đất, làm sao thoát ra ngoài nhân quả của trái đất mà tu. Vì vậy, Đức Phật dạy, con Người sống trên trái đất này, dù quá khứ hiện tại hay vị lai không thời nài tu Giải thoát được. Nếu ở Trái đất này mà tu thì bị đi luân hồi vãng sanh nước Cực Lạc, các cõi Trời, làm A La Hán hay làm Thần.

     Ý hai: Lấy sắc cầu ta. Lấy âm thanh cầu ta. Người ấy hành Tà đạo là như sau:

1. Người nào nhìn hình hay tượng của Đức Phật cầu Đức Phật một điều gì đó, Người này hành đạo Tà! Vì sao Đức Phật dạy như vậy? Vì trước khi Đức Phật nhập Niết bàn, Ma Vương có thề nguyền với Đức Phật:

- Này Ông Cồ Đàm, khi Ông trở về Phật giới, các đệ tử của Ông mời Ta nhập vào tượng của Ông để làm chuyện linh thiêng, nên Ta sai gì đệ tử của Ông cũng phải làm theo ý của Ta cả, như:

  • Ta làm ra hiện tượng lạ, đệ tử của Ông tô điểm thêm, để có:

- Nhiều người đến cúng thực phẩm cho Ta ăn.

- Tiền đệ tử Ông lấy.

Nói tóm lại, cả hai đều có lợi.

Còn Giải thoát, thôi Ông đừng có mơ! 

     Hai: Người nào nhìn hình hay tượng của Đức Phật mà cầu Đức Phật một điều gì đó, Người này hành đạo Tà!

     Trẫm giải thích ý này:

      1. Vì hình hay tượng của Đức Phật, các đệ tử của Như Lai vẽ hay đắp ra. Thầy nào cũng mời Thần nhập vào, nên Đức Phật bảo đừng lạy hay cầu xin Đức Phật một điều gì là vậy.

     2. Lấy âm thanh, tức tụng và đánh chuông mõ ra tiếng, Như Lai không ở trái đất này mà nghe tiếng tụng hay tiếng chuông mõ của các ông bà tụng và đánh! Trái đất này là của Thần làm chủ. Do đó, các ông bà tụng hay gõ mõ đánh chuông là để Thần nghe. Vì vậy, Đức Phật gọi người lấy âm thanh cầu Như Lai là cầu Ma đó.

     - Cụ Lê Thị Liên nghe Đức vua Trẩn Nhân Tông dạy như vậy nên có than rằng:

     - Mấy chục năm nay, Thần cúng cho Ma Vương ăn. Tụng cho Ma Vương nghe. Thần cứ ngỡ rằng cúng cho Phật ăn và tụng cho Phật nghe. Thần thật là kẻ quá ngốc!

Vị thứ hai mười bốn: Cụ bà Cao Thị Truyền, 69 tuổi, ở Hà Bắc, hỏi:

     - Kính thưa Đức vua, Thần tu theo pháp môn Thiền tông hằng ngày phải làm những việc gì, kính xin Đức vua dạy Thần?

Đức vua Trần Nhân tông trả lời:

     - Này cụ Cao Thị Truyền, cụ hỏi câu này hơi quá sớm, khi nào Long Nữ ở Đất Rồng cho công bố pháp môn Thiền tông học này ra mới có người dạy. Hôm nay, Trẫm dạy cụ biết trước mấy trăm năm. Trẫm nói việc này ra, trong số đông Người ở đây, Người nào có phát nguyện như cụ bà Lê Thị Ánh, thì chắc chắn gặp được pháp môn Thiền tông học này. Khi gặp, tự nhiên biết cách tu mà hôm nay Trẫm nói ra đây:

     - Hằng ngày cụ làm việc gì thì cứ làm việc đó.

     -  Cứ lo cho gia đình và Tổ quốc mình là phải.

     - Tuyệt đối không cúng hay cầu bất cứ ai ở Trái đất này. Vì sao? Nếu cụ cúng hay cầu là bị nhân quả nơi Trái đất này kéo đi luân hồi.

