CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Phật tánh không nay không xưa

Phật tánh không thêm, không bớt, không thừa

Người thấy sanh tử dây dưa

Hai thứ không chạm chỗ xưa Niết Bàn.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm

Chẳng quán, chẳng tưởng nhận liền tánh nghe

Tánh nghe, tánh thấy là bè

Đưa Người Thanh tịnh về miền quê xưa.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Như Lai dạy rõ cụ rằng

Ngọc châu như ý ở hằng nơi ta

Dù tìm được gần hay xa

Ngọc châu như ý thật là bỏ đi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

​-Tri kiến lập tri tức vô minh bổn  

Tri kiến bất lập tri, tức tánh Niết Bàn.  

-Thiền tông không quán tưởng cầu  

Ngồi thiền vạn kiếp vẫn sâu luân hồi.​

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Vọng tưởng mà cầu huyền linh

Là tìm sanh tử để mình vui chơi

Thiền tông Phật bảo mình thôi

Thôi đi tất cả luân hồi không theo.

 

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Tu Thiền mà Quán hay cầu

Chẳng khác đốt lửa giữa bầu bão giông

Thiền tông mà cố dụng công

Dụng công mà được bỏ sông cho rồi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Cuộc sống hiện tại của ông

Là sống Nhân quả nên ông khổ sầu

Dù sống cao sang đến đâu

Cũng là luân chuyển không đâu an nhàn.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

ĐẦU TIÊN NHƯ LAI THUYẾT ĐẠO MẦU

CÁC ÔNG TRIỆT NGỘ CHỖ THÂM SÂU

NHƯ LAI MỪNG CÁC ÔNG THẤU HIỂU

NGỌC CHÂU NHƯ Ý CHẲNG TÌM, CẦU

ĐỨC LỤC TỔ HUỆ NĂNG DẠY

BỒ ĐỀ VỐN KHÔNG CÂY

SÁNG KHÔNG PHẢI NHỜ ĐÀI

XƯA NAY KHÔNG PHẢI VẬT

CHỖ NÀO DÍNH BỤI NHƠ.

NĂM ANH EM NGÀI KIỀU TRẦN NHƯ NÓI

DỤNG CÔNG TÌM KIẾM PHẬT LÀM CHI

TRỰC NHẬN CHÂN TÂM NGỘ TỨC THÌ

TRẦN KIA SAO SUYẾN PHẢI LÌA BỎ

TÂM KIA TỊNH SÁNG NHẬN NGAY ĐI.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

THIỀN THANH LÀ NHẤT TỰ THIỀN

BUÔNG, DỪNG, THÔI, DỨT HẾT LIỀN TỬ SANH

Ở TRONG VẬT LÝ ĐUA TRANH

ĐUA TRANH CÀNG MẠNH TỬ SANH, KÉO MÌNH.

ĐỨC PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG DẠY

THIỀN TÔNG THANH TỊNH MÀ TÙY DUYÊN

ĐÓI ĐẾN THÌ ĂN MỆT NGỦ LIỀN

TRONG NHÀ CÓ BÁU THÔI TÌM KIẾM

ĐỐI CẢNH VÔ TÂM CHỚ HỎI THIỀN.

Các bài khác
Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền

Vị Tổ sư Thiền Tông đời thứ 28, ở Nam Ấn được mọi người biết đến với bốn câu nổi tiếng: “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến Tánh thành Phật”. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Nguyên nhân là do nhiều người dịch hiện nay, dịch sai một vài chữ nên làm cho người tu “lầm lẫn” giữa Tâm và Tánh. Tuy nhiên, ý nghĩa bốn câu mà Ngài Đạt Ma Tổ sư muốn truyền như sau: “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ Tánh người, biết được Tánh người, mới thành Phật được”. Trên đây là những câu bí yếu trong pháp môn Thiền tông học mà chưa ai giải thích đúng cả. Đức Phật có dạy trong Huyền ký: Vị nào giác ngộ được “Bí mật Thiền tông”, thì mới chỉ giải mã được 50% thôi, đồng nghĩa, vị đó đã mở cửa được cửa “Bí mật Nhà thiền”, vị nào mở được cửa “Bí mật Thiền tông” rồi, tự vị đó biết chứ chúng tôi không dám nói trắng ra phần này. Tuy nhiên, để giúp quí vị biết một phần nhỏ, chúng tôi xin tạm dịch như sau:

   Bất lập văn tự:

 – Muốn đạt đến chỗ chân thật của pháp  môn Thiền tông học này, không  thể nào sử dụng văn tự của thế giới này được.