     - Nếu cụ vãng sanh lên các cõi Trời hay nước Tịnh Độ thì pháp môn Thiền tông học này đã qua rồi, làm sao cụ biết mà tu theo pháp môn Thiền tông học này được.

     - Nếu cụ cúng chùa, mà chùa đó làm những chuyện mê tín dị đoan, cụ phải chia sẻ phần Ác với chùa đó, xuống Địa Ngục sống, biết chừng nào mới lên mà gặp pháp môn Thiền tông học này!

     Trẫm chỉ nói cho cụ nghe vài ý như vậy thôi, cụ cố gắng kỉnh nguyện Mười phương chư Phật giúp cụ.

     Cụ bà Cao Thị Truyền cũng khóc nhiều hơn cụ bà Lê Thị Ánh, làm mọi Người ai cũng khóc theo!

 Đức vua Trần Nhân Tông dạy những vị có mặt:

     - Trẫm cũng nói cho các Khanh ở buổi lễ này biết:

     - Tuy pháp môn Thiền tông phổ biến ở Đất Rồng, nhưng Người Giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông” và đạt được “Bí mật Thiền tông” ở kinh thành Thăng Long và các vùng phụ cận nhận được nhiều nhất. Vì sao? Vì những Người có mặt hôm nay, Người nào nghe Trẫm nói đều phát nguyện cả. Do đó 730 năm sau, Tinh hoa pháp môn Thiền tông tựu hội tại đất Thăng Long này!

     Tất cả những vị dự lễ ai ai cũng vui mừng và đồng thanh  nói:

     - Chúng Thần xin cám ơn Đức vua!

     - Chúng Thần xin cám ơn Đức vua!

      - Chúng Thần xin cám ơn Đức vua!           

           

    

     PHẦN V:

Thái tử Trần Anh Tông xin Phụ vương dạy căn bản đạo Phật;

Sau cùng, Thái từ Trần Anh Tông đứng ra thưa hỏi Phụ vương:

- Kính thưa Phụ vương, để kết thúc buổi vấn đáp ngày hôm nay, Phụ vương dạy con sau cùng về căn bản của đạo Phật.

Kính xin Phụ vương dạy con?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy:

- Này thái tử Trần Anh Tông, về căn bản của đạo Phật có 3 phần:

Một: Đức Phật chủ trương dạy đạo là Giác ngộ và Giải thoát, nhưng vì loài Người ai cũng thích 2 phần:

  1. Ở ngoài đời thích tiền tài và danh.
  2. Ở trong chùa thích tu hành có chứng và đắc.

Trong đạo Phật, có một số Người lợi dụng đạo Phật để lừa gạt Người ngu khờ và dại dột, nên bày ra cúng và cầu đủ chuyện; những Người này là những con Rận trong đạo Phật đó!

Hai: Cốt tủy của đạo Phật là dạy cho con Người Giác ngộ và Giải thoát.

1. Giác ngộ: Hiểu biết rõ ràng, tường tận từ con Người, vạn vật, Trái đất, nhân quả luân hồi và trở về Phật giới.

2. Giải thoát: Biết công thức trở về Phật giới.

- Thầy tu nào mà không hiểu rõ Giác ngộ, Giải thoát là gì. Thầy này cạo đầu, mặc áo tu theo đạo Phật hành nghề: Cúng, cầu siêu, cầu an cho Người dại dột để lấy tiền!

Ba: Vì loài Người ai cũng sử dụng cái Tưởng và Tham nên Đức Phật dạy thêm 5 pháp môn nữa để ai Tưởng và Tham phần nào vào pháp môn đó tu hành:

1/- Thầy nào thích sống trong cảnhThanh tịnh:

A. Làm phước thiện thật nhiều.

B. Ngày nào cũng ngồi Thiền để tâm Thanh tịnh.

C. Khi chết được vãng sanh lên Cõi trời Vô Sắc sinh sống trong cảnh Thanh nhàn và Thanh tịnh.

2/- Thầy nào thích sống trong cảnh vui tươi có màu sắc rực rỡ:

A. Làm phước thiện thật nhiều.

B. Khi làm phước thiện, phải mơ mộng sống trong cảnh vui tươi và rực rỡ.

C. Khi chết được vãng sanh lên Cõi trời Hữu Sắc sinh ra và sống trong cảnh vui tươi và rực rỡ.

 3/- Thầy nào thích sống trong cảnh vui tươi có màu sắc rực rỡ nhưng Thanh tịnh:

A. Làm phước thiện thật nhiều.

B. Khi làm phước thiện phải mơ mộng sống trong cảnh vui tươi rực rỡ mà Thanh tịnh.

C. Khi chết được vãng sanh lên nước Cực Lạc sinh ra và sống ở đây.

4/- Thầy nào thích sống điều hành Tam giới:

A. Làm phước thiện thật nhiều.

B. Khi làm phước thiện phải mơ mộng sống trong cảnh điều hành Tam giới.

C. Khi chết được vãng sanh lên cõi Trời Tứ Thiên Vương sinh ra và sống ở đây.

5/- Thầy nào thích sống trong cảnh vui tươi có cảm giác thật mạnh:

A. Làm phước thiện thật nhiều.

B. Khi làm phước thiện phải mơ mộng sống ở Cõi Trời Dục giới.

 C. Khi chết được vãng sanh lên Cõi Trời Dục giới sinh ra và sống ở đây.

6/- Thầy nào thích sống trong cảnh trang nghiêm và lễ nghi chuẩn mực:

A. Làm phước thiện thật nhiều.

B. Khi làm phước thiện phải mơ mộng vào nước Trời Thượng Đế sinh sống.

 C. Khi chết được vãng sanh lên Cõi Trời Thượng Đế sinh ra và sống ở đây, được hưởng nghiệp phước Dương trang nghiêm và chuẩn mực.

7/- Thầy nào thích làm Thần:

A. Làm phước thiện thật nhiều.

B. Khi làm phước thiện phải mơ mộng được làm Thần.

C. Khi chết được vào loài Thần sinh ra và sống ở đây.

8/- Người nào thích sống mãi trong Dòng tộc:

A. Không làm phước cũng không làm ác.

B. Cứ sinh ra rồi chết đi được ở mãi trong Dòng tộc.

9/- Thầy hay Người nào thích làm loài Ngạ Quỷ:

A. Cứ lừa gạt và giành giựt tiền hay của Người khác.   

B. Khi chết được vào làm loài Ngạ Quỷ ngay.

10/- Người nào muốn làm loài Súc Sanh:

A.  Cứ giết thú.

  1. Khi chết được đầu thai vào làm loài Thú ngay.

11/- Thầy hay ông bà nào muốn xuống Địa Ngục sống, chỉ cần làm 2 việc như sau:

A. Bịa chuyện linh thiêng để lừa gạt tiền Người khác.

B. Gây trọng tội.

- Khi chết được vào Địa Ngục sống ngay.

12/- Thầy nào thích sống với loài Thực Vật có 2 việc làm:

A. Không biết Giác ngộ, Giải thoát là gì mà nói mình biết, dụ Người ngu khờ đến dạy để họ cúng tiền.

B. Không phải là Thiền sư mà tự xưng mình là Thiền sư, dụ Người ngốc đến nghe, để họ đến lạy và cúng tiền.

* Thì Người này khi chết vào loài Thực vật sinh sống rất lâu vậy.

 

 

PHẦN VI

ĐỨC VUA TRẦN NHÂN TÔNG DẠY CÁC LỜI TUYỆT MẬT CỦA ĐỨC PHẬT TRUYỀN THEO DÒNG THIỀN TÔNG

Kính thưa độc giả.