    Vì sao vậy?

     – Vì văn tự của thế giới này là văn tự nhân duyên của vật lý, khi có kết quả, là kết quả của vật lý. Vì chỗ đó, mà Đức Phật và Chư Tổ không cho sử dụng ngôn từ của nhân duyên để viết đến chỗ chân thật này.

      Giáo ngoại biệt truyền:

     – Vì không lập văn tự, nên pháp môn Thiền tông học này, không truyền theo kinh điển của Đức Phật dạy thông thường.

     Tại sao vậy?

     – Vì kinh điển của Đức Phật dạy, là do ông A Nan Đà và những vị kiết tập kinh điển viết ra bằng chữ viết của nhân duyên. Do đó, nếu pháp môn Thiền tông học này mà dùng ngôn từ của vật lý, thì nó bắt buộc phải có kết quả theo chiều vật lý, nên người tu không giải thoát được!

   Trực chỉ tánh người:

    Ai biết được tánh người, thì người đó mới tu theo pháp môn Thiền tông học này được

    Hiện nay, không ai biết được tánh người là gì, nên rất nhiều người tu theo đạo giải thoát của Đức Phật dạy, một thời gian rất dài như vậy, chưa có ai giác ngộ, thì làm sao giải thoát được!

    Có nhiều đạo tràng tập trung đông người đến nghe hay học, vị Thầy giảng hay dạy, vị ấy cũng chưa biết được tánh người của mình, thì người nghe hay học làm sao biết được.

      Biết được tánh người:

     Câu này, nếu vị nào có duyên đọc được Huyền ký của Đức Phật thì mới biết được tánh người, còn không có duyên, sưu tầm rồi tưởng tượng ra để dạy thì làm sao đúmg?

     Vì chỗ tưởng tượng đó nên có nhiều vị Thầy giảng kiến tánh là nhận định, giảng như vậy là không phải. Nếu nói kiến tánh là nhận định, nhận định là “sản phẩm của cái tâm vọng tưởng của vật lý này!” Chỗ này, Đức Lục Tổ dạy, ai dạy như vậy giống như tưởng tượng ra con rùa có lông, còn con thỏ có sừng vậy!

    Còn những vị chỉ mới giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông” thôi,  họ nói: “Nếu ai nói như  trên, chẳng khác nào vị ấy, dạy người đi tìm lửa dưới dưới sông băng hay dưới đáy hồ sâu vậy!

    Mới thành Phật được:

    Câu này thì đơn giản, nếu ai tu theo Thiền tông mà đã nắm thật vững Phật tánh của chính mình rồi, từ chỗ nắm vững đó, mới trở về “Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh” của mình được.

     Phần này, trong kinh Thủ Lăng Nghiêm Đức Phật có dạy: “Muốn có vàng ròng để sử dụng, thì người đó phải biết quặng nào là quặng vàng; còn không biết, cho quặng sắt  là quặng vàng hay quặng thiếc là quặng vàng, người này đãi quặng cả đời cũng không tìm thấy chút vàng nào!

(Trích từ quyển “Tu theo pháp môn nào của đạo Phật dễ Giác ngộ” của tác giả Nguyễn Nhân.)

Từ khóa:

Bản quyền thuộc về: CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU
Website: https://www.chuatandieu.com - Email: chuathientongtandieu@gmail.com - Nơi dành cho những Người muốn Giác ngộ - Giải thoát.
            

Copyright © 2017 THIENTONG. All Rights Reserved.Design by Nina Co, Ltd
Đang online: 11 | Hôm nay: 241 | Hôm qua: 451 | Tổng truy cập: 898968
Đặt câu hỏi trực tuyến