Sau khi Đức vua Trần Nhân Tông trả lời tất cả những câu hỏi của thái tử Trần Anh Tông và các vị cao niên nên có nói như sau:

- Thưa các vị cao niên, trước khi truyền ngôi vua cho Thái tử Trần Anh Tông, Trẫm trình bày 10 phần thực tế mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy rõ ràng như sau:

Phần 1: Càn khôn vũ trụ.

Phần 2: Phật giới.

Phần 3: Tam giới.

Phần 4: Hình thành Trái đất.

Phần 5: Hình thành Thân và Tánh Người.

Phần 6: Hình thành Trung ấm thân.

Phần 7: Tại sao có Luân hồi.

Phần 8: Tại sao có Nhân quả.

Phần 9: Tại sao con Người thích luân hồi mãi trong Trái đất và Tam giới này.

Phần 10: Lý do gì Tánh Phật biết đường trở về Phật giới?

 * Mở đầu Đức vua Trân Nhân Tông trình bày:

Phần 1: Càn khôn vũ trụ như sau:

1. Không gian bao la trùm khắp.

2. Không biên giới.

3. Trong đó chứ 2 phần:

- Một là Phật giới.

- Hai là Tam giới.

Phần 2: Phật giới.

* Trong Phật giới có 2 sự sống:

- Một là Chư Phật.

- Hai là Tánh Phật.

Phần 3: Tam giới.

* Trong mỗi Tam giới có 45 hành tinh có sự sống, gồm các loài:

1. Loài Trời.

2. Loài Tiên.

3. Loài Thần.

4. Loài Người.

5. Loài Ngạ Quỷ.

6. Loài Súc Sanh.

7. Loài Địa Ngục.

8. Loài Thực Vật.

Phần 4: Hình thành trái đất như sau:

1. Ban bệ Trời Tứ Thiên Vương.

- Điều khiển hành tinh điện từ Âm Dương. Cho chui vào Lỗ đen Vũ trụ. Vào Trung tâm sản xuất hành tinh. Cho điện từ Âm Dương quay đạt chuẩn cuốn hút vật lý Âm Dương, thì:

 2. Ban bệ Trời Tứ Thiên Vương.

- Điều khiển hành tinh Lửa. Cho chui vào Lỗ đen Vũ trụ. Vào Trung tâm sản xuất hành tinh. Cho hành tin Lửa này, cho điện từ Âm Dương cuốn hút quay đạt chuẩn vật lý của điện từ Âm Dương, thì:

3. Ban bệ Trời Tứ Thiên Vương.

- Điều khiển hành tinh Đất chịu nhiệt. Cho chui vào Lỗ đen Vũ trụ. Vào Trung tâm sản xuất hành tinh. Rải Đất chịu nhiệt bao phủ đều khắp trong hành tinh Lửa, thì:

4. Ban bệ Trời Tứ Thiên Vương.

- Điều khiển hành tinh Đất Tổng hợp. Cho chui vào Lỗ đen Vũ trụ. Vào Trung tâm sản xuất hành tinh. Rải Đất Tổng hợp bao trùm hành tinh Đất chịu nhiệt, thì: 

5. Ban bệ Trời Tứ Thiên Vương.

- Điều khiển hành tinh Đá Tổng hợp. Cho chui vào Lỗ đen Vũ trụ. Vào Trung tâm sản xuất hành tinh. Rải Đá Tổng hợp ở vài vùng trên mặt Đất hành tinh Tổng hợp, thì:  

6. Ban bệ Trời Tứ Thiên Vương.

- Điều khiển hành tinh Muối. Cho chui vào Lỗ đen Vũ trụ. Vào Trung tâm sản xuất hành tinh. Rải hành tinh Muối bao trùm hành tinh Đất và Đá Tổng hợp, thì:

7. Ban bệ Trời Tứ Thiên Vương.

- Điều khiển hành tinh Nước. Cho chui vào Lỗ đen Vũ trụ. Vào Trung tâm sản xuất hành tinh. Đổ cho hành tinh Nước này bao trùm hành tinh Đất và Đá Tổng hợp.

* Khi 7 hành tinh nói trên quay đạt chuẩn cuốn hút vật lý do điện từ Âm Dương cuốn hút và kéo đi rồi, thì:

Thì Ban bệ Trời Tứ Thiên Vương, cho hành tinh thất đại này ra ngoài Trung Tâm sản xuất hành tinh. Điều khiển đến vòng Hoàn đạo 1 của Tam giới, trước kia cũng có 1 hành tinh thất đại bị loài Người phá bỏ.

* Khi hành tinh thất đại này, quay theo vòng Hoàn đạo 1, mà tự tạo ra được Mưa vật lý và Gió mùa, thì:

- Ban bệ Trời Tứ Thiên Vương. Nhìn trong vòng 1 Hoàn đạo của Tam giới. Thấy những mãnh vỡ hành tinh Đất nào mà Thực vật còn sống, thì:  

- Ban bệ Trời Tứ Thiên Vương, điều khiển mảnh Đất Thực vật đó, di chuyển vào hành tinh mới hình thành này, rải đều trên mặt Đất và Đá Tổng hợp này. Khi nào hành tinh mới này đạt chuẩn sự sống. Cũng là lúc 1 trong 5 hành tinh vòng Hoàn đạo 1, sẽ có 1 hành tinh bị loài Người sắp phá bỏ. Những Người có tiền và vàng nhiều mua phi thuyền bay đi lánh nạn. Bay đến hành tinh mới này để làm Thủy tổ loài Người.

* Tuổi thọ của mỗi hành tinh thất đại là 10 tỷ năm.

* Mỗi hành tinh Thất đại, cứ 10 ngàn năm phải bệnh thật nặng 1 lần.

Vì sao hành tinh bị bệnh?  

1/- Vì loài Người làm cho hành tinh bị ô nhiễm.

2/- Vì loài Người ghét và đánh nhau chí tử.

- Nên loài Người và muôn vật sống trên hành tinh này chết gần hết, nên hành tinh thất đại này cũng bệnh theo.

Phần 5: Hình thành Thân và Tánh con Người.

* Có 4 yếu tố như sau.

1. Tánh Phật, từ Phật giới vào xin Trưởng dòng tộc mượn Thân và Tánh Người để tạo công đức, mang về Phật giới để định hình ra Ngôi nhà pháp thân Thanh tinh và một Kim thân Phật.

2. Khi vị Trưởng dòng tộc chấp thuận, liền đề cử 1 vị Thần Thừa hành dẫn Tánh Phật vào gia đình và chịu trách nhiệm theo dõi việc làm của Tánh Phật khi mượn Thân và Tánh Người.

2. Khi vợ chồng gia đình giao hợp.

     - Vị Thần chịu trách nhiệm kiểm soát Tánh Phật. Đẩy Tánh Phật vào tử cung của Người nữ.

- Liền khi đó, điện từ Âm Dương cuốn hút tinh nam và noãn nữ lại:

- Điện từ Âm Dương trở thành là vỏ bọc Tánh con Người.

- Tinh nam noãn nữ trở thành là Thân con Người.

- Khi tinh nam và noãn nữ đã cuốn hút với nhau thành là một thai nhi.

- Tánh Người cũng bắt đầu hình thành ra 16 thứ Tánh nhỏ là, Thọ. Tưởng. Hành. Thức. Tài. Sắc. Danh. Thực. Thùy. Tham. Sân. Si. Mạn. Nghi. Ác. Và Kiến.

- Tánh Phật làm sự sống cho Thân và Tánh Người.

- Đúng  9 tháng 10 ngày, Thân và Tánh Người được đưa ra ngoài tử cung của Người nữ, theo qui luật nhân quả luân hồi nơi Trái đất này, thành một con Người.

- Trong 16 thứ Tánh Người, có 2 thứ mà Tánh Người sử dụng nhiều nhất là Tưởng và Tham, nên Tánh Phật phải làm theo.

Vì sao Tánh Phật làm theo? Vì Tánh Phật bị tử cung của Người nữ làm cho quên hết những ý ban đầu ham muốn tạo công đức để mang về Phật giới.

- Vỏ bọc Tánh Người cấu tạo bằng điện từ Âm Dương, nên lúc nào cũng quay cuốn hút để Thân Người tồn tại. Vì vậy, sinh ra Hằng hà sa số ảo giác mà Đức Phật gọi là 8 muôn 4 ngàn thứ trần lao, Nên Tánh Phật luôn luôn bị chao đảo!

- Còn Tánh Người, không muốn cho Tánh Phật trở về Phật giới.

Vì sao? Vì Tánh Người ham muốn có: Tài. Sắc. Danh. Thực. Thùy, để thỏa mãn Tánh Người. Cho nên Tánh Người sử dụng: Tham. Sân. Si để chiếm đoạt. Nếu Tánh Người không chiếm đoạt được thì sử dụng: Mạn. Nghi. Ác và Kiến để chiếm. Vì vậy, Thân và Tánh của mỗi con Người tựu hội các thứ trên lại thành là cái Ngã Chấp, tức Chấp Ta. Vì cái Ta này, không ai chịu thua ai, nên sanh ra tranh cãi nhau. Vì vậy, Người không biết tu hành là gì, thì tìm đủ cách để thâu Tài và Sắc nhiều về cho mình.

- Còn Người có tu, thì bịa ra đủ chuyện để lừa gạt. Người ngu khờ, cũng muốn thâu Tài nhiều về cho mình, nên tổ chức đủ chuyện cúng và cầu, v.v…, miễn làm sao thâu nhiều Tài là được. Dù sau này có bị nhân quả như thế nào cũng không sao, miễn là hiện tại có Tài nhiều là thỏa lòng ham muốn!

Phần 6: Hình thành Trung ấm thân.

* Khi thân Tứ đại con Người bị tan rã.

- Điện từ Âm Dương bao thân Tứ đại và khối nghiệp cũng như Tánh Phật, co lại thành là Trung ấm thân, để chuyên chở khối nghiệp và Tánh Phật đi luân hồi nơi nào mà Tánh Người ham muốn.

Phần 7: Tại sao có luân hồi?

* Trái đất này là do điện từ Âm Dương cuốn hút và kéo đi theo vòng Hoàn đạo 1, Trái đất luân chuyển đi 1 vòng rồi trở về chỗ cũ, nên gọi là luân hồi.

Phần 8: Tại sao có nhân quả?

* Vì Trái đất luân hồi nên sanh ra nhân quả.

Ví dụ:

- Bỏ hột xoài xuống Đất, là nhân.

- Hột xoài từ từ mọc lên Cây xoài.

- Cây xoài này dần dần lớn lên có trái, gọi là quả.

- Đây là qui luật nơi trái đất này, không có cách nào khác.

Vì Tánh Người Tưởng và Tham quá mức nên hành động.

- Tưởng và Tham là nhân ban đầu.

- Hành động là quả.

Người không biết nguyên lý này, có lòng Tham nên Tưởng như sau:

- Tưởng Trái đất này là do ông Trời sanh.

- Tưởng nhân quả là do ông Trời tạo ra.

- Người có lòng Tham nên Tưởng ra như vậy để lừa gạt Người khác!

Phần 10: Lý do gì Tánh Phật nhớ trở về Phật giới?

* Là có nguyên do như sau:

- Tánh Phật khi mang Thân và Tánh Người quá dài.

- Trong Tánh Người có cái Tưởng và Tham.

- Nghe ai nói gì đúng lòng Tham và Tưởng của Tánh Người, Thân Người thực hiện ngay.

- Trong suốt thời gian dài Tánh Người thực hiện theo cái Tham và Tưởng của Tánh Người. May mắn, trong đó có một số công đức. Nhờ số công đức này, tự động chảy vào vỏ bọc Tánh Phật, tự nhiên Tánh Phật được sáng ra, nên Tánh Phật mới nhớ lại là trước kia Tánh Phật ở Phật giới, Tánh Phật mới muốn trở về, nhưng không biết đường.

- Nơi Trái đất này, Người biết đường về Phật giới duy nhất chỉ có Đức Phật mới biết được. Nhưng phải 10 ngàn năm mới có 1 vị Phật ra đời. Phải 2.500 sau công thức trở về Phật giới mới được công bố ra. Khi công bố công thức trở về Phật giới, công thức này tồn tại không quá 100 năm rồi mất. Khi đường về Phật giới được công bố ra,Trái đất này đã có 8 tỷ Người sống trên Trái đất này rồi. Nhưng số Người được trở về Phật giới không quá 1.000 Người!

- Vì vậy, Tánh Phật muốn trở về Phật giới, ít nhất phải trải qua 1.000 vị Phật ra đời thì Tánh Phật mới mong trở về Phật giới được.

- Nghe Đức vua Trần Nhân Tông nói đến đây, ai ai cũng khóc! Có cụ khóc đến ngất xỉu!

Khi mọi Người không còn khóc nữa, Đức vua Trần Nhân Tông mới lặp lại lời Đức Phật dạy sau cùng:

- Này các Tỳ kheo, Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di. Một Tánh Phật vào mượn Thân và Tánh con Người để tạo công đức, phải trải qua một thời gian rất dài. Tính như, Thân của mỗi Người tuổi thọ mỗi Người 100 năm. Phải có ít nhất là 1.000 Đức Phật ra đời, Tánh Phật mới mong trở về Phật giới được.

Vì sao vậy? Vì có các nguyên do sau đây:

1/- Tánh Người thì không muốn cho Tánh Phật trở về Phật giới.

2/- Thần quản lý Tánh Phật cũng vậy.

3/- Trưởng dòng tộc muốn cho dòng tộc mình được đông Người.

Vì vậy, khi mỗi chu kỳ pháp môn Thiền tông được công bố ra, các Vị nói trên bảo:

- Thiền tông là Tà đạo!

- Tu theo Thiền tông bị điên!

- Nên Người tu mà có chức có quyền muốn ra tay dẹp bỏ pháp môn Thiền tông học này.

- Có nhiều nơi bị thất thu nên nhờ Người có quyền thế không cho treo bảng tu theo pháp môn Thiền tông, chỉ cho treo bảng tu hành theo nhân quả nơi trái đất này. V.v…

Vì vậy, trước khi Đức Phật gần nhập Niết bàn có dạy:

- Tánh Phật nào muốn trở về Phật giới, giống như con rùa mù ở giữa biển Thái Bình Dương muốn tìm bọng cây trên đỉnh núi Hy Mã Lạp Sơn vậy!

Còn Ma Vương nói với Đức Phật:

- Này Ông Cô Đàm, khi Ông trở về Phật giới, những Người là đệ tử của Ông, dù lớn hay nhỏ, cạo đầu mặc áo tu theo đạo của Ông, bề ngoài là như vậy. Chớ sự thật, Người nào cũng cúng cho Ta ăn hằng ngày, đêm nào cũng Tụng cho Ta nghe vui tai!

- Không có Tánh Phật nào trở về Phật giới được đâu, Ông đừng mong dạy pháp môn Giải thoát này làm chi cho mệt!  

Khi nói xong, Ma Vương ngửa mặt lên cười một chuỗi thật dài! Hả! Hả! Hả!!!

Rồi biến mất!

Người sưu tầm, Soạn giả NGUYỄN NHÂN

 

 

 

 

Từ khóa:

Bản quyền thuộc về: CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU
Website: https://www.chuatandieu.com - Email: chuathientongtandieu@gmail.com - Nơi dành cho những Người muốn Giác ngộ - Giải thoát.
            

Copyright © 2017 THIENTONG. All Rights Reserved.Design by Nina Co, Ltd
Đang online: 5 | Hôm nay: 100 | Hôm qua: 478 | Tổng truy cập: 915256
Đặt câu hỏi trực tuyến